trangxanh999
Thành viên
- Tham gia
- 13/7/2016
- Bài viết
- 0
Cảm nắng
Khi ở ngoài nắng quá lâu hoặc không được che chắn cẩn thận, bé rất dễ bị cảm nắng, say nắng. Do nhiệt độ môi trường tăng cao, bé bị mất nước dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, và sốt cao.
Chơi quá lâu dưới trời nắng gắt, trẻ dễ bị cảm nắng, sốt cao
Vì thế, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ chơi quá lâu ngoài nắng, đặc biệt là khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nếu bắt buộc phải ra ngoài khi trời đang nắng nóng, hãy che chắn cẩn thận, đội mũ rộng vành và cho con bạn uống nhiều nước để giảm nhiệt và làm mát cơ thể.
Viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản
Bố mẹ cho trẻ ăn, uống đồ lạnh như kem, nước đá khi nhiệt độ cơ thể đang cao là nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp như: viêm họng cấp, viêm amidam, viêm phế quản,…
Các bé có thể bị sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột, cơ thể chưa kịp thích ứng với môi trường mới. Việc cho trẻ ngồi dưới quạt gió quá mạnh, hoặc ở phòng điều hòa nhiệt độ thấp có thể gây ra các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng đến phổi và các cơ quan khác.
Khi trẻ đang nóng hoặc ra mồ hôi quá nhiều, bố mẹ nên đợi cho bé hạ nhiệt một chút, rồi bật quạt hoặc điều hòa. Chú ý nhiệt độ vừa phải để bé thích nghi từ từ và không bị sốc.
Bệnh đường tiêu hóa
Thời tiết nóng bất thường là điều kiện để vi khuẩn phát triển. Thức ăn, đồ uống không được bảo quản cản thận tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh đường tiêu hóa ở trẻ. Một số bệnh trẻ thường mắc phải như: tiêu chảy, khó tiêu, ngộ độc thực phẩm,... Những bệnh này nặng đều có thể xảy ra biến chứng.
Vì thế, bố mẹ nên cho trẻ ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm an toàn và bảo quản cẩn thận. Nên vệ sinh cá nhân cho bé thường xuyên, đặc biệt là tập cho bé rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Bệnh thủy đậu
Trẻ rất dễ nhiễm các bệnh do vi rút tấn công qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
Những trẻ bị bệnh về đường hô hấp thường có nguy cơ bị vi rút Varicella Zoter tấn công. Đó là một loại vi rút gây nên bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc với bọng nước của người bệnh. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, khả năng miễn dịch kém, cơ thể yếu rất dễ bị nhiễm loại bệnh này. Để phòng ngừa, bố mẹ hãy vệ sinh th.ân thể cho bé thật kỹ trong những ngày hè, cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và tránh để bé tiếp xúc với những trẻ đang mắc bệnh.
Bệnh do muỗi
Thời tiết nóng ẩm, môi trường ẩm thấp, là nơi trú ngụ và sinh sản của muỗi. Muỗi sinh sản mạnh nhất vào mùa hè, nên kéo theo các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét tăng cao. Để phòng ngừa các bệnh do muỗi gây ra, bố mẹ nên chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, cho bé ngủ nơi cao ráo và mắc màn cẩn thận.
Bệnh tay, chân, miệng
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường mắc phải bệnh này. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp hay tiếp xúc với bọng nước của người bệnh. Các bé mắc bệnh thường có những vết ban đỏ mọng nước ở tay, chân và miệng.
Để phòng tránh bệnh tay chân, miệng cho trẻ, bố mẹ nên quan tâm, chăm sóc con thường xuyên. Bố mẹ cần giữ vệ sinh th.ân thể và cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Bồi bổ khoáng chất và vitamin là cách hữu hiệu giúp bé tăng sức đề kháng để phòng chống các bệnh kể trên.
Cần tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng bệnh
Không chỉ trẻ nhỏ mà phụ nữ mang thai và người già cũng có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm vào mùa nóng. Vì vậy, để cơ thể luôn khỏe mạnh, mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ mình trước những diễn biến thất thường của thời tiết.
Khi ở ngoài nắng quá lâu hoặc không được che chắn cẩn thận, bé rất dễ bị cảm nắng, say nắng. Do nhiệt độ môi trường tăng cao, bé bị mất nước dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, và sốt cao.
Chơi quá lâu dưới trời nắng gắt, trẻ dễ bị cảm nắng, sốt cao
Vì thế, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ chơi quá lâu ngoài nắng, đặc biệt là khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nếu bắt buộc phải ra ngoài khi trời đang nắng nóng, hãy che chắn cẩn thận, đội mũ rộng vành và cho con bạn uống nhiều nước để giảm nhiệt và làm mát cơ thể.
Viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản
Bố mẹ cho trẻ ăn, uống đồ lạnh như kem, nước đá khi nhiệt độ cơ thể đang cao là nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp như: viêm họng cấp, viêm amidam, viêm phế quản,…
Các bé có thể bị sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột, cơ thể chưa kịp thích ứng với môi trường mới. Việc cho trẻ ngồi dưới quạt gió quá mạnh, hoặc ở phòng điều hòa nhiệt độ thấp có thể gây ra các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng đến phổi và các cơ quan khác.
Khi trẻ đang nóng hoặc ra mồ hôi quá nhiều, bố mẹ nên đợi cho bé hạ nhiệt một chút, rồi bật quạt hoặc điều hòa. Chú ý nhiệt độ vừa phải để bé thích nghi từ từ và không bị sốc.
Bệnh đường tiêu hóa
Thời tiết nóng bất thường là điều kiện để vi khuẩn phát triển. Thức ăn, đồ uống không được bảo quản cản thận tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh đường tiêu hóa ở trẻ. Một số bệnh trẻ thường mắc phải như: tiêu chảy, khó tiêu, ngộ độc thực phẩm,... Những bệnh này nặng đều có thể xảy ra biến chứng.
Vì thế, bố mẹ nên cho trẻ ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm an toàn và bảo quản cẩn thận. Nên vệ sinh cá nhân cho bé thường xuyên, đặc biệt là tập cho bé rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Bệnh thủy đậu
Trẻ rất dễ nhiễm các bệnh do vi rút tấn công qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
Những trẻ bị bệnh về đường hô hấp thường có nguy cơ bị vi rút Varicella Zoter tấn công. Đó là một loại vi rút gây nên bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc với bọng nước của người bệnh. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, khả năng miễn dịch kém, cơ thể yếu rất dễ bị nhiễm loại bệnh này. Để phòng ngừa, bố mẹ hãy vệ sinh th.ân thể cho bé thật kỹ trong những ngày hè, cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và tránh để bé tiếp xúc với những trẻ đang mắc bệnh.
Bệnh do muỗi
Thời tiết nóng ẩm, môi trường ẩm thấp, là nơi trú ngụ và sinh sản của muỗi. Muỗi sinh sản mạnh nhất vào mùa hè, nên kéo theo các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét tăng cao. Để phòng ngừa các bệnh do muỗi gây ra, bố mẹ nên chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, cho bé ngủ nơi cao ráo và mắc màn cẩn thận.
Bệnh tay, chân, miệng
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường mắc phải bệnh này. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp hay tiếp xúc với bọng nước của người bệnh. Các bé mắc bệnh thường có những vết ban đỏ mọng nước ở tay, chân và miệng.
Để phòng tránh bệnh tay chân, miệng cho trẻ, bố mẹ nên quan tâm, chăm sóc con thường xuyên. Bố mẹ cần giữ vệ sinh th.ân thể và cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Bồi bổ khoáng chất và vitamin là cách hữu hiệu giúp bé tăng sức đề kháng để phòng chống các bệnh kể trên.
Cần tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng bệnh
Không chỉ trẻ nhỏ mà phụ nữ mang thai và người già cũng có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm vào mùa nóng. Vì vậy, để cơ thể luôn khỏe mạnh, mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ mình trước những diễn biến thất thường của thời tiết.