Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 76 trung tâm cơ sở, ngoại ngữ. Tuy vậy hiện chỉ có 70 trung tâm, cơ sở có giấy phép hoạt động. Số lượng trung tâm tập trung chính ở thành phố Vinh (35 cơ sở). Số còn lại tập trung ở 18 huyện, thành, thị khác. Riêng, Quỳ Châu và Quỳ Hợp là 2 địa phương chưa có trung tâm, cơ sở ngoại ngữ tư thục.
Từ năm học 2017 - 2018, Nghệ An có chủ trương phối hợp với các trung tâm để giáo viên nước ngoài vào dạy ở các trường phổ thông. Ảnh: Mỹ Hà
Cũng qua thống kê, toàn tỉnh có 616 giáo viên Tiếng Anh đang giảng dạy ở các trung tâm. Trong đó, có 581 giáo viên Việt Nam và 35 giáo viên nước ngoài. Đáng chú ý, qua khảo sát, nếu như mức lương cao nhất của giáo viên Việt Nam là 15 triệu đồng/tháng và thấp nhất là 3 triệu đồng/tháng, thì giáo viên nước ngoài gấp 15 lần, tương đương với 46 triệu đồng/tháng. Tỷ lệ giáo viên có chứng chỉ theo quy định của đề án ngoại ngữ 2020 là 468/616 giáo viên (tỷ lệ 76%).
Liên quan đến hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, hàng năm Sở Giáo dục - Đào tạo đã tiến hành thanh, kiểm tra. Bên cạnh những ưu điểm thì các trung tâm đang còn những tồn tại, hạn chế như: Tiến hành các thủ tục cấp phép và báo cáo chậm; thực hiện không đúng việc ghi biển hiệu, bảng biểu, thông báo như trong quyết định thành lập và quyết định cấp phép hoạt động.
Hoạt động của một số trung tâm, cơ sở ngoại ngữ chưa bảo đảm đúng quy định như: chưa được cấp phép nhưng vẫn hoạt động (Trường Anh ngữ quốc tế Scots English Australia, Trung tâm Anh ngữ Quốc tế Happy Kids DT); đã hết thời gian hoạt động, chưa có hồ sơ đề nghị gia hạn hoặc có hồ sơ đề nghị nhưng chưa được gia hạn vẫn tiếp tục tổ chức dạy và học (Trung tâm phức hợp đào tạo Tiếng Anh và năng khiếu, kỹ năng Happykids, Cơ sở Anh ngữ Quốc tế Kids Today).
Với giáo viên nước ngoài có nhiều trung tâm quảng cáo không đúng với hiện trạng được cấp phép: là cơ sở nhưng vẫn quảng cáo là trung tâm, không có giáo viên nước ngoài dạy nhưng vẫn quảng cáo là có giáo viên nước ngoài dạy (cơ sở Apeco, Trung tâm Anh ngữ Smart Kids,…).
Bên cạnh đó, một số đơn vị chưa thực hiện đúng quy định việc khai báo giáo viên nước ngoài cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, danh sách giáo viên tại trung tâm và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chưa trùng khớp (Trung tâm Anh ngữ Cleverlearn, Trung tâm Anh ngữ APAX); không khai báo hoạt động, chưa xin cấp phép, nhưng Sở Giáo dục và Đào tạo chưa quản lý được (Trung tâm anh ngữ Sao Việt)…
Những giờ học do giáo viên nước ngoài đứng lớp tạo ra sự hứng thú cho học sinh. Ảnh: Mỹ Hà
Thời điểm này, chưa có văn bản tài chính nào quy định mức thu học phí trong các Trung tâm ngoại ngữ, nên rất khó khăn trong việc chỉ đạo, quản lý và điều hành. Hiện, cơ sở ngoại ngữ có mức thu cao nhất là 300.000 đồng/học viên/ca (Trung tâm anh ngữ APAX), mức thu thấp nhất: 25.000 đồng - 30.000 đồng/học viên/ca (Trung tâm anh ngữ Global, Newstar và các trung tâm đóng ở các huyện).
Trong số các trung tâm đang hoạt động, không có đơn vị nào đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ thi cho học viên do không đủ điều kiện theo quy định tạiThông tư số 23/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam.
