Đây là lý do vì sao càng lớn ta càng thấy thời gian trôi qua nhanh chóng mặt

Uru Chan

Phán quyết cuối cùng.
Tham gia
21/5/2017
Bài viết
4
Có bao giờ bạn thắc mắc, sao hồi xưa chờ mãi mới tới Tết thì bây giờ, quay đi quay lại xíu đã gần nửa năm rồi. Thời gian thực sự chạy nhanh hơn cả vũ bão...

Có 1 sự thật là khi ta còn bé thơ, thời gian dường như dài bất tận, bạn phải chờ mãi mới đến Tết hay sinh nhật...

Nhưng khi chúng ta già đi, thời gian dường như lại trôi nhanh với tốc độ chóng mặt. Bạn sẽ ngỡ ngàng khi nhận ra, mới quay đi quay lại chút thôi mà đã đến giữa năm rồi, chẳng mấy mà đến Tết...

Vậy chăng điều gì khiến cho bạn cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn khi chúng ta già đi?
pz79r-1494866246885.gif.png


Để lý giải được điều này, chúng ta cùng tìm hiểu "công thức" dòng thời gian được đưa ra bởi chuyên gia công nghệ Maximilian Kiener, dựa trên phát kiến của nhà triết học Paul Janet.

Theo đó, với một đứa trẻ 1 tuổi, một năm dài như cả cuộc đời của chúng. Một đứa trẻ lên 10 tuổi, một năm chỉ bằng 10% cuộc đời chúng - các bé vẫn chờ đợi đến mỗi lần sinh nhật nhưng sự chờ đợi sẽ ngắn hơn.

photo-1-1494866135807.jpg


Đến năm 20 tuổi, một năm chỉ còn khoảng 5% cuộc đời. Và khi bạn 50 tuổi, thì con số này chỉ còn là 2% mà thôi.

Theo cách tính tỉ lệ như trên, chúng ta nhận thức từng khoảng thời gian khác nhau với cùng độ dài như nhau. Vì thế, sự khác biệt giữa các độ tuổi từ 5 - 10, 10 - 20, 20 - 40 và 40 - 80 là như nhau. Hay nói đơn giản, khoảng thời gian 5 năm bạn trải nghiệm từ lúc 5 đến 10 tuổi sẽ dài như khoảng thời gian từ khi 40 tuổi đến 80 tuổi.

Vì thế bạn sẽ cảm thấy thời gian trôi qua nhanh đến "chóng mặt".

photo-1-1494866138071.jpg


Dưới góc độ khoa học, điều gì khiến ta cảm thấy thời gian trôi nhanh như "chó chạy ngoài đồng"?

Có khá nhiều giả thuyết được đưa ra, một trong số đó là sự thay đổi của đồng hồ sinh học bên trong mỗi người.

Càng lớn lên, quá trình chuyển hóa sẽ chậm lại, trong khi đó, nhịp sinh học của con trẻ nhanh hơn khiến nhịp tim, hơi thở cũng nhanh hơn trong một khoảng thời gian cố định.

Điều này làm con trẻ có cảm giác là chúng đã đã làm được rất nhiều thứ rồi mà mãi vẫn chưa tới sinh nhật, Tết...

Bên cạnh đó, 1 giả thuyết khác lại đề cập rằng, con người nhận thức thời gian trôi qua tương đương với lượng thông tin chúng ta tiếp nhận được.


photo-2-1494866138075.jpg


Với các tác nhân kích thích mới, não bộ sẽ cần thời gian để xử lý thông tin, đồng nghĩa với việc bạn thấy thời gian trôi qua chậm hơn.

Cũng có người lại tin, do khi lớn hơn,con người sẽ trở nên quen thuộc với tất cả mọi thứ xung quanh, vì thế bộ não không cần mất quá nhiều thời gian để phân tích thông tin, từ đó cảm thấy thời gian trôi nhanh.

Ngược lại khi còn thơ bé, thế giới của trẻ em là bầu trời rộng lớn lung linh sắc màu cũng như trải nghiệm mới lạ. Vì thế, bộ não của chúng cần phân tích khung cảnh xung quanh, khiến cảm giác thời gian trôi đi chậm.

Nhưng dù lý do là gì, thì có một sự thật là thời gian trôi qua rất nhanh và không thể lấy lại được dù bạn có muốn hay không. Vì thế, hãy luôn sống vui vẻ và làm những gì mình mong muốn đi nhé! Bởi chắc chắn thời gian sẽ trôi nhanh hơn mỗi ngày.

Nguồn: Brightside
 
×
Quay lại
Top Bottom