- Tham gia
- 21/4/2010
- Bài viết
- 1.232
(Dân trí) - Bạn mới đi làm hoặc đã làm được một thời gian nhưng quá khó để có thể làm thân được với tất cả mọi người. Bạn đã và đang phải chịu sự chèn ép, sự cạnh tranh “ra mặt” của đồng nghiệp khiến bạn mệt mỏi. Hãy tham khảo các giải pháp sau.
Sự cạnh tranh, ganh đua ở chốn công sở là điều khó tránh khỏi nhất là đối với những nhân viên mới đến (ảnh minh họa)
Sự cạnh tranh, ganh đua ở chốn công sở là điều khó tránh khỏi nhất là đối với những nhân viên mới đến. Chuyên gia tâm lý Robert nói: “Nếu bạn mới chân ướt chân ráo bước vào công ty, bạn cần chuẩn bị sẵn cho mình một tâm lý vững vàng để đối mặt với mọi tình huống có thể xảy ra. Một trong số đó là sự ganh đua, tị nạnh của những đồng nghiệp khác. Rất có thể bạn sẽ trở thành nạn nhân của những trò chèn ép hay những cuộc bàn tán xôn xao. Đừng quá lo lắng vì đối phó với tình trạng bị “ma” cũ bắt nạt không khó như những gì bạn nghĩ đâu”.
Sự tương tác
Bạn có thể chọn phương án là không tương tác, không làm việc và không tiếp xúc với những người đã chèn ép bạn, đã bắt nạt bạn vì nhiều lý do khác nhau. Đó có thể là do bạn lo lắng, bạn sợ hãi hoặc bạn cảm thấy e dè, ngại ngùng. Bạn cho rằng họ sẽ không bao giờ chấp nhận làm việc với bạn hay nói cách khác là công nhận năng lực của bạn. Tất cả những điều bạn đang nghĩ đều bắt nguồn từ tư tưởng và tinh thần “hoảng loạn”. Và kết quả cho những lo lắng đó là thất bại, là dìm bạn lún sâu hơn vào vực thẳm của sự tự ti.
Phương án tốt nhất để bắt đầu “chiến đấu” lại những trò chèn ép của “ma” cũ đó là tạo cho mình một tâm lý vững chắc sau đó là xây dựng một chiến lược tương tác hoàn hảo. Hãy tương tác với họ thật nhiều. Nghĩa là tham gia làm việc nhóm, tham gia các hoạt động của công ty và tham gia vào lớp học rèn luyện kỹ năng thay vì sợ sệt và tách biệt mình với những đồng nghiệp khác.
Sự tương tác sẽ là môi trường và là cơ hội để bạn thay đổi thái độ của mọi người với bạn. Dẫu cho không thể khiến tất cả mọi người yêu thương bạn nhưng chí ít bạn cũng sẽ có những “phe cánh” mới bảo vệ bạn khỏi những trò “lố” của người khác.
Thêm vào đó, điều cần quan tâm khi bạn tương tác với đồng nhiệp, với sếp khi làm việc nhóm đó là thái độ thân thiện và hiệu quả công việc. Bạn cần phải biết rằng trong suốt quá trình tương tác, những thành công bạn thu được nhiều bao nhiêu thì cơ hội bạn lật ngược tình thế sẽ nhiều bấy nhiêu. Khi bạn có thành công, những đồng nghiệp khác sẽ phải “e dè” khi đứng trước bạn và “vắt óc” để nghĩ ra những trò mới nếu muốn biến bạn thành nạn nhân của họ.
Sự lên tiếng
Bên cạnh việc tương tác với đồng nghiệp theo những cách thức bên trên bạn cần lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của mình. Lên tiếng nghĩa là nói chuyện, thảo luận và thậm chí là tranh luận để nói lên quan điểm của cá nhân mình. Tuy nhiên, tranh luận không nhất thiết phải nảy lửa, hãy khôn khéo để tránh mang thêm tai tiếng.
Nếu sếp không công nhận những cố gắng của bạn hay chính sếp là một trong những “ma” cũ bắt nạt bạn, bạn cần gặp gỡ và nói chuyện một cách thẳng thắn với sếp. Yêu cầu sếp tôn trọng và cho sếp thấy rằng những việc sếp làm đang có tác động không tốt đến sự phát triển của bạn đặc biệt là tâm lý và tinh thần làm việc.
Nếu các đồng nghiệp không chịu hiểu hay cố tình không hiểu những đóng góp mà bạn đang làm thì thay vì im lặng và “tự xử” bạn hãy nói chuyện với họ. Đôi khi sự mềm mỏng không thể giải quyết vấn đề mà phải cần đến sự cứng rắn.
Thêm một điều quan trọng nữa để giúp bạn thoát khỏi những phát hoảng đang ngăn cản bước đi của bạn đó là xây dựng lại bức tường tinh thần một cách vững chắc nhất có thể. Tất cả những khó khăn mà bạn đang hứng chịu đều xuất phát từ tinh thần và tâm lý “nạn nhân”. Vì vậy, một cách hiệu quả để quay ngược tình thế là chuẩn bị một tâm lý “thép”, sẵn sàng chiến đấu với mọi tình huống dù tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực. Chỉ bằng cách đó bạn mới mong thoát khỏi những trò chèn ép của “ma” cũ và khẳng định vị thế của bản thân.
Sự cạnh tranh, ganh đua ở chốn công sở là điều khó tránh khỏi nhất là đối với những nhân viên mới đến (ảnh minh họa)
Sự tương tác
Bạn có thể chọn phương án là không tương tác, không làm việc và không tiếp xúc với những người đã chèn ép bạn, đã bắt nạt bạn vì nhiều lý do khác nhau. Đó có thể là do bạn lo lắng, bạn sợ hãi hoặc bạn cảm thấy e dè, ngại ngùng. Bạn cho rằng họ sẽ không bao giờ chấp nhận làm việc với bạn hay nói cách khác là công nhận năng lực của bạn. Tất cả những điều bạn đang nghĩ đều bắt nguồn từ tư tưởng và tinh thần “hoảng loạn”. Và kết quả cho những lo lắng đó là thất bại, là dìm bạn lún sâu hơn vào vực thẳm của sự tự ti.
Phương án tốt nhất để bắt đầu “chiến đấu” lại những trò chèn ép của “ma” cũ đó là tạo cho mình một tâm lý vững chắc sau đó là xây dựng một chiến lược tương tác hoàn hảo. Hãy tương tác với họ thật nhiều. Nghĩa là tham gia làm việc nhóm, tham gia các hoạt động của công ty và tham gia vào lớp học rèn luyện kỹ năng thay vì sợ sệt và tách biệt mình với những đồng nghiệp khác.
Sự tương tác sẽ là môi trường và là cơ hội để bạn thay đổi thái độ của mọi người với bạn. Dẫu cho không thể khiến tất cả mọi người yêu thương bạn nhưng chí ít bạn cũng sẽ có những “phe cánh” mới bảo vệ bạn khỏi những trò “lố” của người khác.
Thêm vào đó, điều cần quan tâm khi bạn tương tác với đồng nhiệp, với sếp khi làm việc nhóm đó là thái độ thân thiện và hiệu quả công việc. Bạn cần phải biết rằng trong suốt quá trình tương tác, những thành công bạn thu được nhiều bao nhiêu thì cơ hội bạn lật ngược tình thế sẽ nhiều bấy nhiêu. Khi bạn có thành công, những đồng nghiệp khác sẽ phải “e dè” khi đứng trước bạn và “vắt óc” để nghĩ ra những trò mới nếu muốn biến bạn thành nạn nhân của họ.
Sự lên tiếng
Bên cạnh việc tương tác với đồng nghiệp theo những cách thức bên trên bạn cần lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của mình. Lên tiếng nghĩa là nói chuyện, thảo luận và thậm chí là tranh luận để nói lên quan điểm của cá nhân mình. Tuy nhiên, tranh luận không nhất thiết phải nảy lửa, hãy khôn khéo để tránh mang thêm tai tiếng.
Nếu sếp không công nhận những cố gắng của bạn hay chính sếp là một trong những “ma” cũ bắt nạt bạn, bạn cần gặp gỡ và nói chuyện một cách thẳng thắn với sếp. Yêu cầu sếp tôn trọng và cho sếp thấy rằng những việc sếp làm đang có tác động không tốt đến sự phát triển của bạn đặc biệt là tâm lý và tinh thần làm việc.
Nếu các đồng nghiệp không chịu hiểu hay cố tình không hiểu những đóng góp mà bạn đang làm thì thay vì im lặng và “tự xử” bạn hãy nói chuyện với họ. Đôi khi sự mềm mỏng không thể giải quyết vấn đề mà phải cần đến sự cứng rắn.
Thêm một điều quan trọng nữa để giúp bạn thoát khỏi những phát hoảng đang ngăn cản bước đi của bạn đó là xây dựng lại bức tường tinh thần một cách vững chắc nhất có thể. Tất cả những khó khăn mà bạn đang hứng chịu đều xuất phát từ tinh thần và tâm lý “nạn nhân”. Vì vậy, một cách hiệu quả để quay ngược tình thế là chuẩn bị một tâm lý “thép”, sẵn sàng chiến đấu với mọi tình huống dù tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực. Chỉ bằng cách đó bạn mới mong thoát khỏi những trò chèn ép của “ma” cũ và khẳng định vị thế của bản thân.
Thảo My
Theo Buzzle
Hiệu chỉnh bởi quản lý: