- Tham gia
- 2/3/2012
- Bài viết
- 4.914
hoahoctro.vn - Có thủ khoa dành trọn vẹn các tối cuối tuần xem phim trên Star Movies, có thủ khoa đam mê Game online, có thủ khoa là fan cuồng nhiệt của Suju...
Thế mới có chuyện hài về một người mẹ, khi biết con đỗ ĐH điểm cao, đã tâm sự với bạn mình rằng: "Không có mặt mũi nào để nhìn cậu con trai nữa". Lý do là trước đó mẹ nhiều lần nặng lời vì nghĩ con mải chơi quá. Nói vậy để thấy, chơi thế nào cho chất, chơi mà vẫn tìm được kiến thức, kỹ năng cũng là một nghệ thuật!
Từ lới hứa thủ khoa, đến những thủ khoa "Rạch giời rơi xuống"
Nguyễn Kim Phượng, thủ khoa ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh khiến bố mẹ và thầy cô bất ngờ khi đạt điểm tuyệt đối khối B. Tối nào Phượng cũng nghe nhạc, chơi game online rồi nhất định... đi ngủ trước 9h tối. Bí quyết ở chỗ, Phượng thường chọn những game rèn luyện khả năng tư duy, kiến thức, giải Toán, học tiếng Anh qua trò chơi. Chỉ dành khoảng 40% thời gian cho việc học, đến tận lớp 12, do bố mẹ yêu cầu, Phượng mới chịu đi học thêm.
Nguyễn Thị Ngọc Hà - Thủ khoa khối D ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế lại là một tấm gương của sự tự lập. Là teen Đông Hà, Quảng Trị, Hà vào Huế học từ đầu năm lớp 10 khi đỗ vào trường Quốc Học Huế. Hà yêu thích con số 13 xui xẻo - vì nhiều lần đi thi đạt giải với số báo danh 13, và còn 1 lý do đặc biệt, cô bạn là fan của 13 anh chàng Suju. Ở trọ một mình nên Hà cũng có sở thích nấu nướng chiêu đãi bạn bè. Cô nàng cũng tự hào mình có khả năng sửa chữa một số máy móc đơn giản và đã miễn nhiễm với nỗi sợ chuột. NHỮNG
Ước mơ không hề viển vông
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là hầu như các thủ khoa vừa học vừa chơi 2! phỏng vấn đều không ghi danh trong các kỳ thi học sinh giỏi, mặc dù các bạn đều thuộc lớp chuyên, lớp chọn. Thùy Linh (thủ khoa ĐH Luật) chia sẻ rằng sợ nhất là không khí trong lớp những lúc gần kỳ thi. Ai cũng học hành mệt mỏi, giờ ra chơi chỉ còn sức gục mặt xuống bàn ngủ, động vào nhau là khó chịu, cáu gắt. Sự căng thẳng đó đã lãng phí nhiều khoảnh khắc đẹp khi còn học bên nhau.
Ngọc Hà (thủ khoa ĐH NN - ĐH Huế) thấy thương các bạn đi thi, vì sau khi bỏ rất nhiều công sức cho các kỳ thi như vậy, khi quay lại thi ĐH sẽ rất vất vả và đuối sức. Tương lai hiện lên trong mắt các thủ khoa này cũng khá sáng rõ. Không hề có sự bối rối về nghề nghiệp. Có cả những phép tính kỹ lưỡng về xu hướng phát triển của xã hội.
Còn Thùy Linh thì lựa chọn Luật trong khi hầu hết bạn bè chọn khối ngành Kinh tế. Tuy nhiên, Linh không thích hình ảnh các luật sư tranh tụng căng thẳng, mà muốn dùng sở trường viết lách để trở thành chuyên gia tư vấn Luật kinh tế trong các doanh nghiệp, ngân hàng. Muốn trở thành nhà thiết kế đồ họa, ngay khi bạn bè còn đang nghỉ xả hơi, thì Thu Trang đã ghi tên đi học thiết kế đồ hoạ trên máy tính và vẽ truyện tranh.
