- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Cách đây 15 năm, sau khi giảm biên chế về hưu non và chuyển hết nghề này đến nghề khác mà không thành công, mẹ đành ra chợ buôn bán kiếm đồng ra đồng vào nuôi hai chị em tôi ăn học.
ảnh minh họa Chọn đi chọn lại, thử tái thử hồi với các loại mặt hàng cuối cùng mẹ dừng chân ở nghề buôn bán đậu phụ, chỉ buôn bán thôi chứ không sản xuất.
Khi bắt đầu lớn, tôi đã làm quen với đậu phụ, một thứ đồ ăn rẻ tiền. Ngày ấy mức sống của dân ta chưa cao như bây giờ nên đậu phụ là món quen thuộc trong mâm cơm của mỗi gia đình nghèo.
Người ta đến hàng của mẹ tôi than thở: "Hôm nay chỉ đủ tiền mua mớ rau với mấy cái đậu". Nhà tôi cùng nằm trong số gia đình đó, lẽ dĩ nhiên cho dù ngán đến tận cổ nhưng chúng tôi vẫn phải ăn, hôm nào may mắn lắm có thêm mấy miếng thịt ba chỉ.
Hai chị em tôi nhìn đĩa đậu phụ nhăn nhó: Mẹ ơi, hôm nay nhà mình lại ăn đậu à? Mẹ bảo: Ừ, nốt hôm nay thôi, ngày mai sẽ ăn món khác... Và cứ thế tiếp diễn. Lâu ngày đâm ra chúng tôi rất sợ thậm chí rất ghét món đậu phụ.
Khi chúng tôi đến tuổi lao động mẹ sắm cho mỗi đứa một cái xe đạp mini để đi chở đậu, mẹ bảo: "Thuê người ta thì đắt, các con lớn rồi bắt đầu lao động đi là vừa". Theo tính toán của mẹ số tiền để ra được nếu không phải thuê người chở thì sẽ đủ cho chị em tôi học tiếng Anh mỗi tháng.
Sáng ngủ dậy sớm hơn một chút, chúng tôi tranh thủ chở trước khi đi học. Chúng tôi bắt đầu chở đầu tiên là 50 cái sau đó tăng dần lên 100, 150, 200... Mới tập nên không dám chở nhiều, sợ đổ hết thì mất cả vốn lẫn lãi.
Nhưng có bài học nào mà không phải trả giá. Cái giá của bài học cho chị em tôi là rất nhiều lần mang khay đậu bị vỡ nhoe nhoét về cho mẹ, có lần ngã tím tái cả đầu gối... Tôi nhớ có một lần em tôi bị công an giữ vì tội vượt đèn đỏ, sợ muộn học mà, tôi cọt kẹt theo sau, khi nhìn thấy tôi nó vẫy vội vàng cho tôi đi qua đừng dừng lại, cuối cùng chú công an cũng tha nó ra cho kịp về đi học, mỗi lần nhắc lại chuyện này cả nhà lại ôm bụng cười.
Tiếp xúc với đậu phụ nhiều nên quần áo người ngợm tôi lúc nào cũng có mùi thum thủm của phèn chua và bong bóng váng mỡ, tất nhiên không thiếu cả các vệt than đen bởi vì mẹ tôi bán cả đậu phụ rán nữa. Than đen và váng mỡ quện vào nhau thì rất khó rửa sạch. Có hôm sợ muộn học tôi cứ tặc lưỡi cứ để thế mà đi học.
Đến tuổi dậy th.ì các bạn xung quanh ai cũng ngày càng xinh đẹp, mỗi mình tôi lúc nào cũng như một con vịt xấu xí, nhem nhuốc và bốc mùi. Thằng em tôi thì mang tiếng đèo bòng. Nó đèo hàng chục cái khay chở đậu, một chục cái túi nilon đựng các phần giao cho mỗi nhà hàng.
Các khu nhà ăn của ký túc xá mấy trường Đại học xung quanh nhẵn mặt hai chị em, người ta đặt cho chúng tôi cái tên "Nhà đậu". Cái tên này được lưu truyền đến tận bây giờ. Một lần mẹ bảo đi giao đậu đến một nhà hàng rồi hãy đi học, tôi cằn nhằn: Mẹ này, có mấy cái đậu mà cũng phải mang đi. Thế là mẹ đã cho tôi một bài học thích đáng: Con nghĩ xem, nếu không có "mấy cái đậu" thì con có được đi học đến bây giờ không? Tại sao con lại phụ bạc chúng đến thế? Tôi thấm thía lắm, từ đó trở đi tôi cạch hẳn từ "mấy cái đậu".
Thời gian cứ thế trôi, chúng tôi lớn dần lên, đậu phụ vẫn trắng còn chúng tôi thì vẫn lấm lem. Tôi vào Đại học, rồi đến lượt thằng em tôi, chúng tôi làm nhiều nghề khác để đủ tiền đóng học theo khả năng của mỗi đứa. Tôi đi dạy thêm, dịch sách, viết bài thuê, thằng em tôi vẽ tranh, vẽ báo tường bởi vì nó có năng khiếu hội họa. Nhưng công việc chở đậu thì không bao giờ chúng tôi từ bỏ, một mặt cũng là giúp đỡ bố mẹ, cả món đậu phụ cũng vẫn thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm gia đình.
