Định hướng mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả

HRchannels

TÌM KIẾM NHÂN SỰ CẤP CAO
Tham gia
19/5/2021
Bài viết
0
Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp - tiếng Anh là Career Objective - chính là những định hướng, kỳ vọng mà mỗi ứng viên mong muốn đạt được trong con đường sự nghiệp, có thể trong ngắn hạn (6 tháng - 3 năm) hoặc dài hạn.

Đối với quá trình ứng tuyển, thông qua mục tiêu nghề nghiệp mà ứng viên thể hiện trong CV, nhà tuyển hiểu được sự khát khao, nhiệt huyết của ứng viên đối với tính chất công việc và vị trí mà họ đang ứng tuyển. Từ đó nhận định được một xác suất nhất định về khả năng nỗ lực và cam kết gắn bó cùng doanh nghiệp của ứng viên.

Dựa vào đâu để xác định mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu đúng, mục tiêu phù hợp năng lực thì tốc độ chinh phục mục tiêu mới nhanh, thành quả mang lại mới cao. Chính vì vậy, xác định mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả nhất cần dựa vào những yếu tố sau:

  • Thứ nhất phải dựa vào năng lực thực tế của bản thân
Bạn học một ngành, nhưng lại muốn ứng tuyển một ngành khác vì ở đó lương cao hơn, gần nơi bạn ở hơn, có người quen làm quản lý… Những lý do này sẽ không giúp bạn đạt được thành công cho con đường sự nghiệp của mình đâu, vì bạn không yêu công việc đó, không có chuyên môn về lĩnh vực đó. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, ngành nào cũng có trạng nguyên, quan trọng phải phù hợp năng lực và nhiệt huyết ẩn sâu trong con người bạn.

Xác định mục tiêu nghề nghiệp

>>>>> Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

  • Thứ hai , thành công mà bạn đang mong đợi là gì ?
Có người cho rằng thành công là tiền lương cao, vị trí cao, cũng có người định nghĩa thành công là khi họ kiếm được thu nhập tốt trong không gian làm việc tự do. Còn bạn, thành công bạn mong muốn là gì? Biết được yếu tố này, bạn mới có thể sàng lọc và lựa chọn ứng tuyển đúng vị trí công việc phù hợp. Vị trí phù hợp mới thôi thúc nỗ lực tăng hiệu suất vượt trội, từ đó mới thành công chinh phục mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra.

  • Thứ ba, mục tiêu nghề nghiệp có thể đo lường được
Đây là yếu tố giúp bạn kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh, cũng như thức tỉnh bản thân đối với mục tiêu nghề nghiệp mình đã kỳ vọng. Mọi mục tiêu nghề nghiệp đều tốt đẹp, nhưng con đường hoàn thành nó thì luôn có những chuyển biến ngoài kế hoạch. Chỉ khi mục tiêu đo lường được (ví dụ : mức lương, cấp bậc quản lý, số lượng thiết kế bán chạy…), bạn mới có thể điều chỉnh để mọi thứ vào đúng quỹ đạo như mong đợi.

  • Cuối cùng là nguồn lực khả thi để thực hiện mục tiêu đó
Để hoàn thành một mục tiêu lớn, bạn cần chia ra nhiều mục tiêu nhỏ theo từng giai đoạn. Năng lực và sự chăm chỉ của bản thân là chưa đủ, sẽ có nhiều nguồn lực cần được xem xét, đảm bảo tính khả thi cao khi triển khai và hoàn thành mục tiêu. Ví dụ yếu tố sức khỏe, thời gian rảnh, chính sách tăng lương, đề bạt của doanh nghiệp, số lượng ứng viên cạnh tranh … Tất cả đều cần được xem xét để lựa chọn nguồn lực hoặc điều hướng mục tiêu hợp lý.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên


Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , Kỹ sư Công Nghiệp (IE)/Cải tiến sản xuất



So với những ứng viên đã từng làm việc, những mục tiêu họ đề ra có tỷ lệ khả thi cao hơn (nghĩa là nhà tuyển dụng tin tưởng hơn) vì bản thân họ đã trải qua thực tế công việc, biết được mình phù hợp, mình yêu thích công việc như thế nào để mà tiếp tục lựa chọn phấn đấu. Tuy vậy, các bạn sinh viên mới tốt nghiệp cũng đừng lo lắng, quân sư TalentBold sẽ mách bạn những lưu ý trong cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao ngay bây giờ

  • Khoảng thời gian đối với mục tiêu nghề nghiệp của sinh viên
Chỉ nên tối đa 5 năm trở lại, hoặc 3 năm là hợp lý , như vậy, xác định mục tiêu của bạn sẽ mang tính khả thi cao hơn, cho thấy bạn là người nghiêm túc với mục tiêu của mình chứ không phải viết theo trào lưu hoặc viển vông.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên


  • Thể hiện học vấn, kiến thức
Chú trọng những gì tương thích với những yêu cầu công việc đặt ra, vì lúc này bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, cơ sở đề xuất mục tiêu nghề nghiệp nên dựa trên kiến thức và tố chất sẵn có. Nếu tốt nghiệp đúng chuyên ngành thì quá tốt, đồng thời đề cập nhiều kỹ năng mềm mà công việc yêu cầu như giao tiếp, thuyết trình, phân tích dữ liệu...

  • Mục tiêu nên từ ngắn hạn liên kết đến dài hạn
Vì bạn chưa có kinh nghiệm thực tế, việc bạn đề cập ngay đến mục tiêu dài hạn có thể bị đánh giá quá tự tin, thiếu sự cẩn trọng. Bạn nên bắt đầu với những mục tiêu ngắn hạn như làm quen công việc, học hỏi chuyên môn, tích cực đảm nhận nhiều nhiệm vụ… để chạm đến mục tiêu dài hạn trở thành chuyên viên giỏi, tham gia các dự án lớn...

  • Câu văn, chữ nghĩa thể hiện mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, gắn kết với nhau, nên trình bày từng dòng/đoạn ngắn để dễ đọc, tránh sự rời rạc, mục tiêu nọ xọ mục tiêu kia.

  • Văn phong dứt khoát, hạn chế những từ “có thể”, “mong rằng, “hy vọng”... mà hãy là “tôi tin tưởng”
 
×
Quay lại
Top Bottom