Điều Gì Khiến Chúng Ta Thực Sự Hạnh Phúc?

Phutrenmay

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/3/2020
Bài viết
52
c35a93c07d6a11eaa89899284f91597a.jpg


"Điều gì khiến chúng ta thật sự hạnh phúc." Có bao giờ bạn tự hỏi chính mình.

Có người nghĩ rằng: “Người hạnh phúc là người đi ô tô xịn, ở nhà cao cửa rộng, vợ đẹp, con xinh, có công ty to bự...”

Người bên ngoài nhìn vào những thứ hiện hữu ấy và đánh giá chủ sở hữu của nó là một người hạnh phúc, có tài... vân vân và mây mây. Ngưỡng mộ và cảm thấy những người ấy thật hạnh phúc. Bản thân đôi lúc ghen tỵ, ao ước được như anh ấy và cô ấy.

Sự thật thì... một người có những điều ấy chưa chắc đã hạnh phúc. Như mặt hồ yên tĩnh nhưng sâu bên dưới luôn có những xoáy nước thét gào.

Thực tế cho thấy, giàu có hay có vợ đẹp con ngoan chưa chắc họ đã hạnh phúc. Giàu có, trong tay nắm bạc tỷ, vợ đẹp như hoa hậu, con ngoan nhưng những cặp đôi đó một ngày nọ đường ai nấy đi. Hay đơn giản ở bên nhau vì lợi ích. Gia đình lúc nào cũng có sóng ngầm. Có thể nói góc nhìn này hơi phiến diện, nhưng thực tế phũ phàng là như thế.

Nắm trong tay bạc tỷ, nhưng hằng đêm lo lắng mất ngủ. Ăn không ngon ngủ không yên. Tâm luôn sóng gió thì không thể nào hạnh phúc được.

Nếu so sánh một người sở hữu một chiếc ô tô và một người sở hữu chiếc xe máy. Ta không thể đánh giá được ai hạnh phúc hơn ai. Nếu nói người đi ô tô hạnh phúc hơn, điều đó có thể đúng mà cũng không đúng. Và ngược lại cũng thế. Điều này, còn tuỳ vào cảm nhận, giới hạn và sự hài lòng của mỗi người.

Làm việc, làm việc và làm việc... hay cân bằng cuộc sống?

Có lẽ, người hạnh phúc nhất là người biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Điều này, nghe rất quen phải không? Tuy nhiên, rất khó để mỗi cả nhân làm được trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Áp lực bủa vây khiến mỗi cá nhân loay hoay ngụp lặn lựa lựa, chọn chọn để có thể làm nên điều gì đó đột phá cho bản thân.

Những sếp giàu có thì không chỉ có đầu óc mà còn phải hi sinh, đánh đổi. Thức khuya, dậy sớm làm việc nhiều giờ hơn. Bận rộn hơn, ít thời gian dành cho vợ, con hay chồng, con. Dĩ nhiên, khi cân bằng được giữa công việc và cuộc sống họ có thể là người hạnh phúc. Ngược lại, mất cân bằng thì những gì ta thấy chỉ là sự công nhận xã hội. Đánh giá chủ quan từ bên ngoài.

Từ việc nhìn từ bên ngoài, đánh giá người này hạnh phúc, người kia thành công... Góc nhìn đó có vẻ chưa chính xác.

Ngày nay, nếu bạn sống chậm lại, chịu khó quan sát bạn sẽ thấy. Một hiện tượng xảy ra ngày càng nhiều với giới trẻ, trong xã hội hiện nay. Bệnh trầm cảm đang âm thầm len lỏi, tàn phá mỗi người. Có những ông chủ, nhân viên... vẫn đi viện uống thuốc để bớt lo lắng, để an tâm, để cảm thấy bình yên hơn. Vượt qua bất ổn, đau khổ của bản thân.

Để có được thành tựu, sự giàu có, vợ đẹp này nọ thì họ chấp nhận hi sinh, đánh đổi. Những đêm thức trắng, những giờ làm việc điên khùng. Những bữa cơm lỡ hẹn cùng người thân, bạn bè thân thiết. Công việc cuốn họ đi xa quá xa cuộc sống của bản thân.

Để rồi, những sẻ chia thấu hiểu, lắng nghe ngày càng mong manh. Cảm giác bất an, cô độc, dần dần xâm chiếm tâm hồn. Khiến bản thân mệt mỏi, tinh thần suy kiệt. Lâu ngày, thấy sống như một nghĩa vụ bắt buộc chứ chẳng còn niềm vui.

Ngược lại, một người biết cân bằng giữa công việc - cuộc sống thì thời gian sẽ phân bổ gần như hợp lý hơn. Biết dành thời gian cho các mối quan hệ. Có những sẻ chia, biết từ bỏ đúng lúc. Bạn biết không? Đôi khi Việc từ bỏ đúng lúc giúp người ta thành công. Chứ không phải dấn thân, bất chấp lao theo khi biết rằng cơ hội thành công không cao. Biết dành thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân, cũng như tinh thần của mình. Sống theo những giá trị quan của bản thân. Không lấy giá trị quan của người khác ra làm thước đo cho bản thân, để bắt ép mình phải đạt được.

