bemai94
Thành viên
- Tham gia
- 17/9/2024
- Bài viết
- 26
(PLO)- Đề Văn lớp 10 của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi nhận được nhiều ý kiến, tranh luận khi đề cập đến lối sống phông bạt của giới trẻ.
Tối qua, trên mạng xã hội lan truyền đề Văn lớp 10 của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6, TP.HCM) với nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Đề Văn lớp 10 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6, TP.HCM) gây xôn xao mạng xã hội. Ảnh: MXH
Một học sinh lớp 10 A25, Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, xác nhận đây là đề Văn lớp 10 giữa kỳ của lớp. “Có thể đề quá ngắn gọn nên gây sự chú ý” – nữ sinh này nói, đồng thời cho hay em thấy vấn đề này gần gũi với giới trẻ, đề ngắn gọn nhưng không khó.
“Đây là vấn đề thời sự hiện nay, học sinh chỉ cần nắm bắt tin tức thời sự, theo dõi mạng xã hội là có thể hiểu rõ yêu cầu của đề. Đề yêu cầu nghị luận về lối sống phông bạt thì trước hết cần phải giải thích từ khóa trên rồi nêu lên quan điểm của mình. Đây là vấn đề không quá xa lạ” – nữ sinh này bày tỏ.
Tuy vậy, một giáo viên dạy Văn tại một trường THPT ở TP Thủ Đức nói đề chưa ổn ở chỗ đã sử dụng tiếng lóng “phông bạt” khiến đề bài kiểm tra thiếu chuẩn mực. Nghe thì có vẻ thời sự, thực tế, gần gũi để học sinh bày tỏ quan điểm của mình, nhưng cho đây là "lối sống của giới trẻ" thì không nên.
"Từ bao giờ mà “phông bạt” trở thành lối sống của giới trẻ?" - vị này nêu.
Cũng theo vị này, phông bạt chỉ là hiện tượng, hành vi gần đây của 1 số rất ít người muốn đánh bóng tên tuổi, xây dựng hình ảnh hào nhoáng bên ngoài hoàn toàn khác thực tế, che đậy thực tế một cách trắng trợn, trơ trẽn vì mục đích cá nhân. Có thể nhiều học sinh chưa hiểu phông bạt là gì trong khi đó giáo viên lại yêu cầu bàn luận.
Và cuối cùng, theo giáo viên này, một đề kiểm tra nên hướng tới giá trị tốt đẹp, mang tính định hướng cho học sinh mới là điều giáo viên nên làm.
Tiếp đó, một giáo viên dạy ngữ Văn tại một trường THPT ở quận Bình Thạnh cho rằng đề kiểm tra giữa kỳ 1 đối với môn Văn nếu chọn hình thức viết, ít nhất phải hình thành 2 kỹ năng đó là kỹ năng đọc hiểu và viết. Tuy nhiên đề chỉ có kỹ năng viết nên chưa đảm bảo về mặt hình thành kỹ năng cho học sinh. Tiếp đó, nội dung của đề, lối sống phông bạt sẽ gây khó cho học sinh.
"Thiết nghĩ trong đề cần phải có phần chú thích nghĩa của từ phông bạt là gì bởi vì nó được hiểu với nghĩa chuyển. Đề kiểm tra về ngữ nghĩa phải tường minh còn nếu từ ngữ chưa rõ nghĩa cần phải chú thích và hơn nữa từ đó cần phải được để trong ngoặc kép bởi từ phông bạt trong đề được hiểu với nghĩa khác. Thực tế không phải học sinh nào cũng có thể hiểu ý nghĩa sâu xa của từ trên” – cô giáo này nói
Tương tự, một giáo viên khác bày tỏ bình thường bài giữa kỳ sẽ làm trong 90 phút gồm phần đọc hiểu và phần viết. Tuy nhiên, trong đề chỉ có phần viết về một vấn đề xã hội, để kiểm tra toàn diện năng lực của học sinh cần có thêm phần đọc hiểu.
"Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào tổ Văn của trường xây dựng khung chương trình, ma trận đề kiểm tra như thế nào và thực hiện trong bao nhiêu phút. Thông thường, bài giữa kỳ là 90 phút" - cô giáo chia sẻ.
Đi vào nội dung của đề, nữ giáo viên này cho rằng đề hơi ngẫu hứng. Vấn đề được đặt ra ở trong đề là một vấn đề mới, "hot" đó là lối sống phông bạt. Có lẽ, khi giáo viên ra đề này cần phải có phần gợi dẫn, định hướng ở trước để học sinh có thể hiểu thế nào lối sống phông bạt và bàn luận. Trong khi đề Văn lớp 10 này không có phần lý giải, yêu cầu học sinh bàn luận ngay, đòi hỏi khả năng tiếp cận xã hội của các em hết sức chủ động. Trường hợp những em ít nắm bắt thông tin về xã hội sẽ gây khó khăn.
