- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
Mỗi mùa thi đến, áp lực học hành, thi cử, chuyện gia đình… khiến sĩ tử rơi vào tình trạng bế tắc, tìm đến cái chết luôn ở trong tình trạng báo động.
Hàng loạt vụ tự tử vì thi cử.
Trưa ngày 7/5, ngay sau khi thi xong môn cuối, em Đặng Văn Thiện (ngụ xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) đã uống thuốc Clothion 55EC tự tử. Bà ngoại Thiện cho biết: “Sáng hôm đó Thiện thi môn cuối cùng. Nó đang học lớp 9 trường trung học cơ sở Tam Bình. Có lẽ kỳ thi vừa qua, thằng bé làm bài không được nên tâm trạng lo lắng rồi nghĩ quẩn”.
Còn theo lời người chị em họ hàng thì chuyện “yêu đương” của Thiện bị gia đình người yêu phản đối. Cô bé đã nhắn tin khước từ với Thiện khiến em trở nên suy sụp và hành động như trên.
Vào ngày 5/3/2013, em Lê Chí H., học sinh lớp 7 trường THCS Hải Xuân, Hải Năng, tỉnh Quảng Trị bị gia đình la mắng do mải chơi, không lo chuyện học hành. Bứa xúc, H. đã nhảy sông tự tử.
Tiếp đó, vào tháng 4/2011, một học sinh lớp 10 trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng treo cổ tự tử, để lại thư tuyệt mệnh cho biết bị thầy giáo mắng trong giờ học môn Hóa.
Rạch tay tự sát vì điểm thi quá thấp, đó là câu chuyện buồn về cô nữ sinh xuất sắc của trường THPT chuyên Hùng Vương. N.T.H học rất giỏi, cuối năm lớp 12, H lại đoạt giải Ba thành phố môn Văn. H tự tin lựa chọn một trường ĐH danh tiếng. Ai cũng chắc chắn 100% H sẽ đỗ đại học.
Áp lực thi cử là nguyên nhân lớn gây ra những vụ tự tử trong thời gian gần đây (Ảnh Internet)
Nhưng đến khi biết điểm thi quá thấp, thậm chí không đủ điểm sàn xét tuyển vào trường, H xấu hổ với bạn bè, gia đình, làng xóm và thất vọng với chính mình, đóng cửa phòng khóc suốt mấy ngày liền. Không ăn, không ngủ, không gặp gỡ bất cứ ai.
Tình trạng đó kéo dài hơn một tuần liền đến khi gia đình phát hiện H rạch tay tự tử. Rất may, H được cứu sống kịp thời. Nhưng những ngày nằm dưới bệnh viện đa khoa tỉnh vẫn không giúp sức khỏe và tinh thần của H khá lên.
Sáng 10/7/2011 tại điểm thi trường THPT Dân lập Lô-mô-lô-xôp (Hà Nội) của ĐHQG Hà Nội trong môn thi Ngoại ngữ, cũng là môn thi cuối cùng của đợt thi ĐH lần II. Sau khi bóc đề, tính thời gian làm bài được 15 phút, các giám thị coi thi phát hiện em nữ sinh mang tài liệu và lập biên bản, đình chỉ thi với trường hợp này.
Trong khi các giám thị đang lập biên bản, với tâm trạng hoảng loạn, thí sinh này đã chạy ra khỏi phòng thi, định nhảy qua lan can tự tử. Rất may các cán bộ tại đây đã kịp thời ngăn cản hành động của em nữ sinh. Khi được đưa xuống phòng y tế, nữ sinh khóc, hét rất to...
Sáng 25/4/2011, ông Nguyễn Hữu Mệnh - hiệu trưởng trường THPT Hoàng Diệu, TP. Sóc Trăng cho biết học sinh T.Q.T (học sinh lớp 12 A10) đã vào phòng vệ sinh cắt tay tự tử sau khi thi xong môn Toán. Sự việc xảy ra vào ngày 21/4. Theo ông Mệnh, vì đang vào mùa thi nên có khả năng học sinh này bị áp lực học tập hoặc do buồn chán chuyện tình cảm nên có hành động dạt dột như vậy.
Tiếp đó, ngày 13/7/2010, em Trịnh Công S, một học sinh giỏi của trường chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) đã uống thuốc rầy tự vẫn bởi vì một bài thi làm dang dở...
Ngày 7/7/2010, nữ sinh N. T. H, sinh năm 1992, ở Lâm Đồng đã uống thuốc trừ cỏ vì... không nhận được giấy báo thi ĐH. Người nhà nạn nhân cho biết, em H. đã nộp hồ sơ dự thi vào trường ĐH Đà Lạt tại trường THPT Tân Hà, nhưng sát ngày diễn ra kỳ thi mà H. vẫn không nhận được giấy báo.
Sau đó, em H. lên Trường ĐH Đà Lạt nhờ kiểm tra thì phát hiện không có hồ sơ đăng ký dự thi của em tại đây. Trong lúc quẫn trí, em H. đã viết một bức thư để lại cho gia đình rồi uống thuốc trừ cỏ tự tử.
Ngày 20/8/2009 tại Yên Khê (Con Cuông, Nghệ An) em Nguyễn Thị V, sinh năm 1991 tự tử bằng lá ngón vì thất vọng trước kết quả dự thi ĐH.
Tại Nam Định, 12h30 ngày 14/8/2006, Nguyễn Thị Diệu sinh năm 1988 đã quyên sinh khi biết tin thi trượt ĐH.
Sự việc xảy ra tối 1/7/2005, em Lê Thị Th. sinh năm 1985 quê ở Hà Tĩnh nhảy từ cầu Bến Thủy xuống sông Lam tự vẫn.
