- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 181
Cuối tuần này, ngày 7-4, hơn 94.000 thí sinh trên cả nước sẽ bắt đầu kỳ thi đợt 1 đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2024. Đây là đợt có số lượng thí sinh dự thi cao nhất từ trước đến nay của kỳ thi, tính từ năm 2018.
Kỳ thi dành cho học sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do muốn xét tuyển vào 105 trường ĐH-CĐ, trong đó 97 trường ĐH.
Trao đổi với PLO, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo của ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết cách ra đề thi đánh giá năng lực năm nay vẫn tương tự như những năm trước. ĐH Quốc gia TP.HCM đã huy động đội ngũ chuyên gia lớn để xây dựng ngân hàng đề thi và hàng năm đều được rà soát để loại bỏ hoặc bổ sung câu hỏi một cách chặt chẽ.
Tiến sĩ Chính khuyên thí sinh nên chủ động học tập, hệ thống hóa kiến thức, phối hợp cùng nhau học tập theo nhóm và tự học thật tốt chương trình ở phổ thông sẽ đủ để làm được bài thi này.
Về cấu trúc và nội dung đề thi năm nay, theo công bố của ĐH Quốc gia TP.HCM, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, thang điểm 1200 điểm. Thí sinh làm bài trên giấy trong thời gian 150 phút.
Cấu trúc của bài thi gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; và Giải quyết vấn đề.
Cụ thể như sau:
Chi tiết hơn, ở phần 1 là sử dụng ngôn ngữ (60 câu), sẽ gồm hai phần nhỏ. Trong đó, phần tiếng Việt (20 câu), đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản và sử dụng tiếng Việt, và khả năng cảm thụ, phân tích các tác phẩm văn học. Đề thi tích hợp nhiều kiến thức về ngữ văn, đòi hỏi thí sinh nắm vững những kỹ năng thực hành tiếng Việt để áp dụng vào giải quyết các vấn đề liên quan.
Còn phần tiếng Anh (20 câu), đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh tổng quát ở cấp độ A2-B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 5 bậc, thông qua các nội dung: lựa chọn cấu trúc câu, nhận diện lỗi sai, đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn:
Ở phần 2 là Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu (30 câu): Đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức toán học; khả năng tư duy logic; khả năng diễn giải, so sánh phân tích số liệu, chi tiết như sau:
Kỳ thi dành cho học sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do muốn xét tuyển vào 105 trường ĐH-CĐ, trong đó 97 trường ĐH.
Trao đổi với PLO, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo của ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết cách ra đề thi đánh giá năng lực năm nay vẫn tương tự như những năm trước. ĐH Quốc gia TP.HCM đã huy động đội ngũ chuyên gia lớn để xây dựng ngân hàng đề thi và hàng năm đều được rà soát để loại bỏ hoặc bổ sung câu hỏi một cách chặt chẽ.
Tiến sĩ Chính khuyên thí sinh nên chủ động học tập, hệ thống hóa kiến thức, phối hợp cùng nhau học tập theo nhóm và tự học thật tốt chương trình ở phổ thông sẽ đủ để làm được bài thi này.
Về cấu trúc và nội dung đề thi năm nay, theo công bố của ĐH Quốc gia TP.HCM, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, thang điểm 1200 điểm. Thí sinh làm bài trên giấy trong thời gian 150 phút.
Cấu trúc của bài thi gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; và Giải quyết vấn đề.
Cụ thể như sau:
Chi tiết hơn, ở phần 1 là sử dụng ngôn ngữ (60 câu), sẽ gồm hai phần nhỏ. Trong đó, phần tiếng Việt (20 câu), đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản và sử dụng tiếng Việt, và khả năng cảm thụ, phân tích các tác phẩm văn học. Đề thi tích hợp nhiều kiến thức về ngữ văn, đòi hỏi thí sinh nắm vững những kỹ năng thực hành tiếng Việt để áp dụng vào giải quyết các vấn đề liên quan.
Còn phần tiếng Anh (20 câu), đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh tổng quát ở cấp độ A2-B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 5 bậc, thông qua các nội dung: lựa chọn cấu trúc câu, nhận diện lỗi sai, đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn:
Ở phần 2 là Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu (30 câu): Đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức toán học; khả năng tư duy logic; khả năng diễn giải, so sánh phân tích số liệu, chi tiết như sau:
Phần 3 là giải quyết vấn đề (60 câu), cụ thể:
ĐH Quốc gia TP.HCM lưu ý thí sinh thực hiện bài thi theo hướng dẫn làm bài trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 4 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn một đáp án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trên phiếu trả lời trắc nghiệm theo quy định.
Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần Giải quyết vấn đề là 500 điểm.
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM