- Tham gia
- 20/7/2015
- Bài viết
- 1.309
Đó là nhà hàng được sáng lập bởi Larry Leith - vận động viên trượt tuyết chuyên nghiệp, từng mở tiệm bán dụng cụ trượt tuyết, và xưởng sửa chữa xe ôtô.
Một ngày nọ, Leith đột nhiên nảy sinh hứng thú với ngành nhà hàng. Anh muốn mở nhà hàng phục vụ món Nhật tại Denver, Hoa Kỳ. Mặc dù vào thời điểm đó, món Nhật chưa thịnh hành, Leith đã ấp ủ việc tạo một nhà hàng bình dân cho đông đảo mọi người. Thế là nhà hàng Tokyo Joe’s được hình thành với lời thân tình, mời gọi người Mỹ đến thưởng thức món Nhật.
Chưa có chút kiến thức hay kinh nghiệm nào về kinh doanh nhà hàng, Leith tìm đọc ngấu nghiến tất cả những quyển sách nấu ăn có ở Colorado. Sau đó, anh còn xin làm công không ăn lương 3 tháng, phụ việc cho một nhà hàng Nhật nhỏ. Tiếp theo, Leith tốn 10 tháng để lên kế hoạch, rồi mất thêm 2 năm để tìm vị trí thuận lợi cho một nhà hàng.
Tất cả những công đoạn đó tiêu tốn của Leith toàn bộ số tiền mà anh tích góp từ việc làm ăn bấy lâu nay cộng với chiếc BMW đời 1973 thương yêu. Bên cạnh đó, anh cũng “vay tạm” 220.000 USD tiền một người bạn đầu tư vào xưởng sửa chữa xe ngày xưa. Cuối cùng, sau bao nỗ lực và kỳ công, Tokyo Joe’s khai trương ngày 13/3/1996. Lúc đó, Larry Leith gần như đã hoàn toàn khánh kiệt.
Ngày khởi đầu, khi mở cửa nhà hàng, tuy Leith chỉ tiếp thị bằng một banner ở cửa trước, ghi dòng chữ: “Mới Khai Trương!”, và phát phiếu ăn qua đường bưu điện. Có lẽ ý tưởng độc đáo thu hút thực khách đến tiệm mà Leith nghĩ ra là: miễn phí bữa trưa và bữa tối trong ngày đầu tiên. Kết qua thật bất ngờ, tiệm Tokyo Joe’s hết sạch thức ăn vào lúc 7 giờ tối, sau khi phục vụ gần 800 bữa ăn. Một sự khởi đầu quá sáng sủa cho tương lai của Tokyo Joe’s.
Đến ngày thứ hai, bắt đầu chính thức kinh doanh làm lời, Leith phải cân nhắc chuyện định giá cho thực đơn nhà hàng. Cách tính truyền thống là: tiền nguyên liệu thức ăn chiếm 30% giá bán ra. Nhưng, đó chỉ là bước cơ bản. Leith định giá dựa trên tiêu chí kinh doanh của mình. Anh xác định rằng nhà hàng món Nhật Tokyo Joe’s nằm ở vị trí giữa chuỗi tiệm bán thức ăn nhanh và những nhà hàng xa hoa. Vì thế, Leith quyết định Tokyo Joe’s sẽ cung cấp bữa trưa và tối thật đầy đủ dinh dưỡng, lạ vị, ngon miệng, đơn giản. Ngày nay, chén cơm gà có giá từ 5 đến 7 USD.
Leith đánh giá rằng khi kinh doanh nhà hàng, hai điều cần lưu ý nhất là địa điểm và thực đơn: “Nếu bạn ở vị trí ngõ hẻm, bạn phải mất cả đời để tiếp thị. Vị trí tốt và món ăn ngon sẽ tự khắc thu hút khách”.
Ngày đó, công nghệ thông tin chưa phát triển, quảng cáo chưa đa dạng, nên Leith vẫn phải phát phiếu ăn để thu hút thực khách. Tuy nhiên, anh giảm dần và ngưng hẳn chuyện đó, để tránh không bị xếp vào loại nhà hàng hạng ba: chỉ có thể sống nhờ việc phát phiếu ăn. Và thực vậy, chất lượng làm nên số lượng. Dẫu không còn phát phiếu ăn, món tekiyaki vẫn thu hút đông đảo thực khách.
Từ tháng thứ hai sau khi khai trương, Tokyo Joe’s đã có thể kiếm lãi. Tám tháng sau, Leith mở thêm chi nhánh. Và cứ đều đặn những năm tiếp theo, hằng năm, Leith lại mở một hai chi nhánh khắp khu vực Denver. Thu nhập của Tokyo Joe’s là 1,3 triệu USD/năm. Năm nay, Leith sẽ mở tiệm thứ 19 và 20.
Leith luôn theo sát từng bước đi của nhà hàng. Anh ở Tokyo Joe’s từ 5 giờ sáng đến 11 giờ khuya. Anh chào đón từng vị khách bước vào nhà hàng. Leith nói: “Tôi có thể không biết họ tên gì, nhưng tôi biết họ sẽ gọi món gì”… Leith còn chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt như: in địa chỉ e-mail của anh lên mỗi tách trong nhà hàng, và anh tự phản hồi từng lời ca than, phê bình trong vòng 48 giờ sau khi nhận được.
Leith trả lương cho quản lý nhà hàng nhiều hơn lương của bản thân anh. Khoảng 50.000 USD, chưa kể tiền thưởng. Ngoài ra, anh lần lượt mời từng người cùng gia đình họ đến nghỉ hè một tuần tại nhà nghỉ ở Maui của anh. Leith nói: “Hãy tốt với những nhân viên của bạn để họ tốt hơn nữa với khách hàng của bạn”.
