- Tham gia
- 12/11/2010
- Bài viết
- 1.249
Không biết bao nhiêu đời người trôi qua mới đủ để đi khắp vũ trụ bao la này.
Mời các bạn tiếp tục chiêm ngưỡng những kì quan của vũ trụ bao la.
Hành tinh khí khổng lồ trong “Vùng sinh sống”
"Vùng sinh sống" là vùng vỏ hình cầu xung quanh một ngôi sao, mà tại đó có tồn tại điều kiện tối ưu để có nước ở thể lỏng xuất hiện trên bề mặt trên một hành tinh cỡ như Trái đất. Hành tinh khí khổng lồ, được phát hiện vào ngày 23 tháng 6 năm 1998, là một hành tinh đặc biệt bởi quỹ đạo của nó nằm bên trong vùng sinh sống của ngôi sao mẹ.
Dù chúng ta không thể sinh sống trên một hành tinh khí nhưng hành tinh đó có thể có các vệ tinh ở trạng thái rắn, giống như Sao Mộc hay Sao Thổ trong Hệ mặt trời.
Hành tinh khí khổng lồ may mắn sống sót
Các nhà khoa học đã tìm thấy một hành tinh khí khổng lồ quay quanh một ngôi sao lùn trắng (là một loại sao đã chết) vào tháng 3 năm 2007. Điều này có nghĩa là ở một khoảng thời gian nào đó trong quá khứ, trong suốt giai đoạn ngôi sao đỏ khổng lồ (ngôi sao đỏ khổng lồ là một ngôi sao lớn đang chết dần trước giai đoạn sao lùn trắng), hành tinh khí này đã lướt trên bề mặt của ngôi sao mẹ, hoặc thậm chí là quay bên trong các ngôi sao đang chết.
Đây là một tin tốt cho Trái Đất, vì người ta dự đoán là mặt trời sẽ bước vào giai đoạn hành tinh đỏ trong khoảng 5 tỉ năm nữa, nhấn chìm các quỹ đạo của các hành tin bên trong và tiến gần đến quỹ đạo của sao Hỏa hiện nay. Nhưng thực tế là ngay cả khi trái đất có thể sống sót trong ngôi sao đỏ khổng lồ thì bề mặt cũng sẽ bị “tiêu diệt” bởi nhiệt độ cao khủng khiếp của mặt trời khổng lồ đỏ.
Siêu Trái đất đầu tiên
Chúng ta đã nhắc tới quá nhiều những “gã khổng lồ” trong không gian, nhưng hành tinh được nhắc đến sau đây có lẽ sẽ là “người khổng lồ” đặc biệt nhất. Đó chính là “Siêu Trái đất”, là hành tinh đá lớn được con người tìm thấy trong suốt quá trình “săn hành tinh ngoại”. Siêu Trái đất, được khám phá và ngày 25 tháng 8 năm 2004, sẽ giúp các nhà nghiên cứu tiến gần hơn với việc tìm ra hành tinh giống Trái đất bên ngoài Hệ mặt trời được nung nấu bấy lâu nay.
Siêu Trái đất được định nghĩa là một ngoại hành tinh với khối lượng lớn hơn khối lượng Trái đất và nhỏ hơn khối lượng của các hành tinh khổng lồ khác trong Hệ mặt trời. Siêu Trái đất được coi là hành tinh đá vì lực hấp dẫn yếu ớt của nó có xu hướng hút các vật liệu nặng (như đá và kim loại) và có phần “hờ hững” với những vật liệu nhẹ hơn (chẳng hạn như khí) dễ bị các hiện tượng thiên văn như bức xạ từ ngôi sao mẹ, hay các tác động từ tiểu hành tinh rộng lớn thổi bay.
Sao Hải Vương nóng?
