- Tham gia
- 30/5/2010
- Bài viết
- 2.305
Cùng là sinh viên, nhưng có bạn đi học toàn…ngủ, có bạn lại rất tập trung lắng nghe và rất nhanh hiểu bài, tại sao nhỉ?
Không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh rằng: “IQ mình không cao, học mãi cũng thế thôi”, “Vì bạn ấy đã giỏi sẵn, làm sao mình có thể so bì với bạn ấy”, “Không hiểu sao mỗi lần nghe giảng là mình buồn ngủ”… Chỉ cần thay đổi chính bản thân bạn, thì việc ngủ gật trên giảng đường sẽ không còn nữa.
Muốn không ngủ gật, bạn hãy:
Ngủ sớm từ hôm qua
Nếu tối qua đã ngủ đủ giấc thì tâm trạng bạn sẽ phấn khởi hơn và không còn trạng thái “gật gà gật gù” nữa. B.L (sinh viên năm 2 ĐH Mở) cho biết: “Khi mới vào đại học, mình có thói quen thức khuya, không phải vì bận học mà do…online, hậu quả là sáng nào mắt cũng như gấu trúc, rồi “ngủ bù” tại giảng đường luôn. Về sau rút kinh nghiệm, chỉ cho phép bản thân thức khuya khi ngày mai không phải đi học. Còn bình thường, 11h là mình đi ngủ rồi”.
Ngồi bàn đầu
Thực tế cho thấy, nếu ngồi bàn đầu, bạn sẽ không dám ngủ gật và có xu hướng tập trung hơn.
Loan (sinh viên năm 1 ĐH KHXH & NV) nói: “Những lúc vô trễ, ngồi bàn cuối, mình buồn ngủ muốn híp mắt. Nguyên do là vì nhìn xung quanh chẳng thấy ai tập trung (các bạn bàn cuối thường ít chú ý nghe giảng), bảng bị che khuất tầm mắt, rất khó chịu. Thế là mình tập ngồi bàn đầu, kết quả cải thiện đáng kể. Nếu có lỡ ngủ, chỉ cần thầy cô lại gần là tỉnh liền. Hơn nữa, các bạn ngồi bàn đầu thường rất tập trung, mình muốn lơ là cũng không được.”
Biết cách đặt vấn đề
Nếu ngồi ù lì một chỗ và cho rằng những lời giảng của thầy cô luôn đúng, thì bạn rất dễ buồn ngủ.
Môi trường đại học luôn cho phép bạn chủ động. Vì thế, đừng ngại hỏi, đừng ngại đặt vấn đề cũng như chịu khó xung phong trả lời các câu hỏi mà thầy cô đưa ra. Sự nhiệt tình của bạn không những giúp giải tỏa cơn buồn ngủ mà còn mang lại hiệu quả học tập tốt. Chưa biết chừng cuối học kì bạn lại được cộng điểm nữa đấy.
Hải Yến (sinh viên năm 1 ĐH KHTN) chia sẻ: “Mỗi lần mình buồn ngủ là mình giơ tay trả lời nhiệt tình luôn. Lời khen của giảng viên và sự lắng nghe của mọi người trong lớp khiến mình có động lực để chăm chú nghe giảng và tiếp tục xung phong đều đều…”
Nếu không thể nhét chữ vào đầu, hãy viết
Khi những lời thầy cô nói đã bão hòa (dù có cố cách mấy bạn cũng không hiểu được, đầu óc quay vòng vòng), đừng suy nghĩ thêm, cũng không nên tiếp tục chăm chú lắng nghe. Hãy viết những gì mà bạn cần phải ghi chép và hiểu từ những lời giảng trước đó. Hoặc nhìn lên máy chiếu và chép nội dung cũng được. Về nhà bạn có thể xem lại. Đừng tự tạo cơ hội rảnh rỗi cho bản thân để rồi…gục xuống bàn.
Thư giãn tại chỗ
Ngồi lâu thường khiến một số sinh viên cảm thấy nản, uể oải, mỏi lưng, hoa mắt, sinh ra việc…buồn ngủ. Khi cảm thấy người mệt, hãy thư giãn tại chỗ bằng cách nhắm mắt lại, thực hiện vài cử động nhẹ, nhắn tin, uống một ngụm nước, hoặc nghe một bản nhạc ngắn (khoảng 3 phút thôi nhé), sau đó tiếp tục nghe giảng trở lại. Gò ép bản thân phải chăm chú từ đầu đến cuối cũng không đạt hiệu quả.