Chúng ta điều biết cuộc sống tốt đẹp có ý nghĩa hơn tiền bạc... Khi bạn mắc bệnh trầm cảm bạn sẽ thấy niềm vui đối với cuộc sống quan trọng như thế nào? Khi bạn bệnh chết đi sống lại mới thấy điều gì giá trị với mình...

Tiền bạc thì khá là dễ đếm và cũng thường mang lại niềm hạnh phúc, ít nhất là trong thời gian ngắn. Chúng ta cũng điều biết tình yêu, bạn bè và nhiều thứ khác cũng rất quan trọng... nhưng những thứ ấy thì phức tạp hơn nhiều và chúng ta không thể đặt giao nhanh tình yêu và bạn bè trên Amazon hay Tiki được.

Chúng ta không thể chỉ sử dụng một cây thước để đo lường cả cuộc đời thành công. Ta cần có nhiều thước đo cho các khía cạnh của cuộc sống. Chẳng hạn, để có một mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn cần phải dành thời gian cho hơn. Vậy thời gian dành cho nhau chính là một cách đo lường. Nếu thời gian đó chủ yếu là hét vào mặt nhau, chì chiết, đây nghiến nhau, kết quả cũng không hề tốt. Thế nên, phải đó lường cả số lượng và chất lượng.

Những gì thỏa mãn chúng ta khi 10 tuổi không còn đúng khi ta 20 hay 30 và cũng không hề đúng khi ta 80. Mọi chuyện sẽ thay đổi và sẽ ổn thôi, bởi những chi tiết cụ thể sẽ thay đổi. Nhưng những giá trị mà ta theo đuổi sẽ không thay đổi nhiều đến vậy!

Theo như nghiên cứu có bốn thước đo quan trọng mà ta cần chú ý để có một cuộc sống hạnh phúc, trọn vẹn hơn.

- Chúng ta phải cảm thấy vui vẻ hoặc mãn nguyện về cuộc đời mình. Đó là hạnh phúc. Hạnh phúc giúp ta tận hưởng cuộc sống.

- Chúng ta đạt được những thành tựu tương đối tốt so với những mục tiêu phấn đấu tương tự của người khác. Thành tựu khiến ta cảm thấy mình chiến thắng.

- Chúng ta có tác động tích cực lên những người mà chúng ta quan tâm. Truyền cảm hứng hay giúp đỡ được người khác. Điều đó, cho thấy ta là một người đáng tin cậy đối với người khác. Sống một cuộc đời có ý nghĩa.

- Chúng ta kiến tạo ra những gái trị hay thành tựu giúp những người khác đạt được thành công trong tương lai. Khiến ta cảm thấy mình đã làm được một điều gì đó lớn lao cho cộng đồng và nó được đón nhận. Có thể gọi đó là di sản.

Mỗi người phải cân bằng giữa công việc - cuộc sống. Có như thế bản thân mới hạnh phúc, thành công thực sự. Dựa vào những thước đo cơ bản, chúng ta có thể đánh giá mình đang hạnh phúc như thế nào? Khi nhìn lại những gì đã trải qua, chúng ta có thể sắp xếp một kế hoạch để khiến bản thân mình thực sự hạnh phúc.

Tư tưởng “chỉ trở thành kẻ tốt nhất” không hề hiệu quả trong một thế giới nơi mà sự lựa chọn và cạnh tranh không hề có giới hạn.

Muốn cân bằng công việc - cuộc sống thì phải làm sao?

Có lẽ ta phải chọn tốt vừa đủ và cần có một kế hoạch. Nếu không bạn sẽ cảm thấy mình vẫn chưa làm đủ. Thang đo phù hợp sẽ tạo ra sự khác biệt. Thế nên, hạn chế giúp ta hạnh phúc hơn. Cách để có những giới hạn phù hợp chính là xác định giới hạn dựa trên hệ giá trị của chính mình.

Mọi người thường xử lý vụ có nhiều lựa chọn theo hai cả cách: “tối đa hoá” hoặc “hy sinh”. Hạn chế khiến việc ra quyết định dễ dàng hơn. Hạn chế khiến cuộc sống đơn giản hơn. Hạn chế khiến “quyết định sai không phải lỗi của bạn.”

Ai đó từng nói “Một lựa chọn xấu thường là hậu quả của việc có quá nhiều sự lựa chọn.”

Để nói về hạnh phúc thì một thang đo thôi chưa đủ, nó bao gồm nhiều thang đo khác nữa. Và mỗi chúng ta phải biết được, điều gì làm bản thân hạnh phúc. Từ đó, sắp xếp điều chỉnh để phù hợp với mong muốn với bản thân và cân bằng được giữa công việc - cuộc sống. "Sống là làm việc, làm việc là sống". Tuy hai mà một, khi cảm nhận được điều đó thì mỗi chúng ta sẽ thấy bớt áp lực, hạnh phúc hơn trên hành trình sống của mình.

-Phú Trên Mây-
 
×
Quay lại
Top Bottom