BapSoaiCa
Thành viên
- Tham gia
- 18/7/2020
- Bài viết
- 5
Về mặt điện tử
Các chip led hoạt động tương tự như những loại đi ốt bán dẫn, được cấu tạo bởi khối bán dẫn loại P bao gồm nhiều lỗ trống tự do mang điện tích dương và một khối bán dẫn loại N chứa các điện tử tự do. Khi ghép với nhau, các lỗ trống có xu hướng dịch chuyển sang khối bán dẫn N, cùng lúc đó các điện tử tích điện âm lại có xu hướng dịch chuyển sang khối P. Sau quá trình đó, khối P sẽ bị dư thừa các điện tử, thiếu hụt lỗ trống và mang điện tích âm. Còn khối N sẽ bị dư thừa chỗ trống, thiếu đi một lượng điện tử và tích điện dương.
Ở mặt tiếp giáp với hai khối bán dẫn, các lỗ trống và điện tử tiến lại gần nhau và kết hợp tạo nên các nguyên tử trung hòa về điện, quá trình này có thể tạo ra nguồn năng lượng ánh sáng.
Lớp tráng phủ
Các chip LED được bọc bên ngoài bằng lớp vỏ nhựa trong suốt hoặc có màu. Lớp vỏ bên ngoài như một đối tượng trung gian giữa lớp bán dẫn và không khí bởi chiết xuất của nó cao hơn không khí nhưng lại nhỏ hơn lớp bán dẫn. Từ đó làm tăng khả năng phát sáng bởi ánh sáng có góc tới cao hơn góc tới hạn và có thể lọt ra được môi trường bên ngoài.
Công nghệ LED là công nghệ “gần như hoàn hảo” so với các đèn truyền thống hiện nay vì:
- Đèn LED đang dần thay thế các đèn truyền thống, ứng dụng nhiều trong chiếu sáng nội ngoại thất cũng như trong chiếu sáng đường phố, công nghiệp.
- Đèn LED tiết kiệm điện năng, ít hơn đến 80% so với các loại đèn chiếu sáng khác, tuổi thọ cao, có thể lên đến 50,000 giờ.
- Có thể hoạt động tốt ở các môi trường và thời tiết khắc nghiệt nhất.
- Không phát ra tia cực tím, không có các yếu tố độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và môi trường (giảm được lượng khí CO2).