Dạy con kiểu Nhật - Trò chơi giúp mẹ Nhật phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Huept

Banned
Tham gia
19/7/2016
Bài viết
0
Dạy con kiểu Nhật - giai đoạn trẻ từ 6-12 tháng tuổi là thời điểm trẻ phát triển mạnh về ngôn ngữ.

Trẻ bắt đầu bập bẹ những âm tiết chưa tròn vành. Những lúc này bố mẹ hãy khuyến khích trẻ để trẻ nói thật nhiều.

Bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi trẻ sẽ phát ra nhiều âm thanh mà trẻ học được, bắt chước được từ bố mẹ hoặc từ các sự vật xung quanh bé. Lúc này bé đã có thể nói “ba”, “mẹ”,… bạn hãy tập cho trẻ quen dần với ngôn ngữ bằng cách nói chuyện thường xuyên với bé, dù không hiểu bé nói gì bạn cũng nên hồi đáp lại lời nói của bé để bé cảm nhận bố mẹ hiểu bé và bé sẽ chăm nói hơn.

Trẻ trong giai đoạn này rất thích vận động, trẻ thích cầm nắm các đồ vật, thích lăn lộn, bò, trườn, vươn người và luôn muốn có xu hướng ngồi dậy. Bạn đừng cản trẻ nhé mà hãy để trẻ làm những gì trẻ muốn, có như vậy thì trẻ mới nhanh cứng cáp và phát triển tốt hơn. Thời điểm này trẻ cũng đã phần nào nhận biết được tên riêng của trẻ, khi bạn gọi tên trẻ trẻ sẽ có phản ứng với bạn.

Có một trò rất thú vị mà bất cứ trẻ nào cũng mong muốn. Từ nhỏ đến lớn có lúc nào trẻ nhìn thấy mặt trẻ đâu, vì vậy khi bạn đặt trẻ trước một tấm gương trẻ sẽ rất thích thú. Trẻ cứ luôn nghĩ rằng người trong gương là một người bạn của trẻ vì vậy trẻ sẽ cảm thấy rất thú vị và hay la hét, nói chuyện với em bé ở trong gương. Thật thú vị phải không các mẹ?

Ngoài ra, khi trông thấy hình ảnh trong gương, rồi chơi và làm nhiều thử nghiệm với nó, dần dần bé sẽ nhận ra đó là chính bé và có khái niệm tổng thể về cơ thể mình, nhận thức và có những phản ứng nhanh nhạy hơn.

besoiguong-nutifood.jpg

Dạy con kiểu nhật - Bé quan tâm đến gương vì trong đó có những khuôn mặt tương tự và quen thuộc với bé và bé thích thú với điều đó.

Dạy con kiểu Nhật - Đồ chơi tốt cho trẻ giai đoạn này chính là:

- Dạy con kiểu Nhật - Cho trẻ chơi những đồ chơi có thể chơi giả vờ: Búp bê, con rối, ô tô nhựa hay gỗ, và các đồ chơi có thể bỏ vào chậu tắm. Bé rất thích chơi với các đồ chơi trong lúc tắm. Không cần những loại “hải sản” tôm cá mực như trẻ lớn, trẻ sơ sinh chỉ cần những món đồ chơi đơn giản, một chiếc thuyền hay con vịt, con cá nhỏ bằng nhựa có thể bơi trong chậu tắm của bé. Bé có thể cầm, lắc, đập chúng xuống nước để nước bắn tung tóe.

Bạn cũng có thể tham gia vào trò chơi này với bé bằng cách tạo ra hiệu ứng âm thanh (kêu “bộp bộp” mỗi khi bé đập đồ chơi xuống nước) hoặc nói những câu khuyến khích bé với lấy đồ chơi “Con vịt đang bơi kìa, con hãy bắt nó đi”.

