Điểm chết từ việc thu phí tải nhạc trực tuyến ở Việt Nam

ThanhSinhVien

Thành viên
Tham gia
8/9/2012
Bài viết
7
Dân mạng dường như thờ ơ, và không hề sợ việc thu phí tải nhạc trực tuyến vì nó dường như là bất khả thi!

Theo thông tin gần đây thì đúng vào ngày 1/11 năm nay. 5 website lớn chia sẽ âm nhạc gồm: Zing, nhaccuatui, Nhac.vui, Socbay, nghenhac sẽ bắt đầu thu phí từ việc tải nhạc. Theo như ký kết với MV Corp nhằm mang lại nguồn thu cho đơn vị sản xuất và nghệ sĩ.

Nhưng liệu việc thu phí tải nhạc có thật sự hiệu quả hay không? Mình xin góp ý 2 khía cạnh sau:

1. Doanh thu có thể sẽ bằng "không" nếu mã nguồn website "không tốt"

Diem-chet-tu-viec-thu-phi-tai-nhac-truc-tuyet-2.jpg

Đại đa số cộng đồng điều biết 1 sự thật hiển nhiên là: "trên mạng cái gì xem được, nghe được là tải về được". Thông qua các phần mềm hỗ trợ bắt link download như Internet download manager, orbit downloader,... hầu như mọi người đều có thể tải tất cả những gì họ muốn về máy. Vậy thì cư dân mạng sẽ tiếp tục tải nhạc miễn phí mà không cần quan tâm đến bản quyền nếu mã nguồn website không thể chặn các phần mềm trên.


2. Doanh số thu phí sẽ cực thấp nếu người dùng biết cách "qua mặt"


Diem-chet-tu-viec-thu-phi-tai-nhac-truc-tuyet-1.jpg

Về phía các quản trị viên của các website. Họ vẫn có thể "nhờ" các website chia sẻ video trực tuyến khác để tiếp tục hoạt động

Các quản trị viên này sẽ sẵn sàng trả 1 khoản phí nhỏ này để mua 1 số bài hát, dùng các phần mềm như: Proshow Producer Gold, Ulead studio,... thậm chí là Power Point để add logo, hoặc hình ảnh, lồng nhạc,... vào rồi chuyển thành file Video. Sau Upload lên Youtube, 4shared, dailymotion,... để tiếp tục chia sẻ bằng cách embed code cho các thành viên trên website của họ. Liên tục, tạo các viết bài chỉ cách convert từ video thành mp3 cho thành viên.

Ví dụ:


Trong tháng này Zing cho ra 10 bài nhạc mới và bắt buộc phải trả phí nếu muốn tải về máy.


Và quản trị viên của 1 trang web vi phạm nào đó chỉ cần 10 nghìn đồng để tải nhạc về (theo dư kiến là: 1.000đ / 1bài / 1lượt tải). Sau đó họ dùng thủ thuật qua mặt bản quyền như đã nêu trên, thì chi phí thu được từ 1 bài nhạc bản quyền chỉ là 1.000 vnđ. Con số này quá ít đối với doanh thu MV Corp cần cho 1 bài nhạc, và quá lời nếu đem so với việc thu lại các chi phí từ quảng cáo trực tuyến trên website vi phạm bản quyền.

Về phía người dùng thì chỉ cần đọc hướng dẫn thực hiện y như vậy là có 1 đống file mp3 mà không phải trả bất cứ khoản phí nào. Khuyết điểm ở đây là hơi mất thời gian. Nhưng vốn dĩ 1 điều là cộng đồng ai mà chẳng thích miễn phí. Mỗi tháng có 100 bài hát mới ra, thì thay phải trả vì 100 nghìn đồng thì họ chỉ cần bỏ ra tầm 10 - 20 phút là vẫn có 100 bài hát mà k cần trả bất kì chi phí nào.

Vậy thì danh số sẽ thu được nhưng quá thấp so với mong đợi của MV Corp

Và còn rất nhiều cách khác như: thông qua email, các trang chia sẽ file trực tuyến từ nước ngoài,...


Bài viết này đứng từ góc độ người dùng đóng góp ý kiến để việc thu phí tải nhạc MV Corp hoàn thiện hơn. Mong rằng không xảy ra việc, cùng sở hữu 1 bài nhạc mà người phải trả phí, người thì không.

 
×
Quay lại
Top Bottom