Sau sự khám phá Siêu Trái đất thì ngày 31 tháng 8 năm 2004 Sao Hải Vương nóng đã được phát hiện với khối lượng và đường kính tương tự như Siêu Trái đất. Tuy nhiên, theo những tính toán ban đầu thì so với Siêu Trái đất mật độ khí tại hành tinh này dày đặc hơn, và tỷ trọng đá thì tương đương. Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng, Sao Hải Vương nóng được hình thành từ những hợp chất phổ biến nhất trong vũ trụ là “nước”, tiếp đó là Hydro và Oxy.
Lực hấp dẫn lớn tại bề mặt hành tinh này là bởi nó có khối lượng lớn, và bán kính nhỏ. Thực tế hành tinh Hải Vương nóng quay gần với ngôi sao mẹ, vì vậy nước của nó tồn tại dưới dạng “đá nóng” hoặc bị nén thành dạng rắn nóng do một áp lực rất lớn (giống như các nguyên tử Cacbon bị nén vào viên kim cương dưới áp lực bên dưới bề mặt Trái đất).
Siêu Trái đất phủ dung nham
Đây là một trong những phát hiện nổi bật trong danh sách các hành tinh ngoài Hệ mặt trời. Các nhà khoa học đã đo được đường kính của hành tinh này gấp 1,7 lần kích thước của Trái đất và có những suy luận rằng những hợp chất ở hành tinh này tương tự như ở Trái đất.
Được khám phá vào tháng 3 năm 2009, “Siêu Trái đất phủ dung nham” là một trong những hành tinh ngoại nhỏ nhất đã từng phát hiện tại thời điểm đó và được xem giống với Hành tinh xanh của chúng ta nhất nếu như không có một biển đen của đá và kim loại nóng chảy bao phủ lên bề mặt. Sở dĩ có một lớp dung nham bao quanh Siêu Trái đất là bởi hành tinh này bay rất gần với mặt trời của nó, và chịu nhiều ảnh hưởng từ ngôi sao mẹ.
Đây cũng là một trong những Siêu Trái đất hiếm có một bầu khí quyển, cho dù là nó rất mỏng và loãng với một lương hơi nước và các kim loại khác nhau ở thể khí do sự khắc nghiệt của bề mặt hành tinh.
Trung Tín
(Theo Kenh14.vn)
Hi vọng các bạn ủng hộ nhìu
Mời các bạn tiếp tục chiêm ngưỡng những kì quan của vũ trụ bao la.
Hành tinh khí khổng lồ trong “Vùng sinh sống”
"Vùng sinh sống" là vùng vỏ hình cầu xung quanh một ngôi sao, mà tại đó có tồn tại điều kiện tối ưu để có nước ở thể lỏng xuất hiện trên bề mặt trên một hành tinh cỡ như Trái đất. Hành tinh khí khổng lồ, được phát hiện vào ngày 23 tháng 6 năm 1998, là một hành tinh đặc biệt bởi quỹ đạo của nó nằm bên trong vùng sinh sống của ngôi sao mẹ.
Dù chúng ta không thể sinh sống trên một hành tinh khí nhưng hành tinh đó có thể có các vệ tinh ở trạng thái rắn, giống như Sao Mộc hay Sao Thổ trong Hệ mặt trời.
Hành tinh khí khổng lồ may mắn sống sót
Các nhà khoa học đã tìm thấy một hành tinh khí khổng lồ quay quanh một ngôi sao lùn trắng (là một loại sao đã chết) vào tháng 3 năm 2007. Điều này có nghĩa là ở một khoảng thời gian nào đó trong quá khứ, trong suốt giai đoạn ngôi sao đỏ khổng lồ (ngôi sao đỏ khổng lồ là một ngôi sao lớn đang chết dần trước giai đoạn sao lùn trắng), hành tinh khí này đã lướt trên bề mặt của ngôi sao mẹ, hoặc thậm chí là quay bên trong các ngôi sao đang chết.
Đây là một tin tốt cho Trái Đất, vì người ta dự đoán là mặt trời sẽ bước vào giai đoạn hành tinh đỏ trong khoảng 5 tỉ năm nữa, nhấn chìm các quỹ đạo của các hành tin bên trong và tiến gần đến quỹ đạo của sao Hỏa hiện nay. Nhưng thực tế là ngay cả khi trái đất có thể sống sót trong ngôi sao đỏ khổng lồ thì bề mặt cũng sẽ bị “tiêu diệt” bởi nhiệt độ cao khủng khiếp của mặt trời khổng lồ đỏ.
Siêu Trái đất đầu tiên
Chúng ta đã nhắc tới quá nhiều những “gã khổng lồ” trong không gian, nhưng hành tinh được nhắc đến sau đây có lẽ sẽ là “người khổng lồ” đặc biệt nhất. Đó chính là “Siêu Trái đất”, là hành tinh đá lớn được con người tìm thấy trong suốt quá trình “săn hành tinh ngoại”. Siêu Trái đất, được khám phá và ngày 25 tháng 8 năm 2004, sẽ giúp các nhà nghiên cứu tiến gần hơn với việc tìm ra hành tinh giống Trái đất bên ngoài Hệ mặt trời được nung nấu bấy lâu nay.
Siêu Trái đất được định nghĩa là một ngoại hành tinh với khối lượng lớn hơn khối lượng Trái đất và nhỏ hơn khối lượng của các hành tinh khổng lồ khác trong Hệ mặt trời. Siêu Trái đất được coi là hành tinh đá vì lực hấp dẫn yếu ớt của nó có xu hướng hút các vật liệu nặng (như đá và kim loại) và có phần “hờ hững” với những vật liệu nhẹ hơn (chẳng hạn như khí) dễ bị các hiện tượng thiên văn như bức xạ từ ngôi sao mẹ, hay các tác động từ tiểu hành tinh rộng lớn thổi bay.
Sao Hải Vương nóng?
Sau sự khám phá Siêu Trái đất thì ngày 31 tháng 8 năm 2004 Sao Hải Vương nóng đã được phát hiện với khối lượng và đường kính tương tự như Siêu Trái đất. Tuy nhiên, theo những tính toán ban đầu thì so với Siêu Trái đất mật độ khí tại hành tinh này dày đặc hơn, và tỷ trọng đá thì tương đương. Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng, Sao Hải Vương nóng được hình thành từ những hợp chất phổ biến nhất trong vũ trụ là “nước”, tiếp đó là Hydro và Oxy.
Lực hấp dẫn lớn tại bề mặt hành tinh này là bởi nó có khối lượng lớn, và bán kính nhỏ. Thực tế hành tinh Hải Vương nóng quay gần với ngôi sao mẹ, vì vậy nước của nó tồn tại dưới dạng “đá nóng” hoặc bị nén thành dạng rắn nóng do một áp lực rất lớn (giống như các nguyên tử Cacbon bị nén vào viên kim cương dưới áp lực bên dưới bề mặt Trái đất).
Siêu Trái đất phủ dung nham
Đây là một trong những phát hiện nổi bật trong danh sách các hành tinh ngoài Hệ mặt trời. Các nhà khoa học đã đo được đường kính của hành tinh này gấp 1,7 lần kích thước của Trái đất và có những suy luận rằng những hợp chất ở hành tinh này tương tự như ở Trái đất.
Được khám phá vào tháng 3 năm 2009, “Siêu Trái đất phủ dung nham” là một trong những hành tinh ngoại nhỏ nhất đã từng phát hiện tại thời điểm đó và được xem giống với Hành tinh xanh của chúng ta nhất nếu như không có một biển đen của đá và kim loại nóng chảy bao phủ lên bề mặt. Sở dĩ có một lớp dung nham bao quanh Siêu Trái đất là bởi hành tinh này bay rất gần với mặt trời của nó, và chịu nhiều ảnh hưởng từ ngôi sao mẹ.
Đây cũng là một trong những Siêu Trái đất hiếm có một bầu khí quyển, cho dù là nó rất mỏng và loãng với một lương hơi nước và các kim loại khác nhau ở thể khí do sự khắc nghiệt của bề mặt hành tinh.
Trung Tín
(Theo Kenh14.vn)
Hi vọng các bạn ủng hộ nhìu