Điểm số trong mắt các thủ khoa
- Phan Thị Thu Trang - Thủ khoa ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, HN: Trong kỳ thi ĐH, nửa điểm có thể quyết định tất cả. Thiếu nửa điểm, mình không thể trở thành thủ khoa. Thiếu nửa điểm, người đỗ người trượt ĐH. Nhưng trong cuộc sống, điểm số không phải là thước đo giá trị một con người. Mình có nhiều người bạn học không giỏi, nhưng sống rất "chất" và có nhiều cách khác để trang bị cho mình những bài học vào đời.
- Nguyễn Thị Ngọc Hà - Thủ khoa khối D ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế: Đường học rất dài, đã có ai đi hết đường học để biết giá trị cuối cùng của điểm số? Nhiều bạn không thật chăm chỉ trong mắt mọi người nhưng lại đạt thành tích cao, do họ học đúng cách. Hà thích phân bố thời gian vừa học vừa chơi, vì ở một mình mà học suốt thì có lẽ... điên mất!
- Nguyễn Kim Phượng - Thủ khoa ĐH Y Dược TP.HCM: Phượng không nghĩ mình đỗ thủ khoa, vì khi làm bài xong, do tính bất cẩn nên Phượng cứ nghi ngờ mình làm sai ở đâu đó. Em gái Phượng cũng rất lo lắng, và bắt đầu cảm thấy áp lực, vì sợ sau này thi ĐH, mọi người sẽ so sánh với chị. Trên thực tế, sức ép học tập, thi cử khiến nhiều bạn đánh mất tuổi thơ ý nghĩa của mình.
- Đặng Vũ Thùy Linh - Thủ khoa khối D1, Đại học Luật Hà Nội: Nhiều người có bảng điểm rất đẹp nhưng chưa làm được gì cho xã hội. Linh rất hâm mộ một chị cựu chủ tịch CLB Tiếng Anh của trường. Linh không biết học lực của chị, nhưng những hoạt động tình nguyện của chị thì đã làm nên thương hiệu của trường CNN. Chính vì thế, trong bài văn thần tượng của kỳ thi ĐH, Linh đã viết về Bill Gates, không phải vì ông quá giỏi hay quá giàu, mà vì ông có tấm lòng nhân ái.
Thế mới có chuyện hài về một người mẹ, khi biết con đỗ ĐH điểm cao, đã tâm sự với bạn mình rằng: "Không có mặt mũi nào để nhìn cậu con trai nữa". Lý do là trước đó mẹ nhiều lần nặng lời vì nghĩ con mải chơi quá. Nói vậy để thấy, chơi thế nào cho chất, chơi mà vẫn tìm được kiến thức, kỹ năng cũng là một nghệ thuật!
Từ lới hứa thủ khoa, đến những thủ khoa "Rạch giời rơi xuống"
Nguyễn Kim Phượng, thủ khoa ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh khiến bố mẹ và thầy cô bất ngờ khi đạt điểm tuyệt đối khối B. Tối nào Phượng cũng nghe nhạc, chơi game online rồi nhất định... đi ngủ trước 9h tối. Bí quyết ở chỗ, Phượng thường chọn những game rèn luyện khả năng tư duy, kiến thức, giải Toán, học tiếng Anh qua trò chơi. Chỉ dành khoảng 40% thời gian cho việc học, đến tận lớp 12, do bố mẹ yêu cầu, Phượng mới chịu đi học thêm.