- Dạy con kiểu Nhật - Cho bé chơi những đồ chơi để thả và nhặt: Bát nhựa, bóng nhựa. Trước khi trở thành một cầu thủ, em bé của bạn có thể có nhiều trải nghiệm thú vị với những món đồ chơi có hình cầu như quả bóng. Những quả bóng thường có nhiều kích cỡ và chất liệu khác nhau.

Với bé sơ sinh, bạn có thể chọn những quả bóng nhỏ, mềm mại với nhiều màu sắc để tập cho bé cách nhìn và sờ đồ vật. Khi bé đã biết ngồi, hãy thả một quả bóng lớn hơn cho nó lăn giữa bé và bạn, bé có thể học cách phán đoán hướng đi của quả bóng, bắt được quả bóng đang lăn và đẩy hay ném quả bóng đi sau đó.

- Dạy con kiểu Nhật - Cho bé chơi những đồ chơi có thể xếp dựng: Các khối hình bằng gỗ, bông hay nhựa. Đây là những món đồ chơi lý tưởng để giúp bé học ngồi đồng thời dạy bé về kích thước và màu sắc. Bạn có thể cầm các chiếc vòng để chỉ cho bé biết phân biệt các loại vòng lớn, vòng nhỏ khác nhau, cũng như giúp bé nhận biết các màu sắc "Con nhìn xem, đây là chiếc vòng màu xanh, còn kia là chiếc vòng màu đỏ”.

Khi bé đã phối hợp tay và mắt tốt hơn, bé có thể lấy những chiếc vòng hoặc ly ra khỏi vị trí, đây là bước đệm để bé học cách xếp chồng các chiếc vòng lên nhau hoặc làm tổ ly xếp. Những chiếc tách dùng làm tổ ly cũng có thể giúp bé chơi trong khi tắm với trò chơi dùng những chiếc tách nhỏ để múc nước đổ đầy vào chiếc tách lớn hơn.

is098u3s7_99258.jpg

Dạy con kiểu Nhật - Các khối hình bằng gỗ, bông hay nhựa là những món đồ chơi lý tưởng để giúp bé học ngồi đồng thời dạy bé về kích thước và màu sắc.

- Dạy con kiểu Nhật - Cho trẻ chơi những đồ chơi cần dùng sức: q uả bóng lớn, xe đẩy, xe tập đi, xe kéo nhựa. Khi được 12 tháng bé đã có thể men thành gi.ường để di chuyển hoặc di chuyển được chiếc ghế nhựa cao gần bằng bé.

Lúc này, những chiếc xe tập đi hoặc xe kéo xe đẩy, quả bóng sẽ giúp bé tăng cường được kỹ năng vận động. Chắc chắn chúng sẽ rất thích thú vì được chơi ở những không gian rộng và thoả sức tìm hiểu như thế này.

- Dạy con kiểu Nhật - Cho trẻ chơi những đồ chơi cần kỹ năng quan sát và vận dụng cao hơn: Sách, truyện tranh, bìa cứng có hình nhiều màu sắc hoặc theo chủ đề,... Dù chưa biết đọc nhưng bé rất thích khám phá các trang sách. Hãy chọn những cuốn sách có chất liệu giấy đủ dày hay sách bằng vải để có thể chịu được “sức công phá” của bé và để bé tự do cầm, quăng hay cắn xé tùy ý. Đây cũng là cách để cho bé làm quen với sách và học được cách nhìn tranh, ảnh trên các trang sách sau này.

Những cuốn sách để trẻ sơ sinh học hỏi tốt nhất là sách có hình ảnh đơn giản của vật quen thuộc với bé, kích thước khoảng một trang giấy. Chúng sẽ rất hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của bé, dù chỉ trong một, hai phút.

full_2dcb2fd91f83e171c7af937aa30e0b69.jpg

Dạy con kiểu Nhật - Những cuốn sách để trẻ sơ sinh học hỏi tốt nhất là sách có hình ảnh đơn giản của vật quen thuộc với bé, kích thước khoảng một trang giấy.