Sau khi tốt nghiệp tôi thực tập tại một khách sạn quốc tế, chị quản lý là người Thuỵ Sĩ, rất xinh. Một lần về nước chị mang cho chúng tôi một ít sôcôla để làm quà. Chia ra mỗi đứa được một mẩu bé xíu bằng ngón tay. Lần đầu tiên trong đời tôi được nếm mùi vị của món sôcôla Thuỵ Sĩ. Sao mà nó ngon đến thế, thơm đến thế! Suốt đời tôi không bao giờ tôi quên được miếng sôcôla ấy.
Tôi tự nhủ tháng lương đầu tiên sẽ dành toàn bộ tiền để mua sôcôla ăn cho thoả thích. Tối về nhìn đĩa đậu tôi ước gì nhà mình có nhiều sôcôla như đậu phụ. Ước gì đậu phụ ngọt ngào như là sôcôla. Thật buồn cười. Con người rất tham lam, không bao giờ thoả mãn với những gì đang có, nếu có thoả mãn đi chăng nữa thì cũng chỉ là che đậy bằng một hành động khác, đó là "thích nghi" mà thôi.
Khi tôi bắt đầu cuộc sống xa nhà, cảm giác hụt hẫng, nỗi nhớ gia đình và cả món đậu phụ trỗi dậy. Nửa năm trời chỉ ăn độc món thịt lợn làm tôi phát kinh hoàng và chợt nhận ra món đậu phụ ngon lành biết bao nhiêu.
Bây giờ tôi có đủ các loại sôcôla nhưng không sao ăn được, vị ngọt của nó chẳng ngon như miếng sôcôla ngày nào, mùi thơm của nó cũng không giống nốt. Tôi thèm bốc bải một miếng đậu phụ mới rán nóng hổi trên mâm, chấm với muối trắng, bỏ tọt vào miệng nhâm nhi. Tôi ước gì nhà tôi bây giờ lúc nào cũng có đậu phụ nhiều như sôcôla. Ở đây cũng có đậu phụ nhưng đậu phụ của mẹ tôi là một món đậu phụ ngon nhất trên đời mà tôi từng ăn.
Có thể nó ngon một phần do trong đó có tuổi thơ lấm lem nhọc nhằn của bố mẹ và chị em chúng tôi.
ảnh minh họa Chọn đi chọn lại, thử tái thử hồi với các loại mặt hàng cuối cùng mẹ dừng chân ở nghề buôn bán đậu phụ, chỉ buôn bán thôi chứ không sản xuất.
Khi bắt đầu lớn, tôi đã làm quen với đậu phụ, một thứ đồ ăn rẻ tiền. Ngày ấy mức sống của dân ta chưa cao như bây giờ nên đậu phụ là món quen thuộc trong mâm cơm của mỗi gia đình nghèo.
Người ta đến hàng của mẹ tôi than thở: "Hôm nay chỉ đủ tiền mua mớ rau với mấy cái đậu". Nhà tôi cùng nằm trong số gia đình đó, lẽ dĩ nhiên cho dù ngán đến tận cổ nhưng chúng tôi vẫn phải ăn, hôm nào may mắn lắm có thêm mấy miếng thịt ba chỉ.
Hai chị em tôi nhìn đĩa đậu phụ nhăn nhó: Mẹ ơi, hôm nay nhà mình lại ăn đậu à? Mẹ bảo: Ừ, nốt hôm nay thôi, ngày mai sẽ ăn món khác... Và cứ thế tiếp diễn. Lâu ngày đâm ra chúng tôi rất sợ thậm chí rất ghét món đậu phụ.
Khi chúng tôi đến tuổi lao động mẹ sắm cho mỗi đứa một cái xe đạp mini để đi chở đậu, mẹ bảo: "Thuê người ta thì đắt, các con lớn rồi bắt đầu lao động đi là vừa". Theo tính toán của mẹ số tiền để ra được nếu không phải thuê người chở thì sẽ đủ cho chị em tôi học tiếng Anh mỗi tháng.
Sáng ngủ dậy sớm hơn một chút, chúng tôi tranh thủ chở trước khi đi học. Chúng tôi bắt đầu chở đầu tiên là 50 cái sau đó tăng dần lên 100, 150, 200... Mới tập nên không dám chở nhiều, sợ đổ hết thì mất cả vốn lẫn lãi.