Nguyễn Thị Ngọc Hà - Thủ khoa khối D ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế lại là một tấm gương của sự tự lập. Là teen Đông Hà, Quảng Trị, Hà vào Huế học từ đầu năm lớp 10 khi đỗ vào trường Quốc Học Huế. Hà yêu thích con số 13 xui xẻo - vì nhiều lần đi thi đạt giải với số báo danh 13, và còn 1 lý do đặc biệt, cô bạn là fan của 13 anh chàng Suju. Ở trọ một mình nên Hà cũng có sở thích nấu nướng chiêu đãi bạn bè. Cô nàng cũng tự hào mình có khả năng sửa chữa một số máy móc đơn giản và đã miễn nhiễm với nỗi sợ chuột. NHỮNG
Ước mơ không hề viển vông
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là hầu như các thủ khoa vừa học vừa chơi 2! phỏng vấn đều không ghi danh trong các kỳ thi học sinh giỏi, mặc dù các bạn đều thuộc lớp chuyên, lớp chọn. Thùy Linh (thủ khoa ĐH Luật) chia sẻ rằng sợ nhất là không khí trong lớp những lúc gần kỳ thi. Ai cũng học hành mệt mỏi, giờ ra chơi chỉ còn sức gục mặt xuống bàn ngủ, động vào nhau là khó chịu, cáu gắt. Sự căng thẳng đó đã lãng phí nhiều khoảnh khắc đẹp khi còn học bên nhau.
Ngọc Hà (thủ khoa ĐH NN - ĐH Huế) thấy thương các bạn đi thi, vì sau khi bỏ rất nhiều công sức cho các kỳ thi như vậy, khi quay lại thi ĐH sẽ rất vất vả và đuối sức. Tương lai hiện lên trong mắt các thủ khoa này cũng khá sáng rõ. Không hề có sự bối rối về nghề nghiệp. Có cả những phép tính kỹ lưỡng về xu hướng phát triển của xã hội.
Còn Thùy Linh thì lựa chọn Luật trong khi hầu hết bạn bè chọn khối ngành Kinh tế. Tuy nhiên, Linh không thích hình ảnh các luật sư tranh tụng căng thẳng, mà muốn dùng sở trường viết lách để trở thành chuyên gia tư vấn Luật kinh tế trong các doanh nghiệp, ngân hàng. Muốn trở thành nhà thiết kế đồ họa, ngay khi bạn bè còn đang nghỉ xả hơi, thì Thu Trang đã ghi tên đi học thiết kế đồ hoạ trên máy tính và vẽ truyện tranh.
Điểm số trong mắt các thủ khoa
- Phan Thị Thu Trang - Thủ khoa ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, HN: Trong kỳ thi ĐH, nửa điểm có thể quyết định tất cả. Thiếu nửa điểm, mình không thể trở thành thủ khoa. Thiếu nửa điểm, người đỗ người trượt ĐH. Nhưng trong cuộc sống, điểm số không phải là thước đo giá trị một con người. Mình có nhiều người bạn học không giỏi, nhưng sống rất "chất" và có nhiều cách khác để trang bị cho mình những bài học vào đời.
- Nguyễn Thị Ngọc Hà - Thủ khoa khối D ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế: Đường học rất dài, đã có ai đi hết đường học để biết giá trị cuối cùng của điểm số? Nhiều bạn không thật chăm chỉ trong mắt mọi người nhưng lại đạt thành tích cao, do họ học đúng cách. Hà thích phân bố thời gian vừa học vừa chơi, vì ở một mình mà học suốt thì có lẽ... điên mất!
- Nguyễn Kim Phượng - Thủ khoa ĐH Y Dược TP.HCM: Phượng không nghĩ mình đỗ thủ khoa, vì khi làm bài xong, do tính bất cẩn nên Phượng cứ nghi ngờ mình làm sai ở đâu đó. Em gái Phượng cũng rất lo lắng, và bắt đầu cảm thấy áp lực, vì sợ sau này thi ĐH, mọi người sẽ so sánh với chị. Trên thực tế, sức ép học tập, thi cử khiến nhiều bạn đánh mất tuổi thơ ý nghĩa của mình.
- Đặng Vũ Thùy Linh - Thủ khoa khối D1, Đại học Luật Hà Nội: Nhiều người có bảng điểm rất đẹp nhưng chưa làm được gì cho xã hội. Linh rất hâm mộ một chị cựu chủ tịch CLB Tiếng Anh của trường. Linh không biết học lực của chị, nhưng những hoạt động tình nguyện của chị thì đã làm nên thương hiệu của trường CNN. Chính vì thế, trong bài văn thần tượng của kỳ thi ĐH, Linh đã viết về Bill Gates, không phải vì ông quá giỏi hay quá giàu, mà vì ông có tấm lòng nhân ái.