- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Nhiều thí sinh ra khỏi trường thi đại học Sư phạm Hà Nội với khuôn mặt nhăn nhó, kèm nhận xét: "Đề Lý nhiều câu lạ vô cùng", "Em chưa làm dạng này bao giờ".
“Câu hỏi tần suất âm thanh em chưa được làm bao giờ. Năm nay cũng là lần đầu tiên em thấy đề thi Lý có câu hỏi sử dụng hình vẽ để thí sinh dựa vào trả lời”, Phạm Thị Hồng Ngọc, thi khoa Sư phạm Toán nói.
Nữ sinh này cho biết, ngoài một số câu lạ thì đề Vật lý năm nay vẫn xoay quanh những nội dung cơ bản như: dao động, điện từ, sóng âm, phản ứng hạt nhân, cơ, điện, ánh sáng. Phần lý thuyết khá dài nhưng tương đối cơ bản. Đề có khả năng phân hoá học sinh rất cao vì những câu dễ thì rất dễ, khó lại cực khó. Chỉ cần 15 phút thí sinh này đã hoàn thành chắc chắn 30 câu trắc nghiệm. Tuy nhiên, càng về sau, nội dung hỏi càng hóc búa, mất nhiều thời gian làm.
Thầy Đào Tuấn Đạt, giáo viên Vật lý THPT Anhxtanh nhận xét, một nửa số câu của đề thi Vật lý cực kỳ cơ bản, giống câu hỏi thi tốt nghiệp. Học sinh chỉ cần hiểu hiện tượng và có kỹ năng tính toán đơn giản là tìm được đáp số. Như vậy, học sinh chăm chỉ thì dễ dàng được 5 điểm.
Đề thi có nhiều câu hỏi khó hơn so với năm ngoái, không chỉ tập trung vào chương dòng điện xoay chiều như mọi năm mà còn xuất hiện ở các chương khác như sóng cơ và dao động cơ. Các bài này đòi hỏi học sinh phải hiểu sâu sắc hiện tượng, có kỹ năng tính toán tốt và phải có một quá trình rèn luyện trước đó mới làm được.
"Với đề thi này thì phổ điểm chủ yếu là 6, 7 và khó đạt được 9, 10 với sự khác biệt rõ ràng về mức độ giữa 50% câu hỏi cơ bản và 50% câu hỏi nâng cao. Đề thi hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu "2 trong 1", tức vừa để xét tốt nghiệp, vừa dùng để tuyển sinh vào đại học", thầy Đạt nói.
“Câu hỏi tần suất âm thanh em chưa được làm bao giờ. Năm nay cũng là lần đầu tiên em thấy đề thi Lý có câu hỏi sử dụng hình vẽ để thí sinh dựa vào trả lời”, Phạm Thị Hồng Ngọc, thi khoa Sư phạm Toán nói.
Nữ sinh này cho biết, ngoài một số câu lạ thì đề Vật lý năm nay vẫn xoay quanh những nội dung cơ bản như: dao động, điện từ, sóng âm, phản ứng hạt nhân, cơ, điện, ánh sáng. Phần lý thuyết khá dài nhưng tương đối cơ bản. Đề có khả năng phân hoá học sinh rất cao vì những câu dễ thì rất dễ, khó lại cực khó. Chỉ cần 15 phút thí sinh này đã hoàn thành chắc chắn 30 câu trắc nghiệm. Tuy nhiên, càng về sau, nội dung hỏi càng hóc búa, mất nhiều thời gian làm.
Thầy Đào Tuấn Đạt, giáo viên Vật lý THPT Anhxtanh nhận xét, một nửa số câu của đề thi Vật lý cực kỳ cơ bản, giống câu hỏi thi tốt nghiệp. Học sinh chỉ cần hiểu hiện tượng và có kỹ năng tính toán đơn giản là tìm được đáp số. Như vậy, học sinh chăm chỉ thì dễ dàng được 5 điểm.
Đề thi có nhiều câu hỏi khó hơn so với năm ngoái, không chỉ tập trung vào chương dòng điện xoay chiều như mọi năm mà còn xuất hiện ở các chương khác như sóng cơ và dao động cơ. Các bài này đòi hỏi học sinh phải hiểu sâu sắc hiện tượng, có kỹ năng tính toán tốt và phải có một quá trình rèn luyện trước đó mới làm được.
Đề Lý A 2014
Đề thi lý đại học 2014
Đề thi lý đại học 2014
"Với đề thi này thì phổ điểm chủ yếu là 6, 7 và khó đạt được 9, 10 với sự khác biệt rõ ràng về mức độ giữa 50% câu hỏi cơ bản và 50% câu hỏi nâng cao. Đề thi hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu "2 trong 1", tức vừa để xét tốt nghiệp, vừa dùng để tuyển sinh vào đại học", thầy Đạt nói.
Hiệu chỉnh: