- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Thời gian gần đây, đề văn mở đang được ngành giáo dục tích cực sử dụng với mong muốn giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng. Tuy nhiên, cũng từ đề văn mở đã xảy ra không ít chuyện trớ trêu...
Bịa thoải mái
Một cô giáo dạy THPT kể: Mới rồi, cô cho các HS làm bài văn mở kể về gia đình mình. Khi thu bài, cô phát hiện ra, có tới 70% HS trong lớp của mình bỗng dưng… nhà nghèo.
Em H tâm sự, nhà đông anh chị em. Bố mẹ đều làm công nhân nhưng hàng tháng vẫn chắt chiu từng đồng lương eo hẹp để nuôi các con ăn học bằng người. Lại có em M viết, ngày ngày, mẹ em phải dậy sớm, mang rau ra chợ bán. Bóng mẹ lam lũ, tấm áo đã bạc màu chằng chịt vết vá. Bưng bát cơm lên là em lại thấy thấm đẫm từng giọt mồ hôi của mẹ. Còn em L thì kể về người bố gà trống nuôi con sau khi mẹ em mắc bạo bệnh qua đời.
Nhưng, sẽ chẳng có gì đáng nói nếu thực tế hoàn cảnh gia đình các em khác hẳn. Em H là con một mà gia đình khá giả, bố là tổng giám đốc. Bố mẹ M đều là trí thức, còn là phó giáo sư, tiến sỹ hẳn hoi. Và cá biệt thì em L, mẹ em vẫn đang sống khỏe mạnh, thậm chí thi thoảng vẫn đưa đón em tới trường.
“Nhà nghèo, mẹ mất, bố cặp bồ” là môtíp mà nhiều em HS sử dụng khi được yêu cầu viết về gia đình, ký ức đáng nhớ trong cuộc đời. Với suy nghĩ của HS, bài văn mở phải tang thương, thê thảm… thì mới hy vọng đạt được điểm cao nhờ chạm tới tâm can người chấm. Trước một bài văn bày tỏ chính kiến về lòng trung thực, có HS sẵn sàng để bố bị đi tù vì làm ăn phi pháp trong khi ngoài đời, bố em không như vậy. Bình luận về một câu nói nổi tiếng, các em thích kiểu viết tầm chương trích cú, đưa thêm điển tích, các câu văn kêu chan chát… ngay cả khi các em còn chưa hiểu hết ý nghĩa những gì mình viết ra. Với một đề văn mở làm trong quy mô nhỏ, cô giáo còn có thể biết được bao nhiêu phần trăm bài văn đó của HS xuất phát từ suy nghĩ thật. Với thi tốt nghiệp, thi đại học thì… chịu.
Một cô giáo khác lại kể: Trong SGK có đề bài yêu cầu HS viết tiếp chuyện Mỵ Châu-Trọng Thủy, có HS đã cho Mỵ Châu-Trọng Thủy sống lại rồi kết hôn, sinh ra một đàn con trên nước Việt. Thi thoảng Trọng Thủy cũng hồi hương nhưng hai vợ chồng đã không còn phải rút lông ngỗng dẫn đường vì giờ đây họ đã có ipad, webcam gắn kết. Còn với đề văn mở viết tiếp chuyện Tấm Cám, có HS tưởng tượng Tấm qua đời, xuống âm ti gặp lại Cám và mẹ kế. Cám và mẹ kiện lên Diêm vương và Tấm bị phanh thây vì trên dương gian đã mắc tội ác giết người tàn bạo. Có em thì để Cám đi tìm mẹ của Tấm và làm lẩu mẹ Tấm khiến Tấm cũng… ức lên mà chết.
Đề văn mở-mở tới cỡ nào?
Có một đề văn mở khác được in trong SGK ngữ văn lớp 6 cũng đang gây nên làn sóng tranh luận về tính hợp lý. Đề bài yêu cầu HS: “Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước”. Những ý kiến phản đối cho rằng: Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết dân tộc, ít nhiều đã định hình trong HS, trở thành hình tượng, là thông điệp đẹp nói về nỗ lực chống thiên tai của nhân dân. Nhưng nay lại yêu cầu HS tưởng tượng ra những Sơn Tinh, Thủy Tinh trong thời @, cũng dùng toàn bộ các thiết bị của thời @ thì... thật không nên.
