- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Quy chế học sinh, sinh viên do Bộ GD-ĐT ban hành quy định việc đóng học phí là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của sinh viên, học sinh. Tuy nhiên, nhiều trường vẫn rất khó xử đối với những trường hợp người học cố tình dây dưa trong việc đóng học phí.
Thực tế hiện nay cả trường công lập và ngoài công lập đều đau đầu với tình trạng sinh viên dây dưa đóng học phí. Nhiều trường đã bao lần thông báo, nhắc nhở, gửi thư về tận gia đình nhưng vẫn không cách nào thu học phí đủ 100%.
Mới đây, Phòng Tài chính Trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã báo cáo con số nợ học phí khá chấn động: sinh viên của trường còn nợ đến 20 tỷ đồng học phí. Theo Th.S Bùi Xuân Nhã, Trưởng phòng Tài chính nhà trường, cho biết: “Trước thực tế này, ban giám hiệu, phòng tài chính và phòng đào tạo của trường đã mở cuộc tổng rà soát số sinh viên nợ học phí để vận động sinh viên hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí cho nhà trường. Tuy nhiên kết quả không như mong đợi, phòng tài chính cho biết đến ngày 20-12, sinh viên vẫn còn nợ khoảng 3 tỷ đồng học phí”. Trong khi đó, dù đã dùng nhiều biện pháp sư phạm để khuyến cáo sinh viên đóng học phí nhưng đến nay Trường ĐH Tài chính Marketing cho biết trường vẫn chưa thu được 3 tỷ đồng học phí của sinh viên.
Dù nhà trường thông báo đóng học phí gần 2 tháng nhưng trong ngày 14-12, hàng trăm sinh viên của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM phải xếp hàng rồng rắn chờ đợi để đóng học phí cho học kỳ mới và để được thi. Theo giải thích của nhiều sinh viên, nhà trường ra thông báo đã 2 tháng rồi nhưng do điều kiện khó khăn và cũng không theo dõi nên hôm nay nghe các bạn rủ nhau đi đóng học phí nên phải tức tốc lên trường đóng học phí chứ không thì bị cấm thi hoặc không được xếp lớp để học.
Theo Th.S Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang, nhà trường rất khó xử với việc sinh viên nợ học phí. Nhìn chung toàn trường chỉ có khoảng 60% sinh viên hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí. Đáng nói nhất là ở các khoa thuộc khối kỹ thuật, công nghệ (nhiều nam sinh viên) tình trạng nợ học phí khá phổ biến. Dù nhà trường cũng có nhắc nhở nhưng do mỗi khoa có cách làm khác nhau nên chưa thể vận động được 100% sinh viên hoàn thành nghĩa vụ học phí. Cá biệt, có nhiều sinh viên học đến năm thứ 4 nhưng vẫn còn nợ học phí đến 2, 3 học kỳ. Việc sinh viên của trường nợ học phí từ 15 - 20 triệu đồng là chuyện không hiếm.
Khó cả đôi bên
Theo chia sẻ từ nhiều cơ sở đào tạo, đóng học phí là nghĩa vụ phải hoàn thành của sinh viên. Học phí cũng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho các hoạt động khác của nhà trường ổn định. Tuy nhiên, nhiều trường cũng thông cảm và chia sẻ khó khăn với sinh viên bằng cách đưa ra nhiều cách thu khác nhau: có trường thì thu ngay đầu học kỳ, có trường thì thu cuối học kỳ, cũng có trường chia ra các đợt để gia đình sinh viên thư thả. Thế nhưng, thực tế vẫn có bộ phận nhỏ sinh viên không hoàn thành nghĩa vụ này và dẫn đến bị cấm thi, ra trường trễ hoặc bị giam bằng tốt nghiệp.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay tình trạng sinh viên bị cấm thi do chưa hoàn thành đóng học phí ở các trường khá phổ biến. Nhiều trường có đến hàng trăm sinh viên bị gạt khỏi danh sách thi vì không đóng học phí mà không có lý do. Thậm chí, có nhiều sinh viên đã tốt nghiệp ra trường nhưng vẫn còn nợ học phí. Để khắc phục và giảm bớt tình trạng sinh viên nợ học phí, phòng tài chính và phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm đã ra phương án “những sinh viên nợ học phí sẽ không cho đăng ký học thêm tín chỉ cho học kỳ mới”.Song song đó, nhà trường sẽ rà soát, thông báo và tìm cách hỗ trợ đối với những sinh viên nợ học phí kéo dài.
TS Phạm Lê Quang, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Tài chính Marketing, cho biết: Dù học phí của trường chỉ ở mức 5 - 5,5 triệu đồng nhưng nhà trường cũng chia sẻ khó khăn cho sinh viên bằng cách cho đóng làm 2 hoặc 3 đợt. Với những trường hợp sinh viên dây dưa thì nhà trường mới ra quyết định cấm thi.
Đối với những trường ngoài công lập, cả guồng máy hoạt động đều trông chờ vào học phí. Thế nhưng có trường vẫn chấp nhận cho sinh viên nợ, kéo dài thời hạn nộp học phí. Thậm chí có trường vẫn cho sinh viên nợ học phí tới khi tốt nghiệp ra trường. Tuy nhiên, vẫn có trường lại đưa ra biện pháp xử lý phản sư phạm như thông báo phạt lũy tiến 5% - 25% đối với những sinh viên nợ học phí tính theo ngày và tháng.
Dẫu biết rằng vấn đề nợ học phí là vấn đề tế nhị trong môi trường sư phạm giữa người học và đơn vị đào tạo, tuy nhiên, nếu hai bên có sự thỏa thuận, thống nhất rõ ràng ngay từ đầu thì sẽ không có chuyện khó xử cho cả đôi bên.
Sinh viên Trường Đại học Công nghệ TPHCM xếp hàng đóng học phí |
Mới đây, Phòng Tài chính Trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã báo cáo con số nợ học phí khá chấn động: sinh viên của trường còn nợ đến 20 tỷ đồng học phí. Theo Th.S Bùi Xuân Nhã, Trưởng phòng Tài chính nhà trường, cho biết: “Trước thực tế này, ban giám hiệu, phòng tài chính và phòng đào tạo của trường đã mở cuộc tổng rà soát số sinh viên nợ học phí để vận động sinh viên hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí cho nhà trường. Tuy nhiên kết quả không như mong đợi, phòng tài chính cho biết đến ngày 20-12, sinh viên vẫn còn nợ khoảng 3 tỷ đồng học phí”. Trong khi đó, dù đã dùng nhiều biện pháp sư phạm để khuyến cáo sinh viên đóng học phí nhưng đến nay Trường ĐH Tài chính Marketing cho biết trường vẫn chưa thu được 3 tỷ đồng học phí của sinh viên.
Dù nhà trường thông báo đóng học phí gần 2 tháng nhưng trong ngày 14-12, hàng trăm sinh viên của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM phải xếp hàng rồng rắn chờ đợi để đóng học phí cho học kỳ mới và để được thi. Theo giải thích của nhiều sinh viên, nhà trường ra thông báo đã 2 tháng rồi nhưng do điều kiện khó khăn và cũng không theo dõi nên hôm nay nghe các bạn rủ nhau đi đóng học phí nên phải tức tốc lên trường đóng học phí chứ không thì bị cấm thi hoặc không được xếp lớp để học.
Theo Th.S Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang, nhà trường rất khó xử với việc sinh viên nợ học phí. Nhìn chung toàn trường chỉ có khoảng 60% sinh viên hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí. Đáng nói nhất là ở các khoa thuộc khối kỹ thuật, công nghệ (nhiều nam sinh viên) tình trạng nợ học phí khá phổ biến. Dù nhà trường cũng có nhắc nhở nhưng do mỗi khoa có cách làm khác nhau nên chưa thể vận động được 100% sinh viên hoàn thành nghĩa vụ học phí. Cá biệt, có nhiều sinh viên học đến năm thứ 4 nhưng vẫn còn nợ học phí đến 2, 3 học kỳ. Việc sinh viên của trường nợ học phí từ 15 - 20 triệu đồng là chuyện không hiếm.
Khó cả đôi bên
Theo chia sẻ từ nhiều cơ sở đào tạo, đóng học phí là nghĩa vụ phải hoàn thành của sinh viên. Học phí cũng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho các hoạt động khác của nhà trường ổn định. Tuy nhiên, nhiều trường cũng thông cảm và chia sẻ khó khăn với sinh viên bằng cách đưa ra nhiều cách thu khác nhau: có trường thì thu ngay đầu học kỳ, có trường thì thu cuối học kỳ, cũng có trường chia ra các đợt để gia đình sinh viên thư thả. Thế nhưng, thực tế vẫn có bộ phận nhỏ sinh viên không hoàn thành nghĩa vụ này và dẫn đến bị cấm thi, ra trường trễ hoặc bị giam bằng tốt nghiệp.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay tình trạng sinh viên bị cấm thi do chưa hoàn thành đóng học phí ở các trường khá phổ biến. Nhiều trường có đến hàng trăm sinh viên bị gạt khỏi danh sách thi vì không đóng học phí mà không có lý do. Thậm chí, có nhiều sinh viên đã tốt nghiệp ra trường nhưng vẫn còn nợ học phí. Để khắc phục và giảm bớt tình trạng sinh viên nợ học phí, phòng tài chính và phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm đã ra phương án “những sinh viên nợ học phí sẽ không cho đăng ký học thêm tín chỉ cho học kỳ mới”.Song song đó, nhà trường sẽ rà soát, thông báo và tìm cách hỗ trợ đối với những sinh viên nợ học phí kéo dài.
TS Phạm Lê Quang, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Tài chính Marketing, cho biết: Dù học phí của trường chỉ ở mức 5 - 5,5 triệu đồng nhưng nhà trường cũng chia sẻ khó khăn cho sinh viên bằng cách cho đóng làm 2 hoặc 3 đợt. Với những trường hợp sinh viên dây dưa thì nhà trường mới ra quyết định cấm thi.
Đối với những trường ngoài công lập, cả guồng máy hoạt động đều trông chờ vào học phí. Thế nhưng có trường vẫn chấp nhận cho sinh viên nợ, kéo dài thời hạn nộp học phí. Thậm chí có trường vẫn cho sinh viên nợ học phí tới khi tốt nghiệp ra trường. Tuy nhiên, vẫn có trường lại đưa ra biện pháp xử lý phản sư phạm như thông báo phạt lũy tiến 5% - 25% đối với những sinh viên nợ học phí tính theo ngày và tháng.
Dẫu biết rằng vấn đề nợ học phí là vấn đề tế nhị trong môi trường sư phạm giữa người học và đơn vị đào tạo, tuy nhiên, nếu hai bên có sự thỏa thuận, thống nhất rõ ràng ngay từ đầu thì sẽ không có chuyện khó xử cho cả đôi bên.
Theo SGGP