PLO đã liên hệ với lãnh đạo Trường THPT Mạc Đĩnh Chi về đề Văn lớp 10 nêu trên nhưng chưa nhận được phản hồi
Nội dung: Nguyễn Quyên
Nguồn: https://plo.vn/de-van-lop-10-gay-chu-y-khi-de-cap-den-loi-song-phong-bat-post817371.html
Tối qua, trên mạng xã hội lan truyền đề Văn lớp 10 của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6, TP.HCM) với nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Một học sinh lớp 10 A25, Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, xác nhận đây là đề Văn lớp 10 giữa kỳ của lớp. “Có thể đề quá ngắn gọn nên gây sự chú ý” – nữ sinh này nói, đồng thời cho hay em thấy vấn đề này gần gũi với giới trẻ, đề ngắn gọn nhưng không khó.
“Đây là vấn đề thời sự hiện nay, học sinh chỉ cần nắm bắt tin tức thời sự, theo dõi mạng xã hội là có thể hiểu rõ yêu cầu của đề. Đề yêu cầu nghị luận về lối sống phông bạt thì trước hết cần phải giải thích từ khóa trên rồi nêu lên quan điểm của mình. Đây là vấn đề không quá xa lạ” – nữ sinh này bày tỏ.
Tuy vậy, một giáo viên dạy Văn tại một trường THPT ở TP Thủ Đức nói đề chưa ổn ở chỗ đã sử dụng tiếng lóng “phông bạt” khiến đề bài kiểm tra thiếu chuẩn mực. Nghe thì có vẻ thời sự, thực tế, gần gũi để học sinh bày tỏ quan điểm của mình, nhưng cho đây là "lối sống của giới trẻ" thì không nên.
"Từ bao giờ mà “phông bạt” trở thành lối sống của giới trẻ?" - vị này nêu.
Cũng theo vị này, phông bạt chỉ là hiện tượng, hành vi gần đây của 1 số rất ít người muốn đánh bóng tên tuổi, xây dựng hình ảnh hào nhoáng bên ngoài hoàn toàn khác thực tế, che đậy thực tế một cách trắng trợn, trơ trẽn vì mục đích cá nhân. Có thể nhiều học sinh chưa hiểu phông bạt là gì trong khi đó giáo viên lại yêu cầu bàn luận.
Và cuối cùng, theo giáo viên này, một đề kiểm tra nên hướng tới giá trị tốt đẹp, mang tính định hướng cho học sinh mới là điều giáo viên nên làm.
Tiếp đó, một giáo viên dạy ngữ Văn tại một trường THPT ở quận Bình Thạnh cho rằng đề kiểm tra giữa kỳ 1 đối với môn Văn nếu chọn hình thức viết, ít nhất phải hình thành 2 kỹ năng đó là kỹ năng đọc hiểu và viết. Tuy nhiên đề chỉ có kỹ năng viết nên chưa đảm bảo về mặt hình thành kỹ năng cho học sinh. Tiếp đó, nội dung của đề, lối sống phông bạt sẽ gây khó cho học sinh.
"Thiết nghĩ trong đề cần phải có phần chú thích nghĩa của từ phông bạt là gì bởi vì nó được hiểu với nghĩa chuyển. Đề kiểm tra về ngữ nghĩa phải tường minh còn nếu từ ngữ chưa rõ nghĩa cần phải chú thích và hơn nữa từ đó cần phải được để trong ngoặc kép bởi từ phông bạt trong đề được hiểu với nghĩa khác. Thực tế không phải học sinh nào cũng có thể hiểu ý nghĩa sâu xa của từ trên” – cô giáo này nói
Tương tự, một giáo viên khác bày tỏ bình thường bài giữa kỳ sẽ làm trong 90 phút gồm phần đọc hiểu và phần viết. Tuy nhiên, trong đề chỉ có phần viết về một vấn đề xã hội, để kiểm tra toàn diện năng lực của học sinh cần có thêm phần đọc hiểu.
"Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào tổ Văn của trường xây dựng khung chương trình, ma trận đề kiểm tra như thế nào và thực hiện trong bao nhiêu phút. Thông thường, bài giữa kỳ là 90 phút" - cô giáo chia sẻ.
Đi vào nội dung của đề, nữ giáo viên này cho rằng đề hơi ngẫu hứng. Vấn đề được đặt ra ở trong đề là một vấn đề mới, "hot" đó là lối sống phông bạt. Có lẽ, khi giáo viên ra đề này cần phải có phần gợi dẫn, định hướng ở trước để học sinh có thể hiểu thế nào lối sống phông bạt và bàn luận. Trong khi đề Văn lớp 10 này không có phần lý giải, yêu cầu học sinh bàn luận ngay, đòi hỏi khả năng tiếp cận xã hội của các em hết sức chủ động. Trường hợp những em ít nắm bắt thông tin về xã hội sẽ gây khó khăn.
PLO đã liên hệ với lãnh đạo Trường THPT Mạc Đĩnh Chi về đề Văn lớp 10 nêu trên nhưng chưa nhận được phản hồi
Nội dung: Nguyễn Quyên
Nguồn: https://plo.vn/de-van-lop-10-gay-chu-y-khi-de-cap-den-loi-song-phong-bat-post817371.html