Hiện tại các trung tâm, cơ sở ngoại ngữ chỉ cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học hoặc phối hợp với các trung tâm khảo thí quốc tế thi và cấp chứng chỉ cho học viên.
Từ năm học 2017 - 2018, Nghệ An có chủ trương phối hợp với các trung tâm để giáo viên nước ngoài vào dạy ở các trường phổ thông. Ảnh: Mỹ Hà
Cũng qua thống kê, toàn tỉnh có 616 giáo viên Tiếng Anh đang giảng dạy ở các trung tâm. Trong đó, có 581 giáo viên Việt Nam và 35 giáo viên nước ngoài. Đáng chú ý, qua khảo sát, nếu như mức lương cao nhất của giáo viên Việt Nam là 15 triệu đồng/tháng và thấp nhất là 3 triệu đồng/tháng, thì giáo viên nước ngoài gấp 15 lần, tương đương với 46 triệu đồng/tháng. Tỷ lệ giáo viên có chứng chỉ theo quy định của đề án ngoại ngữ 2020 là 468/616 giáo viên (tỷ lệ 76%).
Liên quan đến hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, hàng năm Sở Giáo dục - Đào tạo đã tiến hành thanh, kiểm tra. Bên cạnh những ưu điểm thì các trung tâm đang còn những tồn tại, hạn chế như: Tiến hành các thủ tục cấp phép và báo cáo chậm; thực hiện không đúng việc ghi biển hiệu, bảng biểu, thông báo như trong quyết định thành lập và quyết định cấp phép hoạt động.
Hoạt động của một số trung tâm, cơ sở ngoại ngữ chưa bảo đảm đúng quy định như: chưa được cấp phép nhưng vẫn hoạt động (Trường Anh ngữ quốc tế Scots English Australia, Trung tâm Anh ngữ Quốc tế Happy Kids DT); đã hết thời gian hoạt động, chưa có hồ sơ đề nghị gia hạn hoặc có hồ sơ đề nghị nhưng chưa được gia hạn vẫn tiếp tục tổ chức dạy và học (Trung tâm phức hợp đào tạo Tiếng Anh và năng khiếu, kỹ năng Happykids, Cơ sở Anh ngữ Quốc tế Kids Today).
Với giáo viên nước ngoài có nhiều trung tâm quảng cáo không đúng với hiện trạng được cấp phép: là cơ sở nhưng vẫn quảng cáo là trung tâm, không có giáo viên nước ngoài dạy nhưng vẫn quảng cáo là có giáo viên nước ngoài dạy (cơ sở Apeco, Trung tâm Anh ngữ Smart Kids,…).
Bên cạnh đó, một số đơn vị chưa thực hiện đúng quy định việc khai báo giáo viên nước ngoài cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, danh sách giáo viên tại trung tâm và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chưa trùng khớp (Trung tâm Anh ngữ Cleverlearn, Trung tâm Anh ngữ APAX); không khai báo hoạt động, chưa xin cấp phép, nhưng Sở Giáo dục và Đào tạo chưa quản lý được (Trung tâm anh ngữ Sao Việt)…
Những giờ học do giáo viên nước ngoài đứng lớp tạo ra sự hứng thú cho học sinh. Ảnh: Mỹ Hà
Thời điểm này, chưa có văn bản tài chính nào quy định mức thu học phí trong các Trung tâm ngoại ngữ, nên rất khó khăn trong việc chỉ đạo, quản lý và điều hành. Hiện, cơ sở ngoại ngữ có mức thu cao nhất là 300.000 đồng/học viên/ca (Trung tâm anh ngữ APAX), mức thu thấp nhất: 25.000 đồng - 30.000 đồng/học viên/ca (Trung tâm anh ngữ Global, Newstar và các trung tâm đóng ở các huyện).
Trong số các trung tâm đang hoạt động, không có đơn vị nào đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ thi cho học viên do không đủ điều kiện theo quy định tạiThông tư số 23/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam.
Hiện tại các trung tâm, cơ sở ngoại ngữ chỉ cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học hoặc phối hợp với các trung tâm khảo thí quốc tế thi và cấp chứng chỉ cho học viên.