- Dạy con kiểu Nhật - Cho trẻ chơi những món đồ chơi có tiếng giúp luyện cho bé khả năng phát âm: Sẽ dễ dàng hơn nếu bố mẹ cũng tham gia vào công việc này bằng cách nói và diễn đạt lại tiếng phát ra từ đồ chơi ấy. Ví dụ khi bạn bật một câu chuyện cho bé nghe, sau đó nhắc lại với giọng điệu nhấn mạnh và rõ ràng để bé thấy thích thú. Khi đó, bé sẽ cố gắng bắt chước và nhắc lại giọng của bố mẹ, đây cũng chính là cách luyện cho bé phát âm một cách tốt và nhanh nhất

- Dạy con kiểu Nhật - Cho bé chơi trò chơi xếp hình: Bé sẽ bắt đầu tập xếp, ghép các hình với nhau và bật ra tiếng khi muốn lựa chọn các miếng xếp hình hoặc ngân giọng mỗi khi cần tìm những miếng ghép bị “biến mất”. Dần dần, những bộ đồ chơi xếp hình sẽ trở thành những người bạn thân thiết đối với bé.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, mẹ nên bế hoặc cho bé ngồi xe đẩy đi dạo ở bên ngoài là một cách tuyệt vời để bé có thể được quan sát cảnh vật ngoài trời. Ánh mặt trời, không gian bên ngoài rất tốt cho sự phát triển của bé lúc này.

Khi bé đã biết ngồi, cứ để bé ngẩng lên, rướn người và tự chọn “view” mà bé muốn nhìn từ quang cảnh bên ngoài, Khi bé biết đi, bạn có thể vừa dắt tay vừa trò chuyện với bé hoặc cũng có thể để mặc bé tự do đi lại theo ý muốn trong tầm kiểm soát của bạn để đề phòng bé bị ngã hoặc đi lạc.

Người lớn đừng bao giờ lơ là, coi nhẹ kích thích của hoàn cảnh sống đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Các bậc cha mẹ hãy cố gắng tận dụng ngày nghỉ đưa con ra ngoài, như đi dạo chơi công viên, trong rừng cây, bên hồ…để bé được phát triển toàn diện nhất.

152608_trinho.jpg

Dạy con kiểu Nhật - Đưa trẻ ra ngoài đi dạo để trẻ hít thở bầu không khí trong lành và khám phá thế giới mới.

Phương pháp dạy con kiểu Nhật - Những điều cha mẹ cần lưu ý:

Khi trẻ chơi, bố mẹ không nên cho trẻ quá nhiều đồ chơi, trẻ sẽ bị hoa mắt và dễ phân tán, lúc xem cái này lúc sờ cái kia. Kết quả là trẻ sẽ không thực sự chơi cái gì, không bồi dưỡng được tính kiên trì và sự chú ý của trẻ.

Chỉ nên để cho trẻ 1 hoặc 2 thứ đồ chơi, như vậy trẻ sẽ sáng tạo, tìm đủ mọi cách để tìm hiểu đồ chơi và bày ra nhiều trò khác nhau. Khi đã chơi chán rồi thì cha mẹ có thể cho trẻ chơi đồ vật k

hác. Ví dụ: đưa cho bé 1 quả bóng và dạy bé cách ném bóng cho mẹ sau đó lại dạy bé màu sắc trên quả bóng đó.

Đối với trẻ bé hơn, nếu lặp lại nhiều lần một trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Khi lặp đi lặp lại cách chơi giúp cho trẻ tìm thấy cảm hứng, cho nên người lớn không cần chuẩn bị nhiều đồ chơi cho trẻ ở độ tuổi này.

Dạy con kiểu Nhật chúc các bậc bố mẹ có được những phương pháp dạy con tuyệt vời nhất!
 
×
Quay lại
Top Bottom