Dạy chuột làm... cảnh sát

dALo

Kẻ lang thang đi ngang cuộc đời ...
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/4/2011
Bài viết
4.051
Nghe thật vô lý, nhưng tại Mỹ có một trường đào tạo “cảnh sát chuột” rất nổi tiếng thuộc thành phố Harrison, bang Michigan.
Nhờ phương pháp giáo dục đặc biệt, những chú chuột, vốn bị xem là các tên trộm vặt, nghiễm nhiên trở thành các cảnh sát cừ khôi giúp ích cho đời.
Không phải con chuột nào cũng có quyền nhập nhập học. Đó phải là những ứng viên đầu nhỏ, có khứu giác nhạy bén, động tác lanh lẹ, đặc biệt khoảng cách giữa hai hốc mũi chỉ được cách nhau 3 mm.

chuyen%20la%201.jpg
Những chú chuột có hai hốc mũi chỉ cách nhau 3mm mới đủ tiêu chuẩn tham gia khóa đào tạo cảnh sát đặc biệt này

Sau khi vượt qua vòng sơ tuyển, các con chuột sẽ được nhốt vào lồng sắt, đem tới sân bay để chúng tiếp xúc với tiếng ồn, dần quen với các tạp âm tác động mạnh vào tai và dần dạn dĩ với cảnh người người tấp nập qua lại.
Qua vòng thử nghiệm đầu tiên, các “học viên” được đưa vào phòng thực nghiệm để nhận biết mùi vị của các chất nổ, từ chất nổ thông thường tới bom thư… thông qua phương pháp kích điện. Những chú chuột trong lồng sau khi được kích điện sẽ lập tức phản ứng. Sau vài tháng huấn luyện, chuột sẽ dần phân biệt được các mùi đặc trưng của từng loại chất nổ.

chuyen%20la%202.jpg
Chuột được huấn luyện kỹ năng dò chất nổ

Ngoài ra, kỹ thuật đột nhập cũng được huấn luyện hết sức bài bản để các “học viên” có thể thay thế cảnh sát chuyên nghiệp, chó nghiệp vụ hoặc người máy đào lỗ chui vào xe hơi, boong tàu, toa tàu hỏa hoặc đào hang dưới đất.

chuyen%20la%203.jpg
Một con chuột đang được huấn luyện

Khi đã hoàn thành khóa đào tạo, các chú chuột sẽ được cấp một tấm bằng tốt nghiệp và được các ban ngành chức năng tuyển dụng.
Những cảnh sát chuột có thể dùng kỹ năng và sự cần cù của mình để nhận được thù lao xứng đáng. Chúng có ngoại hình béo tròn, tướng mạo và hành động đều linh hoạt và nhanh nhẹn như những chú kangaroo. Các sở cảnh sát tại Mỹ thường dùng chúng trong những trường hợp đặc biệt để đối phó với các thành phần khủng bố âm mưu đánh bom sân bay và khủng bố trên máy bay. Chiếc mũi cực thính và các kỹ năng thuần thục sẽ giúp chuột cảnh sát nhận biết được các loại chất nổ.

chuyen%20la%204.jpg
Được thưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ

Ngoài nước Mỹ, các chú chuột cảnh sát còn xuất hiện tại Anh. Và nhân vật đình đám nhất là chú chuột có tên Kofi. Thuộc giống chuột Gambia, châu Phi, Kofi có thể hoàn thành nhiệm vụ đánh hơi phát hiện đối tượng trong vòng 100 m2 chỉ với 30 phút. Đây là công việc mà một cảnh sát thực thụ phải mất tới hai ngày để hoàn tất. Khi Kofi phát hiện được địa lôi, nó sẽ đứng trên hai chân để thu hút sự chú ý của người huấn luyện cho tới khi địa lôi được phá gỡ. Vùng đất Mozambique của châu Phi cũng là nơi nuôi dưỡng những chú chuột có khứu giác đặc biệt như Kofi.

chuyen%20la%205.jpg
Một chú chuột châu Phi đang được đào tạo kỹ năng dò chất nổ

Tuy Mỹ và Anh là hai quốc gia có trào lưu huấn luyện chuột cảnh sát nổi tiếng nhất thế giới, nhưng thực tế, Colombia mới là nước đầu tiên sử dụng loài vật gặm nhấm này trong săn lùng tội phạm.

chuyen%20la%206.jpg
Các chú chuột được huấn luyện tại Colombia

Sau hơn 40 năm nội chiến, một số vùng đất tại Colombia vẫn còn lại hơn 100.000 địa lôi. Năm 2006, cảnh sát nước này đã quyết định trưng dụng 6 con chuột cảnh sát để tìm kiếm và dỡ bỏ địa lôi.
 
×
Quay lại
Top Bottom