Bạn yêu thích cơ khí? Bạn đang học ngành cơ khí? Vậy bạn đã có định hướng nghề cho mình chưa? Nếu chưa thì hôm nay Goviec.com xin chia sẻ một số thông tin để bạn có thể định hướng nghề nghiệp cho mình nhé.
Nhìn chung, một kỹ sư cơ khí có thể tham gia vào các giai đoạn của công trình công nghiệp như sau:
1. Thiết kế (Engineering Design)
2. Xây dựng, quản lí chất lượng công trình, quản lí dự án (Construction)
3. Vận hành (Operation)
4. Bảo dưỡng (Maintenance)
Đối với thiết kế cơ khí, các kỹ năng công việc cần có là:
- Thiết kế chi tiết máy móc hệ thống thiết bị nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lò công nghiệp.
- Thiết kế bản vẽ chi tiết 2D, 3D Autocad
- Bóc tách bản vẽ
- Lên bản yêu cầu vật tư.
-Kết hợp với bộ phận sản xuất – chế tạo để hoàn thành dự án.
- Thiết kế các sản phẩm cơ khí và quản lý bộ phận cơ khí
- Tính toán, phân tích và thiết kế nguyên lý, kết cấu máy móc, thiết bị.
- Xây dựng các bản mô tả về hệ thống máy móc, thiết bị đảm bảo đạt yêu cầu, đề xuất thực hiện thiết kế cải tiến.
- Lập quy trình công nghệ chế tạo, kiểm tra và lắp ráp máy móc, thiết bị theo bản vẽ thiết kế.
- Cập nhật, hoàn thiện các bộ bản vẽ thiết kế
Nghề cơ khí trong lĩnh vực xây dựng công trình công nghiệp:
Nghề cơ khí trong lĩnh vực này có lẽ là đa dạng, phong phú hơn cả. Từ các kỹ sư trực tiếp tổ chức quản lí thi công đường ống, kết cấu, thiết bị, hàn, chống ăn mòn, giàn giáo, nâng hạ, thử áp lực, đấu nối, chạy thử đến các kỹ sư quản lí chất lượng (QC), điều phối dự án, quản lí tiến độ dự án… Trong đó mỗi nghề cụ thể lại cần một hiểu biết chuyên sâu, bằng cấp chứng chỉ nhất định theo chuẩn quốc tế.
Kỹ sư cơ khí trong lĩnh vực vận hành và bảo dưỡng
Hiện nay, trong lĩnh vực này vẫn luôn có nhu cầu cao và là ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu. Tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên bề mặt biển và dưới đáy biển, trên không gian và cả ngoài vũ trụ,…) đều có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cơ khí. Tùy thuộc vào mỗi ngành sản xuất, khai thác mà bạn cần có kỹ năng, kiến thức nhất định. Nhìn chung các bạn phải có kỹ năng, kiến thức gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí; khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy…
Ngoài ra trong thời đại hội nhập kinh tế như hiện nay, các kỹ sư cơ khí tay nghề cao có cơ hội tự do di chuyển, làm việc ở nước ngoài và các nước khối Asean với mức lương cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Malaysia…
Goviec khuyên các kỹ sư cơ khí tự định hướng nghề nghiệp bằng cách trả lời 7 câu hỏi sau:
Chúc các bạn thành công!
Nhìn chung, một kỹ sư cơ khí có thể tham gia vào các giai đoạn của công trình công nghiệp như sau:
1. Thiết kế (Engineering Design)
2. Xây dựng, quản lí chất lượng công trình, quản lí dự án (Construction)
3. Vận hành (Operation)
4. Bảo dưỡng (Maintenance)
Đối với thiết kế cơ khí, các kỹ năng công việc cần có là:
- Thiết kế chi tiết máy móc hệ thống thiết bị nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lò công nghiệp.
- Thiết kế bản vẽ chi tiết 2D, 3D Autocad
- Bóc tách bản vẽ
- Lên bản yêu cầu vật tư.
-Kết hợp với bộ phận sản xuất – chế tạo để hoàn thành dự án.
- Thiết kế các sản phẩm cơ khí và quản lý bộ phận cơ khí
- Tính toán, phân tích và thiết kế nguyên lý, kết cấu máy móc, thiết bị.
- Xây dựng các bản mô tả về hệ thống máy móc, thiết bị đảm bảo đạt yêu cầu, đề xuất thực hiện thiết kế cải tiến.
- Lập quy trình công nghệ chế tạo, kiểm tra và lắp ráp máy móc, thiết bị theo bản vẽ thiết kế.
- Cập nhật, hoàn thiện các bộ bản vẽ thiết kế
Nghề cơ khí trong lĩnh vực xây dựng công trình công nghiệp:
Nghề cơ khí trong lĩnh vực này có lẽ là đa dạng, phong phú hơn cả. Từ các kỹ sư trực tiếp tổ chức quản lí thi công đường ống, kết cấu, thiết bị, hàn, chống ăn mòn, giàn giáo, nâng hạ, thử áp lực, đấu nối, chạy thử đến các kỹ sư quản lí chất lượng (QC), điều phối dự án, quản lí tiến độ dự án… Trong đó mỗi nghề cụ thể lại cần một hiểu biết chuyên sâu, bằng cấp chứng chỉ nhất định theo chuẩn quốc tế.
Kỹ sư cơ khí trong lĩnh vực vận hành và bảo dưỡng
Hiện nay, trong lĩnh vực này vẫn luôn có nhu cầu cao và là ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu. Tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên bề mặt biển và dưới đáy biển, trên không gian và cả ngoài vũ trụ,…) đều có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cơ khí. Tùy thuộc vào mỗi ngành sản xuất, khai thác mà bạn cần có kỹ năng, kiến thức nhất định. Nhìn chung các bạn phải có kỹ năng, kiến thức gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí; khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy…
Ngoài ra trong thời đại hội nhập kinh tế như hiện nay, các kỹ sư cơ khí tay nghề cao có cơ hội tự do di chuyển, làm việc ở nước ngoài và các nước khối Asean với mức lương cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Malaysia…
Goviec khuyên các kỹ sư cơ khí tự định hướng nghề nghiệp bằng cách trả lời 7 câu hỏi sau:
- Chuyên môn cơ khí mà bạn đã (đang) học là gì? (Cơ khí chế tạo, hàn, động lực, máy tàu biển, thiết kế thân vỏ tàu thủy…)
- Ngành nào trong nền kinh tế bạn có thể phát triển nghề nghiệp? (Dầu khí, điện lực, xây dựng công trình, hàng hải, đóng tàu, các nhà máy công nghiệp…)
- Loại hình doanh nghiệp nào bạn có thể tham gia tốt nhất? (Nhà nước, tư nhân, nước ngoài, chủ công trình, tổng thầu, nhà thầu phụ… )
- Bạn có thể làm việc được ở nơi nào để phát triển nghề nghiệp? Bạn có thể đi xa, ra nước ngoài làm việc được không?
- Tiếng Anh, vi tính của bạn đã đáp ứng yêu cầu công việc chưa?
- Bạn còn thiếu những chứng chỉ quốc tế gì, các code & standard nào cần thiết cho nghề nghiệp của bạn?
- Có ai là người đi trước trong nghề nghiệp có thể tư vấn hiệu quả cho bạn không?
- Hiểu rõ sở trường và sở đoản của bản thân.
- Hiểu rõ thị trường: Bạn phải hình dung mình sẽ làm ở đâu, chức danh bắt đầu có thể là gì, và kế hoạch thăng tiến lên chức danh nào trong thời gian từ 3 đến 5 năm tới.
Chúc các bạn thành công!