Luật phá sản 2014 đã có những sự khác biệt so với luật phá sản 2004. Để nắm bắt được hết những điểm này, chúng tôi xin được gửi đến bạn những đánh giá sau đây.
Điểm mới và tiến bộ của luật phá sản 2014
1) Có sự thu hẹp phạm vi áp dụng
Nếu như Luật phá sản 2004 quy định hiệu lực của Luật phá sản áp dụng “đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thì Luật phá sản năm 2014 chỉ áp dụng đối với “doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quy định này mang tính thực tế và khả năng áp dụng cao hơn so với quy định cũ.
2) Đổi mới tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là “không thực hiện nghĩa vụ thanh toán” chứ không phải “không có khả năng thanh toán”. Thời điểm được xác định trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán mà không phải là “khi chủ nợ có yêu cầu” như quy định tại Luật phá sản 2004. Luật mới không yêu cầu việc xác định hay phải có căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán bằng bản cân đối tài chính. Căn cứ để Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản là có khoản nợ và đến thời điểm ra quyết định doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn không thanh toán. Tiêu chí mất khả năng thanh toán không phụ thuộc vào số lượng khoản nợ nhiều hay ít mà chỉ cần một khoản nợ. Có nghĩa là bất kỳ khoản nợ nào, dù nợ lương, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, khoản nợ phát sinh từ hợp đồng..., chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
3) Thay đổi về thẩm quyền của Toà án:
Khác với luật 2004, Luật phá sản năm 2014 quy định thẩm quyền của Tòa án theo cấp, theo lãnh thổ, theo hướng doanh nghiệp, hợp tác xã do cơ quan cấp nào cấp đăng ký kinh doanh thì do Tòa án cấp ấy có thẩm quyền giải quyết, trừ những vụ việc phá sản có tình tiết đặc biệt .
Luật phá sản năm 2014 cũng bổ sung quy định về trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản.
Luật cũng bỏ quy định “Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó”. Vì theo quy định hiện hành, tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng và hoạt động trong khuôn khổ Luật doanh nghiệp. Tòa án cấp huyện đương nhiên có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản của doanh nghiệp này, trừ khi nó có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài.
4) Quy định mới Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Luật phá sản năm 2014 quy định cá nhân, doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản gồm: Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Việc xây dựng chế định chủ thể quản lý, thanh lý tài sản là cá nhân, pháp nhân là một bước thay đổi cơ bản trong Luật phá sản năm 2014.
5) Thủ tục rút gọn tuyên bố phá sản
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Luật phá sản năm 2014, khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải ghi rõ yêu cầu Tòa án giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và các tài liệu kèm theo phải đúng quy định tại Điều 28 và có đầy đủ căn cứ chứng minh. Đối với trường hợp này, thủ tục phá sản được giải quyết nhanh chóng. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Tòa án thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản về việc Tòa án giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn, Tòa án xem xét, tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường và thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết. Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung quy định mới về việc xem xét đơn đề nghị, kiến nghị theo thủ tục đặc biệt.
Xem thêm >>> hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên
Điểm mới và tiến bộ của luật phá sản 2014
1) Có sự thu hẹp phạm vi áp dụng
Nếu như Luật phá sản 2004 quy định hiệu lực của Luật phá sản áp dụng “đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thì Luật phá sản năm 2014 chỉ áp dụng đối với “doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quy định này mang tính thực tế và khả năng áp dụng cao hơn so với quy định cũ.
2) Đổi mới tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là “không thực hiện nghĩa vụ thanh toán” chứ không phải “không có khả năng thanh toán”. Thời điểm được xác định trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán mà không phải là “khi chủ nợ có yêu cầu” như quy định tại Luật phá sản 2004. Luật mới không yêu cầu việc xác định hay phải có căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán bằng bản cân đối tài chính. Căn cứ để Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản là có khoản nợ và đến thời điểm ra quyết định doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn không thanh toán. Tiêu chí mất khả năng thanh toán không phụ thuộc vào số lượng khoản nợ nhiều hay ít mà chỉ cần một khoản nợ. Có nghĩa là bất kỳ khoản nợ nào, dù nợ lương, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, khoản nợ phát sinh từ hợp đồng..., chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
3) Thay đổi về thẩm quyền của Toà án:
Khác với luật 2004, Luật phá sản năm 2014 quy định thẩm quyền của Tòa án theo cấp, theo lãnh thổ, theo hướng doanh nghiệp, hợp tác xã do cơ quan cấp nào cấp đăng ký kinh doanh thì do Tòa án cấp ấy có thẩm quyền giải quyết, trừ những vụ việc phá sản có tình tiết đặc biệt .
Luật phá sản năm 2014 cũng bổ sung quy định về trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản.
Luật cũng bỏ quy định “Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó”. Vì theo quy định hiện hành, tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng và hoạt động trong khuôn khổ Luật doanh nghiệp. Tòa án cấp huyện đương nhiên có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản của doanh nghiệp này, trừ khi nó có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài.
4) Quy định mới Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Luật phá sản năm 2014 quy định cá nhân, doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản gồm: Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Việc xây dựng chế định chủ thể quản lý, thanh lý tài sản là cá nhân, pháp nhân là một bước thay đổi cơ bản trong Luật phá sản năm 2014.
5) Thủ tục rút gọn tuyên bố phá sản
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Luật phá sản năm 2014, khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải ghi rõ yêu cầu Tòa án giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và các tài liệu kèm theo phải đúng quy định tại Điều 28 và có đầy đủ căn cứ chứng minh. Đối với trường hợp này, thủ tục phá sản được giải quyết nhanh chóng. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Tòa án thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản về việc Tòa án giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn, Tòa án xem xét, tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường và thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết. Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung quy định mới về việc xem xét đơn đề nghị, kiến nghị theo thủ tục đặc biệt.
Xem thêm >>> hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên