Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thi trường và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, tình trạnh cạnh tranh khốc liệt, cạnh tranh không lành mạnh diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp trên mọi lĩnh vực trong đó đáng chú ý nhất là quyền sở hữu trí tuệ. Đứng trước xu hướng đó, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cho sản phẩm của mình, dù đây được coi là bước đầu tiên và là cơ sở để triển khai các hoạt động phát triển thương hiệu. Thực tế cho thấy có không ít các doanh do chưa đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đã bị doanh nghiệp khác hoặc các chủ thể nước ngoài chiếm đoạt tên sản phẩm gây thiệt hại thì mới “tỉnh giấc” và nhận ra tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vậy làm cách nào để ngăn chặn và tránh thiệt hại trước xu thế nêu trên gây ra? Là thương nhân bạn đã được trang bị đẩy đủ kiến thức pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ để có thể tự bảo vệ mình trước những đối thủ có hành vi cạnh tranh không lành mạnh? Trong phạm vi bài viết này các Luật sư của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu và thực thi quyền của mình một cách đầy đủ nhất.
1: Trước hết bạn cần phải hiểu khái niệm “Nhãn hiệu hàng hóa là gì?”
Theo các tài liệu nghiêm cứu và văn bản pháp lý của Việt Nam cũng như nước ngoài định nghĩa “ Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Bất kỳ từ, chữ cái, con số, bản vẽ, hình ảnh, hình dáng, màu sắc, lô gô, nhãn mác hoặc sự kết hợp các yếu tố đó có khả năng phân biệt được sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ đều được xem là một nhãn hiệu”.
2: Vậy tại sao bạn cần bảo hộ nhãn hiệu?
Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa là một thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình. Vì nhãn hiệu hàng hóa được coi là một thứ tài sản của doanh nghiệp (tài sản trí tuệ), việc đăng ký nói trên thực chất giống là làm giấy chứng nhận quyền sở hữu các tài sản vật chất. Nói chung, đăng ký nhãn hiệu không phải là đòi hỏi có tính chất bắt buộc nhưng nếu không làm thủ tục đăng ký, Nhãn hiệu sẽ bị mất cắp, bị bắt chước dẫn đến các rủi ro pháp lý và thực tiễn không dễ dàng vượt qua được.
Một nhãn hiệu không được đăng ký, tức là không có cơ sở pháp lý để pháp luật bảo hộ. Khi có một người thứ ba sử dụng nhãn hiệu y hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu của Bạn và cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn kinh doanh, Bạn bị rơi vào trạng thái bị cạnh tranh trực diện, Bạn bị mất thị phần và mọi thành quả do Bạn xây đắp cho nhãn hiệu đó (quảng cáo, tiếp thị, uy tín được xác lập trong tiềm thức khách hàng) đều bị đối thủ cạnh tranh khai thác. Khi đó, Bạn phải nghĩ đến pháp luật và nhờ pháp luật can thiệp. Trong tình thế nhãn hiệu không được đăng ký, dường như không thể nhận được sự can thiệp của pháp luật bởi vì pháp luật không bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa không đăng ký.
3: Việc đăng ký nhãn hiệu của một công ty có bắt buộc không?
Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu. Đăng ký nhãn hiệu hay không đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu.
Mặc dù đăng ký nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lại là rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đối với nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) được xác lập trên cơ sở nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam theo quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ (hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp). Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác.
4: Ai được quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?
Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ được quy định tại Điều 789 Bộ luật Dân sự được cụ thể hóa như sau:
- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa dùng cho sản phẩm do mình sản xuất hoặc sẽ sản xuất;
- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
- Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tương ứng;
- Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã nộp, có thể được chuyển giao sang cho chủ đơn khác.
5: Điều gì cần lưu ý khi lựa chọn hoặc thiết kế một nhãn hiệu?
Lựa chọn hoặc thiết kế một nhãn hiệu phù hợp là một khâu quan trọng bởi vì đây là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp bạn. Vậy thế nào là một nhãn hiệu phù hợp cho (các) sản phẩm của bạn? 5 điểm dưới đây cần kiểm tra khi lựa chọn nhãn hiệu của bạn.
- Kiểm tra nhãn hiệu mà bạn chọn có đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý về đăng ký không (xem Điều 73, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam được sửa đổi bổ sung năm 2009; Điều 39 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN);
- Tiến hành tra cứu để đảm bảo rằng nó không giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã và đang được bảo hộ;
- Đảm bảo rằng nhãn hiệu đó dễ đọc, viết, đánh vần và ghi nhớ và phù hợp với tất cả các loại phương tiện quảng cáo;
- Đảm bảo rằng nhãn hiệu đó không có bất kỳ một ẩn ý không mong muốn nào trong ngôn ngữ của bạn hoặc bất kỳ ngôn ngữ của thị trường xuất khẩu tiềm năng nào;
- Kiểm tra liệu tên miền tương ứng (ví dụ như địa chỉ internet) đã được đăng ký chưa.
6: Việc bạn đăng ký tên thương mại của công ty đã đủ chưa?
Nhiều người cho rằng bằng việc đăng ký hoạt động kinh doanh của mình và tên thương mại của cơ sở kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh, tên này sẽ mặc nhiên được bảo hộ như một nhãn hiệu. Đây là một sự nhầm lẫn phổ biến. Cần phân biệt sự khác nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu. Tên thương mại là tên đầy đủ của cơ sở kinh doanh của bạn như: “Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam” và tên thương mại này xác định công ty của bạn. Tuy nhiên, nhãn hiệu là dấu hiệu phân biệt (các) sản phẩm của công ty bạn. Một công ty có nhiều nhãn hiệu. Chẳng hạn, Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam có thể bán các sản phẩm của mình với nhãn hiệu OMO, SURF, VISO, CLEAR, Dove, LUX, Comfort, P/S, Sunlight... Các công ty có thể sử dụng một nhãn hiệu cụ thể để phân biệt tất cả các hàng hóa, một loạt các sản phẩm hoặc một loại sản phẩm do công ty sản xuất. Một số công ty cũng có thể sử dụng tên thương mại của mình hoặc một phần tên thương mại làm nhãn hiệu trong trường hợp đó, cần đăng ký tên thương mại đó với tư cách là nhãn hiệu. Như vậy chúng ta thấy việc đăng ký tên thương mại là chưa đủ, cần thiết phải đăng ký tên nhãn hiệu, đây là yếu tố vô cùng quan trọng để xác lập và bảo vệ sản phẩm/ dịch vụ của bạn một cách an toàn và đầy đủ nhất.
7: Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ?
Để tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền, bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (01 bản sao)
- Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký (09 mẫu)
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (02 bản)
- Hóa đơn nộp lệ phí nhà nước.
- Các tài liệu chứng minh quyền nưu tiên (nếu có).
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ sau khi được chuẩn bị bạn nộp tại bộ phận một cửa Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- Trong vòng từ 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn, sẽ nhận được thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hình thức của Cục SHTT.
- Trong thời hạn 9 - 10 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ hình thức , Cục SHTT sẽ xét nghiệm nội dung ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ nội dung hoặc từ chối cấp bằng.
- Trong thời gian 01 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ nội dung Cục SHTT sẽ đăng bạ công báo trên toàn quốc về việc cấp bằng để các chủ đơn khác hoặc bên thứ 3 có ý kiến phản hồi. Nếu không có ý kiến phản hồi Cục SHTT sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền cho nhãn hiệu đó.
- Thời gian có hiệu lực của GCN đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa là 10 năm và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam (được gia hạn nhiều lần mỗi lần 10 năm).
8: Bạn cần làm gì nếu bị người khác có hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình bất hợp pháp?
Luật Sở hữu trí tuệ quy định rất cụ thể về nội dung xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, theo đó khi chủ sở hữu nhãn hiệu phát hiện có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình có thể thực hiện các hoạt động sau đây để bảo vệ.
a) Tự bảo vệ.
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Gửi công văn (đơn) yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
b) Đề nghị Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Đề nghị Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như: Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Là đơn vị tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, có lợi thế là mối quan hệ tốt đẹp với Cơ quan có thẩm quyền cùng với vị trí địa lý thuận lợi đã giúp Công ty chúng tôi đang là đại diện và là đầu mối có uy tín hàng đầu tại Hà Nội trong lĩnh vực tư vấn Luật Sở hứu trí tuệ cho các doanh nghiệp trong phạm vi cả nước. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, khách hàng sẽ được các luật sư của chúng tôi tư vấn tận tâm và chuyên nghiệp, xử lý các trường hợp hồ sơ khó, giá cả và thời gian nhanh nhất. Mọi vấn đề vướng mắc cần được tư vấn và hỗ trợ Quý khách vui lòng liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí.
Ban biên tập
Công ty Luật Hà Trần
Đ/C: Tầng 7 – Số 78 – Đường Nguyễn Khang – P. Yên Hòa – Q. Cầu Giấy – Hà Nội
Tel: (04) 62 75 3456 - Hotline: 0984 955 786 – 0916 16 16 21
Email: info@Luathatran.vn website: https://luathatran.vn
https://congbomypham.com
1: Trước hết bạn cần phải hiểu khái niệm “Nhãn hiệu hàng hóa là gì?”
Theo các tài liệu nghiêm cứu và văn bản pháp lý của Việt Nam cũng như nước ngoài định nghĩa “ Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Bất kỳ từ, chữ cái, con số, bản vẽ, hình ảnh, hình dáng, màu sắc, lô gô, nhãn mác hoặc sự kết hợp các yếu tố đó có khả năng phân biệt được sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ đều được xem là một nhãn hiệu”.
2: Vậy tại sao bạn cần bảo hộ nhãn hiệu?
Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa là một thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình. Vì nhãn hiệu hàng hóa được coi là một thứ tài sản của doanh nghiệp (tài sản trí tuệ), việc đăng ký nói trên thực chất giống là làm giấy chứng nhận quyền sở hữu các tài sản vật chất. Nói chung, đăng ký nhãn hiệu không phải là đòi hỏi có tính chất bắt buộc nhưng nếu không làm thủ tục đăng ký, Nhãn hiệu sẽ bị mất cắp, bị bắt chước dẫn đến các rủi ro pháp lý và thực tiễn không dễ dàng vượt qua được.
Một nhãn hiệu không được đăng ký, tức là không có cơ sở pháp lý để pháp luật bảo hộ. Khi có một người thứ ba sử dụng nhãn hiệu y hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu của Bạn và cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn kinh doanh, Bạn bị rơi vào trạng thái bị cạnh tranh trực diện, Bạn bị mất thị phần và mọi thành quả do Bạn xây đắp cho nhãn hiệu đó (quảng cáo, tiếp thị, uy tín được xác lập trong tiềm thức khách hàng) đều bị đối thủ cạnh tranh khai thác. Khi đó, Bạn phải nghĩ đến pháp luật và nhờ pháp luật can thiệp. Trong tình thế nhãn hiệu không được đăng ký, dường như không thể nhận được sự can thiệp của pháp luật bởi vì pháp luật không bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa không đăng ký.
3: Việc đăng ký nhãn hiệu của một công ty có bắt buộc không?
Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu. Đăng ký nhãn hiệu hay không đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu.
Mặc dù đăng ký nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lại là rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đối với nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) được xác lập trên cơ sở nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam theo quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ (hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp). Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác.
4: Ai được quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?
Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ được quy định tại Điều 789 Bộ luật Dân sự được cụ thể hóa như sau:
- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa dùng cho sản phẩm do mình sản xuất hoặc sẽ sản xuất;
- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
- Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tương ứng;
- Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã nộp, có thể được chuyển giao sang cho chủ đơn khác.
5: Điều gì cần lưu ý khi lựa chọn hoặc thiết kế một nhãn hiệu?
Lựa chọn hoặc thiết kế một nhãn hiệu phù hợp là một khâu quan trọng bởi vì đây là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp bạn. Vậy thế nào là một nhãn hiệu phù hợp cho (các) sản phẩm của bạn? 5 điểm dưới đây cần kiểm tra khi lựa chọn nhãn hiệu của bạn.
- Kiểm tra nhãn hiệu mà bạn chọn có đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý về đăng ký không (xem Điều 73, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam được sửa đổi bổ sung năm 2009; Điều 39 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN);
- Tiến hành tra cứu để đảm bảo rằng nó không giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã và đang được bảo hộ;
- Đảm bảo rằng nhãn hiệu đó dễ đọc, viết, đánh vần và ghi nhớ và phù hợp với tất cả các loại phương tiện quảng cáo;
- Đảm bảo rằng nhãn hiệu đó không có bất kỳ một ẩn ý không mong muốn nào trong ngôn ngữ của bạn hoặc bất kỳ ngôn ngữ của thị trường xuất khẩu tiềm năng nào;
- Kiểm tra liệu tên miền tương ứng (ví dụ như địa chỉ internet) đã được đăng ký chưa.
6: Việc bạn đăng ký tên thương mại của công ty đã đủ chưa?
Nhiều người cho rằng bằng việc đăng ký hoạt động kinh doanh của mình và tên thương mại của cơ sở kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh, tên này sẽ mặc nhiên được bảo hộ như một nhãn hiệu. Đây là một sự nhầm lẫn phổ biến. Cần phân biệt sự khác nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu. Tên thương mại là tên đầy đủ của cơ sở kinh doanh của bạn như: “Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam” và tên thương mại này xác định công ty của bạn. Tuy nhiên, nhãn hiệu là dấu hiệu phân biệt (các) sản phẩm của công ty bạn. Một công ty có nhiều nhãn hiệu. Chẳng hạn, Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam có thể bán các sản phẩm của mình với nhãn hiệu OMO, SURF, VISO, CLEAR, Dove, LUX, Comfort, P/S, Sunlight... Các công ty có thể sử dụng một nhãn hiệu cụ thể để phân biệt tất cả các hàng hóa, một loạt các sản phẩm hoặc một loại sản phẩm do công ty sản xuất. Một số công ty cũng có thể sử dụng tên thương mại của mình hoặc một phần tên thương mại làm nhãn hiệu trong trường hợp đó, cần đăng ký tên thương mại đó với tư cách là nhãn hiệu. Như vậy chúng ta thấy việc đăng ký tên thương mại là chưa đủ, cần thiết phải đăng ký tên nhãn hiệu, đây là yếu tố vô cùng quan trọng để xác lập và bảo vệ sản phẩm/ dịch vụ của bạn một cách an toàn và đầy đủ nhất.
7: Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ?
Để tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền, bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (01 bản sao)
- Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký (09 mẫu)
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (02 bản)
- Hóa đơn nộp lệ phí nhà nước.
- Các tài liệu chứng minh quyền nưu tiên (nếu có).
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ sau khi được chuẩn bị bạn nộp tại bộ phận một cửa Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- Trong vòng từ 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn, sẽ nhận được thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hình thức của Cục SHTT.
- Trong thời hạn 9 - 10 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ hình thức , Cục SHTT sẽ xét nghiệm nội dung ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ nội dung hoặc từ chối cấp bằng.
- Trong thời gian 01 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ nội dung Cục SHTT sẽ đăng bạ công báo trên toàn quốc về việc cấp bằng để các chủ đơn khác hoặc bên thứ 3 có ý kiến phản hồi. Nếu không có ý kiến phản hồi Cục SHTT sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền cho nhãn hiệu đó.
- Thời gian có hiệu lực của GCN đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa là 10 năm và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam (được gia hạn nhiều lần mỗi lần 10 năm).
8: Bạn cần làm gì nếu bị người khác có hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình bất hợp pháp?
Luật Sở hữu trí tuệ quy định rất cụ thể về nội dung xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, theo đó khi chủ sở hữu nhãn hiệu phát hiện có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình có thể thực hiện các hoạt động sau đây để bảo vệ.
a) Tự bảo vệ.
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Gửi công văn (đơn) yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
b) Đề nghị Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Đề nghị Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như: Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Là đơn vị tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, có lợi thế là mối quan hệ tốt đẹp với Cơ quan có thẩm quyền cùng với vị trí địa lý thuận lợi đã giúp Công ty chúng tôi đang là đại diện và là đầu mối có uy tín hàng đầu tại Hà Nội trong lĩnh vực tư vấn Luật Sở hứu trí tuệ cho các doanh nghiệp trong phạm vi cả nước. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, khách hàng sẽ được các luật sư của chúng tôi tư vấn tận tâm và chuyên nghiệp, xử lý các trường hợp hồ sơ khó, giá cả và thời gian nhanh nhất. Mọi vấn đề vướng mắc cần được tư vấn và hỗ trợ Quý khách vui lòng liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí.
Ban biên tập
Công ty Luật Hà Trần
Đ/C: Tầng 7 – Số 78 – Đường Nguyễn Khang – P. Yên Hòa – Q. Cầu Giấy – Hà Nội
Tel: (04) 62 75 3456 - Hotline: 0984 955 786 – 0916 16 16 21
Email: info@Luathatran.vn website: https://luathatran.vn
https://congbomypham.com
Hiệu chỉnh bởi quản lý: