- Tham gia
- 30/5/2010
- Bài viết
- 2.305
Từ nhỏ, nó đã ý thức được rằng, không nên tiêu xài hoang phí tiền bạc. Tuy nhiên, thời gian trôi, nó ngày càng khác đi… Vẫn là tiết kiệm, nhưng sao thật mâu thuẫn…
Khi còn bé, được ba mẹ cho vài ngàn đồng, nó đã cẩn thận cho vào chiếc bóp tiền xinh xinh. Mẹ hỏi: “Sao con không mua bánh ăn?”. Nó bảo: “Con tự để dành tiền để mua đồ chơi mẹ ạ”. Mẹ cười, vì cô con gái nhỏ mới 5 tuổi nhưng đã có ý thức tốt.
Có lần, nó vào tiệm tạp hóa gần nhà và mua một viên sô cô la 100 đồng. Ông chủ tiệm nói: “Mua 500 đồng luôn đi, được 5 viên!”. Nó nhất quyết không chịu, vì chỉ cần ăn một viên và bảo: “Con để dành tiền mua bong bóng”. Sau đó ông lắc đầu, đưa cho nó viên kẹo tròn tròn: “Thôi, cho con luôn!”, bởi vì chỉ mua một viên thì không thối tiền được.
Lớn lên một chút, nó mua con heo đất nhỏ. Có hai ngàn, nó sẽ để dành một ngàn. Con heo đất đầy dần, đập ra được hai mươi sáu ngàn, toàn những tờ 200, 500 đồng lẻ. Lần đó hai mẹ con mua kem ăn đã đời…
Thói quen tiết kiệm có trong nó từ bé, luôn được rèn luyện theo thời gian. Và khi dần trưởng thành, nó vẫn còn thói quen ấy. Nhưng không biết có phải vì vật chất ngày càng đủ đầy hay không, mà nó tiết kiệm ngày một khác đi…
Lãnh được tháng lương đầu tiên khi đi làm phục vụ cho một quán ăn nhỏ, nó đốt hết tiền vào quần áo, phụ kiện làm đẹp. Mẹ hỏi: “Tiền con làm ra, con không thấy tiếc sao?”. Ướm thử đồ, nó trả lời qua loa: “Tháng sau làm tiếp thì có tiếp mẹ à! Tiền để xài chứ để làm gì. Sống mà không hưởng thụ thì quá uổng phí!”…
Đi chơi với bạn bè, nó có thể khao một chầu vài trăm ngàn. Nhưng nó chưa bao giờ mua về một món quà nhỏ giá vài chục ngàn cho ba mẹ. Nó sẵn sàng mua về hàng đống thứ không cần thiết, trong khi mẹ nó chắt chiu dành dụm, không dám tiêu xài cho riêng mình, chỉ để lo cho gia đình từng miếng ăn, giấc ngủ... Nó thường xuyên “rỗng túi” vào giữa tháng. Và khi chỉ còn vài chục ngàn, nó lại xài tiết kiệm, nhưng theo kiểu “ki bo”.
Một cục tẩy chừng 1000 đồng, nó cũng không chịu mua, trong khi hộp bút luôn thiếu tẩy, và nó đi mượn bạn bè liên hồi. Nó có thể “nướng” hơn 100 ngàn tiền điện thoại để “nấu cháo” với nhỏ bạn thân ở Mỹ, trong khi không dám bỏ ra 50 ngàn để nạp card gọi về cho gia đình khi đi chơi xa. Ngay cả những viên kẹo, nó cũng để cô em gái mua giùm…
Nó khác đi rồi…
o0o
Gia đình ngày một khó khăn. Ba thất nghiệp, mẹ chật vật thiếu trước hụt sau, nhỏ em còn nợ tiền học phí ở trường, trong khi nó chẳng phải lo phụ giúp gì cả. Chỉ đi học, đi làm bán thời gian, rồi về…
Hôm nọ, sau một chầu ăn tại nhà hàng với hội bạn thân nhân dịp vừa lãnh lương. Nó về nhà, để ba lô xuống bàn và nói to: “Con không ăn trưa đâu, con no rồi…”. Mẹ thở dài: “Hôm nay mẹ làm món ăn con thích nhất đó. Sáng nay mẹ đi làm, được lãnh 50 ngàn. Mẹ nấu để con ăn tại nhà, đỡ phải ăn ở ngoài, tốn tiền… Bây giờ thì lại phải đổ đi… Phí quá. Mẹ tưởng tiết kiệm, hóa ra lại là…”
Nghe xong, nó lặng đi. Nhìn dĩa mì hấp dẫn nhưng nó không tài nào nuốt nổi, chỉ vì “cao lương mĩ vị” ở nhà hàng đã lấp đầy bụng. Mắt nó rưng rưng, mà rồi mi ướt, từng giọt rơi nặng nề…
Bắt đầu từ ngày mai, nó sẽ tập tiết kiệm như thời thơ bé. Nếu có hai ngàn, nó sẽ để dành một ngàn. Nhưng nó không phải tiết kiệm để mua cho riêng nó. Nó tiết kiệm để mang về phụ giúp gia đình…
Khi còn bé, được ba mẹ cho vài ngàn đồng, nó đã cẩn thận cho vào chiếc bóp tiền xinh xinh. Mẹ hỏi: “Sao con không mua bánh ăn?”. Nó bảo: “Con tự để dành tiền để mua đồ chơi mẹ ạ”. Mẹ cười, vì cô con gái nhỏ mới 5 tuổi nhưng đã có ý thức tốt.
Có lần, nó vào tiệm tạp hóa gần nhà và mua một viên sô cô la 100 đồng. Ông chủ tiệm nói: “Mua 500 đồng luôn đi, được 5 viên!”. Nó nhất quyết không chịu, vì chỉ cần ăn một viên và bảo: “Con để dành tiền mua bong bóng”. Sau đó ông lắc đầu, đưa cho nó viên kẹo tròn tròn: “Thôi, cho con luôn!”, bởi vì chỉ mua một viên thì không thối tiền được.
Lớn lên một chút, nó mua con heo đất nhỏ. Có hai ngàn, nó sẽ để dành một ngàn. Con heo đất đầy dần, đập ra được hai mươi sáu ngàn, toàn những tờ 200, 500 đồng lẻ. Lần đó hai mẹ con mua kem ăn đã đời…
Thói quen tiết kiệm có trong nó từ bé, luôn được rèn luyện theo thời gian. Và khi dần trưởng thành, nó vẫn còn thói quen ấy. Nhưng không biết có phải vì vật chất ngày càng đủ đầy hay không, mà nó tiết kiệm ngày một khác đi…
Lãnh được tháng lương đầu tiên khi đi làm phục vụ cho một quán ăn nhỏ, nó đốt hết tiền vào quần áo, phụ kiện làm đẹp. Mẹ hỏi: “Tiền con làm ra, con không thấy tiếc sao?”. Ướm thử đồ, nó trả lời qua loa: “Tháng sau làm tiếp thì có tiếp mẹ à! Tiền để xài chứ để làm gì. Sống mà không hưởng thụ thì quá uổng phí!”…
Đi chơi với bạn bè, nó có thể khao một chầu vài trăm ngàn. Nhưng nó chưa bao giờ mua về một món quà nhỏ giá vài chục ngàn cho ba mẹ. Nó sẵn sàng mua về hàng đống thứ không cần thiết, trong khi mẹ nó chắt chiu dành dụm, không dám tiêu xài cho riêng mình, chỉ để lo cho gia đình từng miếng ăn, giấc ngủ... Nó thường xuyên “rỗng túi” vào giữa tháng. Và khi chỉ còn vài chục ngàn, nó lại xài tiết kiệm, nhưng theo kiểu “ki bo”.
Một cục tẩy chừng 1000 đồng, nó cũng không chịu mua, trong khi hộp bút luôn thiếu tẩy, và nó đi mượn bạn bè liên hồi. Nó có thể “nướng” hơn 100 ngàn tiền điện thoại để “nấu cháo” với nhỏ bạn thân ở Mỹ, trong khi không dám bỏ ra 50 ngàn để nạp card gọi về cho gia đình khi đi chơi xa. Ngay cả những viên kẹo, nó cũng để cô em gái mua giùm…
Nó khác đi rồi…
o0o
Gia đình ngày một khó khăn. Ba thất nghiệp, mẹ chật vật thiếu trước hụt sau, nhỏ em còn nợ tiền học phí ở trường, trong khi nó chẳng phải lo phụ giúp gì cả. Chỉ đi học, đi làm bán thời gian, rồi về…
Hôm nọ, sau một chầu ăn tại nhà hàng với hội bạn thân nhân dịp vừa lãnh lương. Nó về nhà, để ba lô xuống bàn và nói to: “Con không ăn trưa đâu, con no rồi…”. Mẹ thở dài: “Hôm nay mẹ làm món ăn con thích nhất đó. Sáng nay mẹ đi làm, được lãnh 50 ngàn. Mẹ nấu để con ăn tại nhà, đỡ phải ăn ở ngoài, tốn tiền… Bây giờ thì lại phải đổ đi… Phí quá. Mẹ tưởng tiết kiệm, hóa ra lại là…”
Nghe xong, nó lặng đi. Nhìn dĩa mì hấp dẫn nhưng nó không tài nào nuốt nổi, chỉ vì “cao lương mĩ vị” ở nhà hàng đã lấp đầy bụng. Mắt nó rưng rưng, mà rồi mi ướt, từng giọt rơi nặng nề…
Bắt đầu từ ngày mai, nó sẽ tập tiết kiệm như thời thơ bé. Nếu có hai ngàn, nó sẽ để dành một ngàn. Nhưng nó không phải tiết kiệm để mua cho riêng nó. Nó tiết kiệm để mang về phụ giúp gia đình…