“Hãy thử tưởng tượng Sơn Tinh lái máy xúc vừa dùng điện thoại di động gọi đệ tử tới giúp sức, người đổ xi măng, người ngồi trên xe lội nước… còn Thủy Tinh lao máy bay trực thăng tới chiến đấu thì… chuyện sẽ méo mó đến thế nào?”. Lẽ ra, đề đừng nên mở theo cách cụ thể hóa tới từng dụng cụ như vậy.
Cô giáo ngữ văn Trần Thị Thu Hường, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai cho rằng, đề văn mở rất tốt nhưng cần có thêm điều kiện là mở như thế nào và mở đến đâu. Mở không có nghĩa là… thả lỏng, mặc kệ HS mà thiếu định hướng.
Cách đây chưa lâu, bài văn mở của một HS lớp 12 trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) cũng từng trở thành đề tài gây xôn xao. Khi được yêu cầu viết về nạn bạo lực học đường, HS V.A đã dùng chính tình trạng cơ sở vật chất thiếu thốn của lớp (quạt hỏng, lớp chật)… để minh chứng cho việc HS cũng đang bị “bạo lực về tinh thần”. Cô giáo bèn cho bài văn điểm 0 với lời phê “ý thức làm bài kém” nhưng các HS lại ủng hộ vì cho rằng bạn mình đã dám nói lên suy nghĩ thật trong bài văn mở.
Theo cô Phương Anh, giáo viên ngữ văn trường THCS Lê Ngọc Hân, làm và chấm bài văn mở cũng là một nghệ thuật. Đề văn mở rất nên được dựa trên sự thật nhưng đó là sự thật của văn chương không phải để xúc phạm trực tiếp người khác. Về phía người chấm cũng cần “mở” tư duy để không ép buộc HS làm theo khuôn mẫu nào.
“Thời gian gần đây, chúng ta có thể thấy dạng đề văn mở xuất hiện khá nhiều, từ đề thi kiểm tra, thi tốt nghiệp, thi ĐH… Nhưng, quả thật, ra và làm đề văn mở không thể chỉ làm theo… mốt”-một thầy giáo cho biết.
(Theo Phụ Nữ Thủ Đô)
|
TS dự thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT năm 2012 trao đổi về đề thi |
Một cô giáo dạy THPT kể: Mới rồi, cô cho các HS làm bài văn mở kể về gia đình mình. Khi thu bài, cô phát hiện ra, có tới 70% HS trong lớp của mình bỗng dưng… nhà nghèo.
Em H tâm sự, nhà đông anh chị em. Bố mẹ đều làm công nhân nhưng hàng tháng vẫn chắt chiu từng đồng lương eo hẹp để nuôi các con ăn học bằng người. Lại có em M viết, ngày ngày, mẹ em phải dậy sớm, mang rau ra chợ bán. Bóng mẹ lam lũ, tấm áo đã bạc màu chằng chịt vết vá. Bưng bát cơm lên là em lại thấy thấm đẫm từng giọt mồ hôi của mẹ. Còn em L thì kể về người bố gà trống nuôi con sau khi mẹ em mắc bạo bệnh qua đời.
Nhưng, sẽ chẳng có gì đáng nói nếu thực tế hoàn cảnh gia đình các em khác hẳn. Em H là con một mà gia đình khá giả, bố là tổng giám đốc. Bố mẹ M đều là trí thức, còn là phó giáo sư, tiến sỹ hẳn hoi. Và cá biệt thì em L, mẹ em vẫn đang sống khỏe mạnh, thậm chí thi thoảng vẫn đưa đón em tới trường.
“Nhà nghèo, mẹ mất, bố cặp bồ” là môtíp mà nhiều em HS sử dụng khi được yêu cầu viết về gia đình, ký ức đáng nhớ trong cuộc đời. Với suy nghĩ của HS, bài văn mở phải tang thương, thê thảm… thì mới hy vọng đạt được điểm cao nhờ chạm tới tâm can người chấm. Trước một bài văn bày tỏ chính kiến về lòng trung thực, có HS sẵn sàng để bố bị đi tù vì làm ăn phi pháp trong khi ngoài đời, bố em không như vậy. Bình luận về một câu nói nổi tiếng, các em thích kiểu viết tầm chương trích cú, đưa thêm điển tích, các câu văn kêu chan chát… ngay cả khi các em còn chưa hiểu hết ý nghĩa những gì mình viết ra. Với một đề văn mở làm trong quy mô nhỏ, cô giáo còn có thể biết được bao nhiêu phần trăm bài văn đó của HS xuất phát từ suy nghĩ thật. Với thi tốt nghiệp, thi đại học thì… chịu.
Một cô giáo khác lại kể: Trong SGK có đề bài yêu cầu HS viết tiếp chuyện Mỵ Châu-Trọng Thủy, có HS đã cho Mỵ Châu-Trọng Thủy sống lại rồi kết hôn, sinh ra một đàn con trên nước Việt. Thi thoảng Trọng Thủy cũng hồi hương nhưng hai vợ chồng đã không còn phải rút lông ngỗng dẫn đường vì giờ đây họ đã có ipad, webcam gắn kết. Còn với đề văn mở viết tiếp chuyện Tấm Cám, có HS tưởng tượng Tấm qua đời, xuống âm ti gặp lại Cám và mẹ kế. Cám và mẹ kiện lên Diêm vương và Tấm bị phanh thây vì trên dương gian đã mắc tội ác giết người tàn bạo. Có em thì để Cám đi tìm mẹ của Tấm và làm lẩu mẹ Tấm khiến Tấm cũng… ức lên mà chết.
Đề văn mở-mở tới cỡ nào?
Có một đề văn mở khác được in trong SGK ngữ văn lớp 6 cũng đang gây nên làn sóng tranh luận về tính hợp lý. Đề bài yêu cầu HS: “Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước”. Những ý kiến phản đối cho rằng: Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết dân tộc, ít nhiều đã định hình trong HS, trở thành hình tượng, là thông điệp đẹp nói về nỗ lực chống thiên tai của nhân dân. Nhưng nay lại yêu cầu HS tưởng tượng ra những Sơn Tinh, Thủy Tinh trong thời @, cũng dùng toàn bộ các thiết bị của thời @ thì... thật không nên.
“Hãy thử tưởng tượng Sơn Tinh lái máy xúc vừa dùng điện thoại di động gọi đệ tử tới giúp sức, người đổ xi măng, người ngồi trên xe lội nước… còn Thủy Tinh lao máy bay trực thăng tới chiến đấu thì… chuyện sẽ méo mó đến thế nào?”. Lẽ ra, đề đừng nên mở theo cách cụ thể hóa tới từng dụng cụ như vậy.
Cô giáo ngữ văn Trần Thị Thu Hường, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai cho rằng, đề văn mở rất tốt nhưng cần có thêm điều kiện là mở như thế nào và mở đến đâu. Mở không có nghĩa là… thả lỏng, mặc kệ HS mà thiếu định hướng.
Cách đây chưa lâu, bài văn mở của một HS lớp 12 trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) cũng từng trở thành đề tài gây xôn xao. Khi được yêu cầu viết về nạn bạo lực học đường, HS V.A đã dùng chính tình trạng cơ sở vật chất thiếu thốn của lớp (quạt hỏng, lớp chật)… để minh chứng cho việc HS cũng đang bị “bạo lực về tinh thần”. Cô giáo bèn cho bài văn điểm 0 với lời phê “ý thức làm bài kém” nhưng các HS lại ủng hộ vì cho rằng bạn mình đã dám nói lên suy nghĩ thật trong bài văn mở.
Theo cô Phương Anh, giáo viên ngữ văn trường THCS Lê Ngọc Hân, làm và chấm bài văn mở cũng là một nghệ thuật. Đề văn mở rất nên được dựa trên sự thật nhưng đó là sự thật của văn chương không phải để xúc phạm trực tiếp người khác. Về phía người chấm cũng cần “mở” tư duy để không ép buộc HS làm theo khuôn mẫu nào.
“Thời gian gần đây, chúng ta có thể thấy dạng đề văn mở xuất hiện khá nhiều, từ đề thi kiểm tra, thi tốt nghiệp, thi ĐH… Nhưng, quả thật, ra và làm đề văn mở không thể chỉ làm theo… mốt”-một thầy giáo cho biết.
(Theo Phụ Nữ Thủ Đô)