Tập trung vào trọng tâm, tránh liên tưởng quá nhiều
Giảng viên thường có khuynh hướng nói thêm những kiến thức không có trong sách vở và các bạn tân sinh viên cứ thế mà liên tưởng qua đôi mắt và bộ não. Khi suy nghĩ quá nhiều, dần dà họ cảm thấy mệt và không thể tiếp tục nghe giảng.
Bạn có thể liên tưởng, nhưng đừng nghĩ quá xa và rồi thành tưởng tượng lan man, không đi vào trọng tâm. Chẳng hạn như khi đang học triết, giảng viên nói về nền kinh tế ở Đức, bạn liên tưởng thế nào mà suy nghĩ đến việc…10 năm sau bạn sẽ là chủ một tập đoàn. Nguy hiểm lắm bạn ạ.
Biết điều khiển lí trí của mình bạn nhé. Khi thấy mình suy nghĩ quá xa, hãy vào bài giảng ngay. Khi bạn không hiểu bài (do mải mê nghĩ cái khác), bạn sẽ đâm nản, khi nản sẽ buồn ngủ.
Không nên dí mắt vào một vật
Các sinh viên thường khi tập trung cao độ thường chỉ hướng mắt về một thứ (ví dụ như giảng viên, máy chiếu, bục giảng…), chính điều này là một thói quen không tốt cho mắt. Tốt nhất bạn hãy đảo mắt nhìn xung quanh lớp học (nhưng tránh nhìn ngang liếc dọc quá nhiều lần).
Đảm bảo sức khỏe cho dạ dày
Nếu ăn uống không đầy đủ, bụng cứ réo sùng sục thì bạn cũng không thể nào tập trung, sinh ra uể oải, rồi mất tập trung, nên gục mặt xuống bàn là chuyện bình thường. Nhớ ăn uống đầy đủ trước khi vào lớp bạn nhé!
Không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh rằng: “IQ mình không cao, học mãi cũng thế thôi”, “Vì bạn ấy đã giỏi sẵn, làm sao mình có thể so bì với bạn ấy”, “Không hiểu sao mỗi lần nghe giảng là mình buồn ngủ”… Chỉ cần thay đổi chính bản thân bạn, thì việc ngủ gật trên giảng đường sẽ không còn nữa.
Muốn không ngủ gật, bạn hãy:
Ngủ sớm từ hôm qua
Nếu tối qua đã ngủ đủ giấc thì tâm trạng bạn sẽ phấn khởi hơn và không còn trạng thái “gật gà gật gù” nữa. B.L (sinh viên năm 2 ĐH Mở) cho biết: “Khi mới vào đại học, mình có thói quen thức khuya, không phải vì bận học mà do…online, hậu quả là sáng nào mắt cũng như gấu trúc, rồi “ngủ bù” tại giảng đường luôn. Về sau rút kinh nghiệm, chỉ cho phép bản thân thức khuya khi ngày mai không phải đi học. Còn bình thường, 11h là mình đi ngủ rồi”.
Ngồi bàn đầu
Thực tế cho thấy, nếu ngồi bàn đầu, bạn sẽ không dám ngủ gật và có xu hướng tập trung hơn.
Loan (sinh viên năm 1 ĐH KHXH & NV) nói: “Những lúc vô trễ, ngồi bàn cuối, mình buồn ngủ muốn híp mắt. Nguyên do là vì nhìn xung quanh chẳng thấy ai tập trung (các bạn bàn cuối thường ít chú ý nghe giảng), bảng bị che khuất tầm mắt, rất khó chịu. Thế là mình tập ngồi bàn đầu, kết quả cải thiện đáng kể. Nếu có lỡ ngủ, chỉ cần thầy cô lại gần là tỉnh liền. Hơn nữa, các bạn ngồi bàn đầu thường rất tập trung, mình muốn lơ là cũng không được.”
Biết cách đặt vấn đề
Nếu ngồi ù lì một chỗ và cho rằng những lời giảng của thầy cô luôn đúng, thì bạn rất dễ buồn ngủ.
Môi trường đại học luôn cho phép bạn chủ động. Vì thế, đừng ngại hỏi, đừng ngại đặt vấn đề cũng như chịu khó xung phong trả lời các câu hỏi mà thầy cô đưa ra. Sự nhiệt tình của bạn không những giúp giải tỏa cơn buồn ngủ mà còn mang lại hiệu quả học tập tốt. Chưa biết chừng cuối học kì bạn lại được cộng điểm nữa đấy.
Hải Yến (sinh viên năm 1 ĐH KHTN) chia sẻ: “Mỗi lần mình buồn ngủ là mình giơ tay trả lời nhiệt tình luôn. Lời khen của giảng viên và sự lắng nghe của mọi người trong lớp khiến mình có động lực để chăm chú nghe giảng và tiếp tục xung phong đều đều…”
Nếu không thể nhét chữ vào đầu, hãy viết
Khi những lời thầy cô nói đã bão hòa (dù có cố cách mấy bạn cũng không hiểu được, đầu óc quay vòng vòng), đừng suy nghĩ thêm, cũng không nên tiếp tục chăm chú lắng nghe. Hãy viết những gì mà bạn cần phải ghi chép và hiểu từ những lời giảng trước đó. Hoặc nhìn lên máy chiếu và chép nội dung cũng được. Về nhà bạn có thể xem lại. Đừng tự tạo cơ hội rảnh rỗi cho bản thân để rồi…gục xuống bàn.
Thư giãn tại chỗ
Ngồi lâu thường khiến một số sinh viên cảm thấy nản, uể oải, mỏi lưng, hoa mắt, sinh ra việc…buồn ngủ. Khi cảm thấy người mệt, hãy thư giãn tại chỗ bằng cách nhắm mắt lại, thực hiện vài cử động nhẹ, nhắn tin, uống một ngụm nước, hoặc nghe một bản nhạc ngắn (khoảng 3 phút thôi nhé), sau đó tiếp tục nghe giảng trở lại. Gò ép bản thân phải chăm chú từ đầu đến cuối cũng không đạt hiệu quả.
Tập trung vào trọng tâm, tránh liên tưởng quá nhiều
Giảng viên thường có khuynh hướng nói thêm những kiến thức không có trong sách vở và các bạn tân sinh viên cứ thế mà liên tưởng qua đôi mắt và bộ não. Khi suy nghĩ quá nhiều, dần dà họ cảm thấy mệt và không thể tiếp tục nghe giảng.
Bạn có thể liên tưởng, nhưng đừng nghĩ quá xa và rồi thành tưởng tượng lan man, không đi vào trọng tâm. Chẳng hạn như khi đang học triết, giảng viên nói về nền kinh tế ở Đức, bạn liên tưởng thế nào mà suy nghĩ đến việc…10 năm sau bạn sẽ là chủ một tập đoàn. Nguy hiểm lắm bạn ạ.
Biết điều khiển lí trí của mình bạn nhé. Khi thấy mình suy nghĩ quá xa, hãy vào bài giảng ngay. Khi bạn không hiểu bài (do mải mê nghĩ cái khác), bạn sẽ đâm nản, khi nản sẽ buồn ngủ.
Không nên dí mắt vào một vật
Các sinh viên thường khi tập trung cao độ thường chỉ hướng mắt về một thứ (ví dụ như giảng viên, máy chiếu, bục giảng…), chính điều này là một thói quen không tốt cho mắt. Tốt nhất bạn hãy đảo mắt nhìn xung quanh lớp học (nhưng tránh nhìn ngang liếc dọc quá nhiều lần).
Đảm bảo sức khỏe cho dạ dày
Nếu ăn uống không đầy đủ, bụng cứ réo sùng sục thì bạn cũng không thể nào tập trung, sinh ra uể oải, rồi mất tập trung, nên gục mặt xuống bàn là chuyện bình thường. Nhớ ăn uống đầy đủ trước khi vào lớp bạn nhé!
o0o
Bạn ngủ gục không phải vì thầy cô giảng chán, môi trường dễ ngủ, hoàn cảnh tác động…, mà do chính bạn. Nếu biết thay đổi, thói quen này sẽ không còn. Chúc bạn học tốt. Twinkle®