Một ngày nọ, Leith đột nhiên nảy sinh hứng thú với ngành nhà hàng. Anh muốn mở nhà hàng phục vụ món Nhật tại Denver, Hoa Kỳ. Mặc dù vào thời điểm đó, món Nhật chưa thịnh hành, Leith đã ấp ủ việc tạo một nhà hàng bình dân cho đông đảo mọi người. Thế là nhà hàng Tokyo Joe’s được hình thành với lời thân tình, mời gọi người Mỹ đến thưởng thức món Nhật.
Chưa có chút kiến thức hay kinh nghiệm nào về kinh doanh nhà hàng, Leith tìm đọc ngấu nghiến tất cả những quyển sách nấu ăn có ở Colorado. Sau đó, anh còn xin làm công không ăn lương 3 tháng, phụ việc cho một nhà hàng Nhật nhỏ. Tiếp theo, Leith tốn 10 tháng để lên kế hoạch, rồi mất thêm 2 năm để tìm vị trí thuận lợi cho một nhà hàng.
Tất cả những công đoạn đó tiêu tốn của Leith toàn bộ số tiền mà anh tích góp từ việc làm ăn bấy lâu nay cộng với chiếc BMW đời 1973 thương yêu. Bên cạnh đó, anh cũng “vay tạm” 220.000 USD tiền một người bạn đầu tư vào xưởng sửa chữa xe ngày xưa. Cuối cùng, sau bao nỗ lực và kỳ công, Tokyo Joe’s khai trương ngày 13/3/1996. Lúc đó, Larry Leith gần như đã hoàn toàn khánh kiệt.
Ngày khởi đầu, khi mở cửa nhà hàng, tuy Leith chỉ tiếp thị bằng một banner ở cửa trước, ghi dòng chữ: “Mới Khai Trương!”, và phát phiếu ăn qua đường bưu điện. Có lẽ ý tưởng độc đáo thu hút thực khách đến tiệm mà Leith nghĩ ra là: miễn phí bữa trưa và bữa tối trong ngày đầu tiên. Kết qua thật bất ngờ, tiệm Tokyo Joe’s hết sạch thức ăn vào lúc 7 giờ tối, sau khi phục vụ gần 800 bữa ăn. Một sự khởi đầu quá sáng sủa cho tương lai của Tokyo Joe’s.
Đến ngày thứ hai, bắt đầu chính thức kinh doanh làm lời, Leith phải cân nhắc chuyện định giá cho thực đơn nhà hàng. Cách tính truyền thống là: tiền nguyên liệu thức ăn chiếm 30% giá bán ra. Nhưng, đó chỉ là bước cơ bản. Leith định giá dựa trên tiêu chí kinh doanh của mình. Anh xác định rằng nhà hàng món Nhật Tokyo Joe’s nằm ở vị trí giữa chuỗi tiệm bán thức ăn nhanh và những nhà hàng xa hoa. Vì thế, Leith quyết định Tokyo Joe’s sẽ cung cấp bữa trưa và tối thật đầy đủ dinh dưỡng, lạ vị, ngon miệng, đơn giản. Ngày nay, chén cơm gà có giá từ 5 đến 7 USD.
Leith đánh giá rằng khi kinh doanh nhà hàng, hai điều cần lưu ý nhất là địa điểm và thực đơn: “Nếu bạn ở vị trí ngõ hẻm, bạn phải mất cả đời để tiếp thị. Vị trí tốt và món ăn ngon sẽ tự khắc thu hút khách”.
Ngày đó, công nghệ thông tin chưa phát triển, quảng cáo chưa đa dạng, nên Leith vẫn phải phát phiếu ăn để thu hút thực khách. Tuy nhiên, anh giảm dần và ngưng hẳn chuyện đó, để tránh không bị xếp vào loại nhà hàng hạng ba: chỉ có thể sống nhờ việc phát phiếu ăn. Và thực vậy, chất lượng làm nên số lượng. Dẫu không còn phát phiếu ăn, món tekiyaki vẫn thu hút đông đảo thực khách.
Từ tháng thứ hai sau khi khai trương, Tokyo Joe’s đã có thể kiếm lãi. Tám tháng sau, Leith mở thêm chi nhánh. Và cứ đều đặn những năm tiếp theo, hằng năm, Leith lại mở một hai chi nhánh khắp khu vực Denver. Thu nhập của Tokyo Joe’s là 1,3 triệu USD/năm. Năm nay, Leith sẽ mở tiệm thứ 19 và 20.
Leith luôn theo sát từng bước đi của nhà hàng. Anh ở Tokyo Joe’s từ 5 giờ sáng đến 11 giờ khuya. Anh chào đón từng vị khách bước vào nhà hàng. Leith nói: “Tôi có thể không biết họ tên gì, nhưng tôi biết họ sẽ gọi món gì”… Leith còn chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt như: in địa chỉ e-mail của anh lên mỗi tách trong nhà hàng, và anh tự phản hồi từng lời ca than, phê bình trong vòng 48 giờ sau khi nhận được.
Leith trả lương cho quản lý nhà hàng nhiều hơn lương của bản thân anh. Khoảng 50.000 USD, chưa kể tiền thưởng. Ngoài ra, anh lần lượt mời từng người cùng gia đình họ đến nghỉ hè một tuần tại nhà nghỉ ở Maui của anh. Leith nói: “Hãy tốt với những nhân viên của bạn để họ tốt hơn nữa với khách hàng của bạn”.
Nguồn Liên hiệp Doanh nghiệp - dịch Bách Hợp