- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
(Tinmoi.vn) Trước tình hình khan hiếm nhân lực trong lĩnh vực điện hạt nhân, tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng các bộ ngành liên quan đang có những động thái tích cực để thúc đẩy thu hút nhân lực cho ngành nghề- tuy không mới nhưng vẫn nóng này.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (NLNT) của nước ta đến năm 2020 cần tới 4.355 người, riêng lĩnh vực hạt nhân cần 2.850 người. Trong đó, số cán bộ chuyên môn về công nghệ, an toàn lò phản ứng và nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) khoảng 1.600 người.
Để thu hút sự quan tâm của các sĩ tử, ban tổ chức đã đề cập tới những chính sách ưu đãi, hỗ trợ mà người học nhận được trong quá trình đào tạo, giới thiệu về chương trình đào tạo chuyên ngành điện hạt nhân (đào tạo đại học, sau đại học ở nước ngoài). Với những chính sách ưu tiên như: được miễn học phí, ký túc xá tiện nghi, được hỗ trợ sinh hoạt phí (hỗ trợ 2,5 lần lương tối thiểu với sinh viên đại học xếp loại học lực giỏi trở lên, 1,5 lần với sinh viên cao đẳng). Những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc sẽ được thực tập tại những nước có nền công nghiệp điện hạt nhân phát triển, sau khi ra trường được làm việc ngay mà không cần qua thời gian thử việc…
Hiện tại, các sinh viên theo học ngành điện hạt nhân vẫn đang nhận được sự ưu tiên đặc biệt của Bộ Giáo dục: được miễn hoàn toàn học phí và phí ký túc xá. Sinh viên giỏi được học bổng gấp 15 lần học phí/tháng, sinh viên khá được học bổng gấp 8 lần/tháng… Và còn rất nhiều ưu đãi khác nhưng nhân lực ngành vẫn thiếu hụt trầm trọng. Hiện tại nước ta mới có 792 cán bộ có trình độ đại học trở lên đang làm việc trong lĩnh vực NLNT.Các trường đào tạo lĩnh vực này hàng năm đều tuyển sinh thiếu chỉ tiêu.
Theo Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”, đến năm 2020, Việt Nam sẽ đào tạo được 2.400 kỹ sư, 350 thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành ĐHN; 650 kỹ sư, 250 thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành quản lý. Trong đó có ít nhất 200 kỹ sư và 150 thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ đào tạo mới 100 thạc sĩ và tiến sĩ làm công tác giảng dạy và 500 lượt các nhà quản lý, khoa học được cử đi khảo sát, học tập kinh nghiệm tại các nước phát triển về NLNT.
Thời gian đầu, sẽ có 6 trung tâm tham gia đào tạo là: Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học Điện lực và Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Bộ KH&CN). Hàng năm, các cơ sở này phải tuyển sinh đạt tối thiểu 250 sinh viên. Với sự nhu cầu bức thiết và sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng như trên, ngành điện hạt nhân chắc chắn sẽ mang lại cơ hội học tập và nghề nghiệp cực lớn cho các sĩ tử trong những năm tới đây.
Tổng hợp
nguồn:tinmoi.vn
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (NLNT) của nước ta đến năm 2020 cần tới 4.355 người, riêng lĩnh vực hạt nhân cần 2.850 người. Trong đó, số cán bộ chuyên môn về công nghệ, an toàn lò phản ứng và nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) khoảng 1.600 người.
|
Triển lãm quốc tế Điện hạt nhân 2012 (Nguồn: Internet)
Ngày 8/4 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (ENV) phối hợp với Bộ GD - ĐT tổ chức hội thảo Định hướng nghề nghiệp ngành điện hạt nhân dành cho học sinh lớp 12 năm 2013 nhằm thu hút học sinh, sinh viên theo học ngành điện hạt nhân. Mục tiêu trước mắt chính là thu hút nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, dự án đang đi vào thực hiện của tỉnh Ninh Thuận. Tại buổi hội thảo, các em học sinh tham gia đã được giới thiệu những kiến thức cơ bản về năng lượng nguyên tử, ứng dụng của hạt nhân trong đời sống KT - XH; dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận; nhu cầu nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.Để thu hút sự quan tâm của các sĩ tử, ban tổ chức đã đề cập tới những chính sách ưu đãi, hỗ trợ mà người học nhận được trong quá trình đào tạo, giới thiệu về chương trình đào tạo chuyên ngành điện hạt nhân (đào tạo đại học, sau đại học ở nước ngoài). Với những chính sách ưu tiên như: được miễn học phí, ký túc xá tiện nghi, được hỗ trợ sinh hoạt phí (hỗ trợ 2,5 lần lương tối thiểu với sinh viên đại học xếp loại học lực giỏi trở lên, 1,5 lần với sinh viên cao đẳng). Những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc sẽ được thực tập tại những nước có nền công nghiệp điện hạt nhân phát triển, sau khi ra trường được làm việc ngay mà không cần qua thời gian thử việc…
Hiện tại, các sinh viên theo học ngành điện hạt nhân vẫn đang nhận được sự ưu tiên đặc biệt của Bộ Giáo dục: được miễn hoàn toàn học phí và phí ký túc xá. Sinh viên giỏi được học bổng gấp 15 lần học phí/tháng, sinh viên khá được học bổng gấp 8 lần/tháng… Và còn rất nhiều ưu đãi khác nhưng nhân lực ngành vẫn thiếu hụt trầm trọng. Hiện tại nước ta mới có 792 cán bộ có trình độ đại học trở lên đang làm việc trong lĩnh vực NLNT.Các trường đào tạo lĩnh vực này hàng năm đều tuyển sinh thiếu chỉ tiêu.
Theo Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”, đến năm 2020, Việt Nam sẽ đào tạo được 2.400 kỹ sư, 350 thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành ĐHN; 650 kỹ sư, 250 thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành quản lý. Trong đó có ít nhất 200 kỹ sư và 150 thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ đào tạo mới 100 thạc sĩ và tiến sĩ làm công tác giảng dạy và 500 lượt các nhà quản lý, khoa học được cử đi khảo sát, học tập kinh nghiệm tại các nước phát triển về NLNT.
Thời gian đầu, sẽ có 6 trung tâm tham gia đào tạo là: Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học Điện lực và Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Bộ KH&CN). Hàng năm, các cơ sở này phải tuyển sinh đạt tối thiểu 250 sinh viên. Với sự nhu cầu bức thiết và sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng như trên, ngành điện hạt nhân chắc chắn sẽ mang lại cơ hội học tập và nghề nghiệp cực lớn cho các sĩ tử trong những năm tới đây.
Tổng hợp
nguồn:tinmoi.vn