Ká Thu
Lửa thì thử vàng, thời gian thử lòng <3
- Tham gia
- 18/8/2015
- Bài viết
- 8
Đèn cháy hết bấc và hết dầu thì phải tắt, ấy vậy mà vẫn có những ngọn đèn rực sáng qua hàng thiên niên kỷ với cả “dầu” lẫn bấc còn nguyên. Phải chăng, người xưa đã tìm ra kỹ thuật cháy trong chân không hay có thể duy trì sự cháy mà không cần ôxy.
"Đèn" của người Ai Cập cổ đại.
Nhà thơ trào phúng Hy Lạp Lucian (120-180) là người thích chu du. Một lần, khi đặt chân đến Syrie và thăm thú khu vực Heirapolis, ông nhận thấy một pho tượng rất lớn đặt giữa một ngôi đền. Trên trán pho tượng là một viên ngọc sáng rực, soi rõ cả khu vực vào ban đêm. Trên bàn tay phải là một ngọn đèn vĩnh cửu. Theo lời kể của dân địa phương thì “không ai biết ngọn đèn ấy cháy từ bao giờ và bao giờ tắt”. Hoàng đế Numa Pompilius (La Mã) cũng có một ngọn đèn vĩnh cửu và không hề tiết lộ tại sao nó cứ cháy mãi.
Từ thế kỷ thứ nhất, triết gia La Mã Pliny đã cho rằng ngọn đèn vĩnh cửu phải được thắp bằng một loại dầu đặc biệt và có một sợi bấc cũng hết sức khác thường. Lời kết luận mơ hồ này được các nhà khoa học ngày nay bổ sung như sau: đó là một loại dầu cực kỳ tinh khiết (không hề có tạp chất), còn bấc có lẽ được làm từ amiante. Tất nhiên, để được gọi là ngọn đèn vĩnh cửu thì nó phải phát sáng ít nhất là vài chục năm mà không cần châm dầu, thay bấc.
Thế kỷ thứ hai, nhà nghiên cứu Pausanius đã mô tả khá chi tiết một ngọn đèn vĩnh cửu trong tác phẩm Atlicus. Sự trùng hợp nằm ở chỗ, có khoảng vài trăm tư liệu khác cũng nói về cây đèn này. Nó nằm trong ngôi đền Minerve Polius ở Athen (Hy Lạp), do một người có tên là Callimadun sáng chế. Nhiều tác phẩm cổ xưa của Hy Lạp đôi khi cũng nhắc đến nhân vật này: “…Một người tài hoa, biết chế tạo những dụng cụ hết sức kỳ lạ, đặc biệt là những ngọn đèn vĩnh cửu. Ông ta có loại dầu đặc biệt, cho phép những ngọn đèn này cháy mãi”. Đền thờ thần Apollon Carneus và đền Aberdain đều có một bàn thờ, trên đó có ngọn đèn vĩnh cửu.
Nhưng cháy mãi là một chuyện, còn cháy trong gió mưa lại là bí ẩn lớn hơn nhiều.
Saint Augustin (354-430) đã mô tả về một ngọn đèn vĩnh cửu trong ngôi đền Isis (Ai Cập). Điều khó hiểu nhất là nó nằm ở phần không có mái che, bất chấp gió mưa. Tương tự như thế, ngọn đèn ở Edessa (Syrie) đã cháy suốt 500 năm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Năm 1300, lý thuyết “dầu đặc biệt” được soi rõ phần nào, khi nhà nghiên cứu Marcus Grecus viết trong tác phẩm Liber Ignum (Sách lửa) rằng một số ngọn đèn vĩnh cửu có dùng nhiên liệu đặc biệt. Đó không phải là dầu mà chỉ là một loại bột mịn được tạo ra từ những “con sâu phát sáng”, nhưng là loại sâu gì thì Marcus không biết và bí ẩn mãi mãi bị chôn vùi. Marcus chỉ nói rằng “ta đã quan sát sợi bấc, nó dài bằng cánh tay ta. Rất lâu sau đó, ta quay lại và thấy chiều dài của nó vẫn thế, chẳng có ai thay bấc mới hay trút thêm bột”.
Năm 1401, trong mộ phần Pallas (con trai vua Evandra - La Mã), người ta tìm được một ngọn đèn vĩnh cửu và cho rằng nó đã cháy được 2.600 năm. Để dập tắt nó, theo các bậc cao niên, chỉ có cách đập vỡ tất cả hoặc trút ngược “dầu” của nó.
Năm 1450, một nông dân ở Padoue (Italy), trong lúc cày xới cánh đồng của mình đã tìm được một cái bình bằng đất nung, kế đó là hai bình nhỏ bằng kim loại, một bằng vàng và một bằng bạc. Trong hai hũ này là một loại chất nhờn kỳ lạ, nửa như dầu nửa như mật ong. Bên trong cái bình bằng đất nung là một cái bình đất nung khác đựng một ngọn đèn vĩnh cửu vẫn đang cháy. Bị chôn dưới đất (không biết từ bao giờ) và cháy trong điều kiện ít ôxy như vậy, đó quả là một bí ẩn.
Năm 1610, nhà nghiên cứu Ludovicius Vives khẳng định ông đã từng nhìn thấy một ngọn đèn vĩnh cửu (cháy qua 1.500 năm) và bị đám thợ gốm đập vỡ. Nhà sử học Cambden (Anh) vào năm 1586 cũng nhắc về một ngọn đèn vĩnh cửu tại phần mộ của Constantius Chlorus, cha của Costantin Đại Đế. Chlorus qua đời năm 306 ở Anh và từ đó, có một ngọn đèn vĩnh cửu được đặt trong phần mộ của ông. Vua Henri 8 vào năm 1539 đã giải tán rất nhiều nhà thờ và tu viện ở Anh, từ đó, có rất nhiều ngọn đèn vĩnh cửu được thắp lên và không bao giờ tắt, trừ khi bị đập vỡ. Ở Tây Ban Nha, cũng có một ngọn đèn vĩnh cửu được tìm thấy tại Cordone vào năm 1846.
Các phát hiện nói trên chứng tỏ những ngọn đèn kỳ bí này không phải là sản phẩm của riêng Hy Lạp, Ai Cập hay La Mã. Linh mục Evariste - Regis Huc (1813-1860) là người rất thích du ngoạn ở châu Á và đã tìm được một ngọn đèn bất tử như vậy ở Tây Tạng vào năm 1853.
Nhưng tại sao thông tin về loại đèn bí ẩn này lại ít ỏi đến vậy? Một số người cho rằng chúng chỉ là sản phẩm của óc tưởng tượng, vì người xưa không thể nào tạo ra những kỳ tích như thế. Tuy nhiên, một số nhà sử học lại lập luận rằng, “vậy bằng cách nào, người ta có thể tạo ra kim tự tháp khi mà cần cẩu, xe nâng hay xe tải chưa xuất hiện?”. Nhà hóa học Brand (Hambourg - Đức) vào năm 1669 nhận định những ngọn đèn vĩnh cửu này cháy lâu như thế là do phốt pho. Người khác lại cho rằng chúng cháy lâu là do không cần không khí, ngược lại, nếu tiếp xúc với không khí chúng sẽ tắt. Nếu quả ý kiến này là đúng, thì lẽ nào người xưa đã biết kỹ thuật hút chân không? Vả chăng, lửa cháy không cần ôxy là chuyện hết sức khó hiểu.
Những cuộc tranh luận này buộc người ta quay về một bí ẩn khác: kỹ thuật chiếu sáng của người Ai Cập. Trên các đường phố Ai Cập cổ, người ta dùng đèn dầu và đuốc. Nhiên liệu là những cặn bã có nhiều chất béo và chất nhờn. Nhưng ở những hầm mộ được đào sâu vào núi đến 100 mét thì các nô lệ và nhà điêu khắc đã làm việc với ánh sáng gì? Trong các hầm mộ này, không hề có dấu vết của ngọn đèn hay ngọn đuốc nào. Vậy phải chăng người Ai Cập đã dùng các loại gương để phản chiếu ánh sáng mặt trời? Nhưng các loại “gương” thời ấy chỉ bằng bạc, và chỉ có thể phản chiếu 40% ánh sáng, nghĩa là ở độ sâu vài chục mét, bóng tối sẽ lại bao phủ hoàn toàn.
Và rồi một phát hiện chấn động đã làm thế giới khảo cổ bàng hoàng: tại đền Hator ở Denderah (được xây dựng cách đây hơn 4.200 năm) có một gian phòng nằm rất sâu. Trong đó có những bức vẽ cho thấy người Ai Cập “đã sử dụng những dụng cụ kỳ lạ trông như bóng đèn điện ngày nay!”. Phải chăng đây chính là kỹ thuật ánh sáng bí ẩn. Nhà khoa học Erich Von Daniken (Đức) đang cố công tái tạo những bóng đèn to tướng này trong phòng thí nghiệm, nhưng vẫn chưa tìm được cốt lõi của vấn đề. Các nhà Ai Cập học cũng chào thua, vì rõ ràng thời ấy chưa có điện. Vậy, những ngọn đèn ấy được thắp sáng bằng gì? Giải được bài toán này, chúng ta cũng sẽ có câu trả lời cho bí ẩn về những ngọn đèn vĩnh cửu
"Đèn" của người Ai Cập cổ đại.
Nhà thơ trào phúng Hy Lạp Lucian (120-180) là người thích chu du. Một lần, khi đặt chân đến Syrie và thăm thú khu vực Heirapolis, ông nhận thấy một pho tượng rất lớn đặt giữa một ngôi đền. Trên trán pho tượng là một viên ngọc sáng rực, soi rõ cả khu vực vào ban đêm. Trên bàn tay phải là một ngọn đèn vĩnh cửu. Theo lời kể của dân địa phương thì “không ai biết ngọn đèn ấy cháy từ bao giờ và bao giờ tắt”. Hoàng đế Numa Pompilius (La Mã) cũng có một ngọn đèn vĩnh cửu và không hề tiết lộ tại sao nó cứ cháy mãi.
Từ thế kỷ thứ nhất, triết gia La Mã Pliny đã cho rằng ngọn đèn vĩnh cửu phải được thắp bằng một loại dầu đặc biệt và có một sợi bấc cũng hết sức khác thường. Lời kết luận mơ hồ này được các nhà khoa học ngày nay bổ sung như sau: đó là một loại dầu cực kỳ tinh khiết (không hề có tạp chất), còn bấc có lẽ được làm từ amiante. Tất nhiên, để được gọi là ngọn đèn vĩnh cửu thì nó phải phát sáng ít nhất là vài chục năm mà không cần châm dầu, thay bấc.
Thế kỷ thứ hai, nhà nghiên cứu Pausanius đã mô tả khá chi tiết một ngọn đèn vĩnh cửu trong tác phẩm Atlicus. Sự trùng hợp nằm ở chỗ, có khoảng vài trăm tư liệu khác cũng nói về cây đèn này. Nó nằm trong ngôi đền Minerve Polius ở Athen (Hy Lạp), do một người có tên là Callimadun sáng chế. Nhiều tác phẩm cổ xưa của Hy Lạp đôi khi cũng nhắc đến nhân vật này: “…Một người tài hoa, biết chế tạo những dụng cụ hết sức kỳ lạ, đặc biệt là những ngọn đèn vĩnh cửu. Ông ta có loại dầu đặc biệt, cho phép những ngọn đèn này cháy mãi”. Đền thờ thần Apollon Carneus và đền Aberdain đều có một bàn thờ, trên đó có ngọn đèn vĩnh cửu.
Nhưng cháy mãi là một chuyện, còn cháy trong gió mưa lại là bí ẩn lớn hơn nhiều.
Saint Augustin (354-430) đã mô tả về một ngọn đèn vĩnh cửu trong ngôi đền Isis (Ai Cập). Điều khó hiểu nhất là nó nằm ở phần không có mái che, bất chấp gió mưa. Tương tự như thế, ngọn đèn ở Edessa (Syrie) đã cháy suốt 500 năm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Năm 1300, lý thuyết “dầu đặc biệt” được soi rõ phần nào, khi nhà nghiên cứu Marcus Grecus viết trong tác phẩm Liber Ignum (Sách lửa) rằng một số ngọn đèn vĩnh cửu có dùng nhiên liệu đặc biệt. Đó không phải là dầu mà chỉ là một loại bột mịn được tạo ra từ những “con sâu phát sáng”, nhưng là loại sâu gì thì Marcus không biết và bí ẩn mãi mãi bị chôn vùi. Marcus chỉ nói rằng “ta đã quan sát sợi bấc, nó dài bằng cánh tay ta. Rất lâu sau đó, ta quay lại và thấy chiều dài của nó vẫn thế, chẳng có ai thay bấc mới hay trút thêm bột”.
Năm 1401, trong mộ phần Pallas (con trai vua Evandra - La Mã), người ta tìm được một ngọn đèn vĩnh cửu và cho rằng nó đã cháy được 2.600 năm. Để dập tắt nó, theo các bậc cao niên, chỉ có cách đập vỡ tất cả hoặc trút ngược “dầu” của nó.
Năm 1450, một nông dân ở Padoue (Italy), trong lúc cày xới cánh đồng của mình đã tìm được một cái bình bằng đất nung, kế đó là hai bình nhỏ bằng kim loại, một bằng vàng và một bằng bạc. Trong hai hũ này là một loại chất nhờn kỳ lạ, nửa như dầu nửa như mật ong. Bên trong cái bình bằng đất nung là một cái bình đất nung khác đựng một ngọn đèn vĩnh cửu vẫn đang cháy. Bị chôn dưới đất (không biết từ bao giờ) và cháy trong điều kiện ít ôxy như vậy, đó quả là một bí ẩn.