Nhưng có bài học nào mà không phải trả giá. Cái giá của bài học cho chị em tôi là rất nhiều lần mang khay đậu bị vỡ nhoe nhoét về cho mẹ, có lần ngã tím tái cả đầu gối... Tôi nhớ có một lần em tôi bị công an giữ vì tội vượt đèn đỏ, sợ muộn học mà, tôi cọt kẹt theo sau, khi nhìn thấy tôi nó vẫy vội vàng cho tôi đi qua đừng dừng lại, cuối cùng chú công an cũng tha nó ra cho kịp về đi học, mỗi lần nhắc lại chuyện này cả nhà lại ôm bụng cười.
Tiếp xúc với đậu phụ nhiều nên quần áo người ngợm tôi lúc nào cũng có mùi thum thủm của phèn chua và bong bóng váng mỡ, tất nhiên không thiếu cả các vệt than đen bởi vì mẹ tôi bán cả đậu phụ rán nữa. Than đen và váng mỡ quện vào nhau thì rất khó rửa sạch. Có hôm sợ muộn học tôi cứ tặc lưỡi cứ để thế mà đi học.
Đến tuổi dậy th.ì các bạn xung quanh ai cũng ngày càng xinh đẹp, mỗi mình tôi lúc nào cũng như một con vịt xấu xí, nhem nhuốc và bốc mùi. Thằng em tôi thì mang tiếng đèo bòng. Nó đèo hàng chục cái khay chở đậu, một chục cái túi nilon đựng các phần giao cho mỗi nhà hàng.
Các khu nhà ăn của ký túc xá mấy trường Đại học xung quanh nhẵn mặt hai chị em, người ta đặt cho chúng tôi cái tên "Nhà đậu". Cái tên này được lưu truyền đến tận bây giờ. Một lần mẹ bảo đi giao đậu đến một nhà hàng rồi hãy đi học, tôi cằn nhằn: Mẹ này, có mấy cái đậu mà cũng phải mang đi. Thế là mẹ đã cho tôi một bài học thích đáng: Con nghĩ xem, nếu không có "mấy cái đậu" thì con có được đi học đến bây giờ không? Tại sao con lại phụ bạc chúng đến thế? Tôi thấm thía lắm, từ đó trở đi tôi cạch hẳn từ "mấy cái đậu".
Thời gian cứ thế trôi, chúng tôi lớn dần lên, đậu phụ vẫn trắng còn chúng tôi thì vẫn lấm lem. Tôi vào Đại học, rồi đến lượt thằng em tôi, chúng tôi làm nhiều nghề khác để đủ tiền đóng học theo khả năng của mỗi đứa. Tôi đi dạy thêm, dịch sách, viết bài thuê, thằng em tôi vẽ tranh, vẽ báo tường bởi vì nó có năng khiếu hội họa. Nhưng công việc chở đậu thì không bao giờ chúng tôi từ bỏ, một mặt cũng là giúp đỡ bố mẹ, cả món đậu phụ cũng vẫn thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm gia đình.
Sau khi tốt nghiệp tôi thực tập tại một khách sạn quốc tế, chị quản lý là người Thuỵ Sĩ, rất xinh. Một lần về nước chị mang cho chúng tôi một ít sôcôla để làm quà. Chia ra mỗi đứa được một mẩu bé xíu bằng ngón tay. Lần đầu tiên trong đời tôi được nếm mùi vị của món sôcôla Thuỵ Sĩ. Sao mà nó ngon đến thế, thơm đến thế! Suốt đời tôi không bao giờ tôi quên được miếng sôcôla ấy.
Tôi tự nhủ tháng lương đầu tiên sẽ dành toàn bộ tiền để mua sôcôla ăn cho thoả thích. Tối về nhìn đĩa đậu tôi ước gì nhà mình có nhiều sôcôla như đậu phụ. Ước gì đậu phụ ngọt ngào như là sôcôla. Thật buồn cười. Con người rất tham lam, không bao giờ thoả mãn với những gì đang có, nếu có thoả mãn đi chăng nữa thì cũng chỉ là che đậy bằng một hành động khác, đó là "thích nghi" mà thôi.
Khi tôi bắt đầu cuộc sống xa nhà, cảm giác hụt hẫng, nỗi nhớ gia đình và cả món đậu phụ trỗi dậy. Nửa năm trời chỉ ăn độc món thịt lợn làm tôi phát kinh hoàng và chợt nhận ra món đậu phụ ngon lành biết bao nhiêu.
Bây giờ tôi có đủ các loại sôcôla nhưng không sao ăn được, vị ngọt của nó chẳng ngon như miếng sôcôla ngày nào, mùi thơm của nó cũng không giống nốt. Tôi thèm bốc bải một miếng đậu phụ mới rán nóng hổi trên mâm, chấm với muối trắng, bỏ tọt vào miệng nhâm nhi. Tôi ước gì nhà tôi bây giờ lúc nào cũng có đậu phụ nhiều như sôcôla. Ở đây cũng có đậu phụ nhưng đậu phụ của mẹ tôi là một món đậu phụ ngon nhất trên đời mà tôi từng ăn.
Có thể nó ngon một phần do trong đó có tuổi thơ lấm lem nhọc nhằn của bố mẹ và chị em chúng tôi.