Năm 1610, nhà nghiên cứu Ludovicius Vives khẳng định ông đã từng nhìn thấy một ngọn đèn vĩnh cửu (cháy qua 1.500 năm) và bị đám thợ gốm đập vỡ. Nhà sử học Cambden (Anh) vào năm 1586 cũng nhắc về một ngọn đèn vĩnh cửu tại phần mộ của Constantius Chlorus, cha của Costantin Đại Đế. Chlorus qua đời năm 306 ở Anh và từ đó, có một ngọn đèn vĩnh cửu được đặt trong phần mộ của ông. Vua Henri 8 vào năm 1539 đã giải tán rất nhiều nhà thờ và tu viện ở Anh, từ đó, có rất nhiều ngọn đèn vĩnh cửu được thắp lên và không bao giờ tắt, trừ khi bị đập vỡ. Ở Tây Ban Nha, cũng có một ngọn đèn vĩnh cửu được tìm thấy tại Cordone vào năm 1846.
Các phát hiện nói trên chứng tỏ những ngọn đèn kỳ bí này không phải là sản phẩm của riêng Hy Lạp, Ai Cập hay La Mã. Linh mục Evariste - Regis Huc (1813-1860) là người rất thích du ngoạn ở châu Á và đã tìm được một ngọn đèn bất tử như vậy ở Tây Tạng vào năm 1853.
Nhưng tại sao thông tin về loại đèn bí ẩn này lại ít ỏi đến vậy? Một số người cho rằng chúng chỉ là sản phẩm của óc tưởng tượng, vì người xưa không thể nào tạo ra những kỳ tích như thế. Tuy nhiên, một số nhà sử học lại lập luận rằng, “vậy bằng cách nào, người ta có thể tạo ra kim tự tháp khi mà cần cẩu, xe nâng hay xe tải chưa xuất hiện?”. Nhà hóa học Brand (Hambourg - Đức) vào năm 1669 nhận định những ngọn đèn vĩnh cửu này cháy lâu như thế là do phốt pho. Người khác lại cho rằng chúng cháy lâu là do không cần không khí, ngược lại, nếu tiếp xúc với không khí chúng sẽ tắt. Nếu quả ý kiến này là đúng, thì lẽ nào người xưa đã biết kỹ thuật hút chân không? Vả chăng, lửa cháy không cần ôxy là chuyện hết sức khó hiểu.
Những cuộc tranh luận này buộc người ta quay về một bí ẩn khác: kỹ thuật chiếu sáng của người Ai Cập. Trên các đường phố Ai Cập cổ, người ta dùng đèn dầu và đuốc. Nhiên liệu là những cặn bã có nhiều chất béo và chất nhờn. Nhưng ở những hầm mộ được đào sâu vào núi đến 100 mét thì các nô lệ và nhà điêu khắc đã làm việc với ánh sáng gì? Trong các hầm mộ này, không hề có dấu vết của ngọn đèn hay ngọn đuốc nào. Vậy phải chăng người Ai Cập đã dùng các loại gương để phản chiếu ánh sáng mặt trời? Nhưng các loại “gương” thời ấy chỉ bằng bạc, và chỉ có thể phản chiếu 40% ánh sáng, nghĩa là ở độ sâu vài chục mét, bóng tối sẽ lại bao phủ hoàn toàn.
Và rồi một phát hiện chấn động đã làm thế giới khảo cổ bàng hoàng: tại đền Hator ở Denderah (được xây dựng cách đây hơn 4.200 năm) có một gian phòng nằm rất sâu. Trong đó có những bức vẽ cho thấy người Ai Cập “đã sử dụng những dụng cụ kỳ lạ trông như bóng đèn điện ngày nay!”. Phải chăng đây chính là kỹ thuật ánh sáng bí ẩn. Nhà khoa học Erich Von Daniken (Đức) đang cố công tái tạo những bóng đèn to tướng này trong phòng thí nghiệm, nhưng vẫn chưa tìm được cốt lõi của vấn đề. Các nhà Ai Cập học cũng chào thua, vì rõ ràng thời ấy chưa có điện. Vậy, những ngọn đèn ấy được thắp sáng bằng gì? Giải được bài toán này, chúng ta cũng sẽ có câu trả lời cho bí ẩn về những ngọn đèn vĩnh cửu