Sau khi sự việc xảy ra dư luận mới ngỡ ngàng vì hành động đáng trách và cũng đáng thương đó của Th. Th vốn là học sinh giỏi cấp tỉnh môn lịch sử lớp 11 nhưng hai năm liền (2004-2005) dù liên tiếp cố gắng, ôn luyện và kỳ vọng rất nhiều em vẫn không thi đậu ĐH. Thất vọng vì bản thân, bế tắc Th đã tìm tới cái chết đã tự giải thoát cho mình.
Sự việc không dừng lại ở đó, sau đó không lâu, chiều 2/8/2005, em Trần Duy Hùng sinh năm 1987, trú tại Nam Định đã thắt cổ tự tử sau khi biết tin mình trượt ĐH... Hùng vốn là học sinh giỏi, em là con trai cả và là niềm tự hào của cả nhà. Hàng xóm cho biết bố mẹ rất kỳ vọng vào cậu, tạo nên một áp lực lớn. Vì thế khi biết kết quả không như kỳ vọng, em đã tìm đến cái chết để giải thoát, trốn tránh chính bản thân mình.
Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Việc học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng buồn chán, trầm cảm sau mỗi kỳ thi là không tránh khỏi. Nhưng việc ngăn chặn các em tìm đến những hành động dại dột là điều có thể.
Trang bị cho học sinh vốn kiến thức vững vàng nhất trước kỳ thi
Trước kỳ thi, thầy cô luôn phân tích rõ cho học sinh những lý do có thể khiến các em không đạt được kết quả như ý muốn. Phần lớn trong đó là do các em chưa học tập một cách hiệu quả và còn hổng nhiều kiến thức. Các em sẽ được hỗ trợ tìm ra phương pháp học tối ưu. Việc học sinh được cảnh báo trước rằng, nếu không cố gắng hết mình thì sẽ bị trượt, và nếu trượt thì còn cơ hội ở những lần thi khác sẽ giúp các em chuẩn bị tâm lý và luôn để sẵn cho mình những phương án dự trù trong hoàn cảnh xấu nhất.
Phát huy sức mạnh của những bài học đạo đức trong nhà trường
Học sinh ngày nay thường bỏ qua tầm quan trọng của các bài học đạo đức về nhân cách con người và giá trị của cuộc sống. Các em có lối suy nghĩ thực dụng từ quá sớm, bị choáng ngợp trước sự giàu có và phồn hoa của thế giới bên ngoài. Kịp thời ghi sâu vào tâm hồn các em ý nghĩa về sự tồn tại của chính mình đồng nghĩa với việc ươm mầm bản lĩnh và sức mạnh để các em dũng cảm vượt qua sau mỗi lần vấp ngã.
Cha mẹ hãy là chỗ dựa tinh thần cho con cái những lúc chúng gặp khó khăn
Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo cho học sinh
Nhà trường cần tổ chức các buổi hội thảo, gặp mặt định kỳ với học sinh. Thông qua đó, thầy cô sẽ chuẩn bị những tình huống bất ngờ để các em làm quen với vấn đề và định hình cho mình một cách ứng phó phù hợp. Thất bại trong thi cử, áp lực học tập hay vấp ngã trong tình yêu, tình bạn tuổi học trò đều là những tình huống phổ biến mà nếu học sinh đã được thực tập từ trước thì khi thực sự giáp mặt với nó, các em sẽ không còn quá bỡ ngỡ. Mô hình giáo dục này là một phương pháp điển hình trong việc hỗ trợ học sinh vượt qua thất bại.
Ngay lập tức tổ chức các hội đồng tư vấn cho học sinh sau kỳ thi
Nhà trường không khó để khoanh vùng đối tượng học sinh “đuối” trong kỳ thi. Nhóm học sinh này có nguy cơ suy nghĩ và hành động tiêu cực rất cao. Do đó, việc chủ động gần gũi, động viên và định hướng cho các em là điều vô cùng cần thiết.
Ngoài ra, khi kết quả thi đã được công bố rõ ràng thì cần gặp gỡ riêng các học sinh thi trượt sớm nhất có thể. Chỉ cần không để các em một mình, cộng với việc giúp các em vạch ra con đường đi khác cũng dẫn tới thành công mà các em kỳ vọng, chắc chắn sẽ khiến những kết cục đáng buồn không còn tái diễn.
Phụ huynh cùng chung tay bảo vệ con em mình
Cha mẹ luôn là nguồn động viên tinh thần lớn lao mà các em dựa vào. Trở thành niềm tự hào của cha mẹ cũng là khát khao cháy bỏng của nhiều bạn trẻ. Thế nên trước thất bại đầu đời của con, thay vì la mắng, khiển trách, các bậc phụ huynh nên giành nhiều thời gian hơn cho con khi các em không đạt được điều mình mong muốn. Trước kỳ thi, sự nghiêm khắc đối với con em là điều cần thiết, nhưng sau đó, chính cha mẹ cũng cần nhẹ nhàng hơn, bởi sự quở trách không thể thay đổi được kết quả đã rõ mồn một, mà đôi khi còn là nguồn cơn của những số mệnh sớm tàn.
Phụ huynh cần cùng con tìm ra nguyên nhân của thất bại và giúp các em vơi đi nỗi thất vọng, tự trách móc bản thân mà chính các em đang dùng để trừng phạt mình. Gia đình hãy là nơi để học sinh trở về khi vấp ngã, và lại từ đó mà mạnh mẽ đứng lên, rẽ cuộc đời sang những con đường khác với ý chí mạnh mẽ về thành công trong tương lai.
Hàng loạt vụ tự tử vì thi cử.
Trưa ngày 7/5, ngay sau khi thi xong môn cuối, em Đặng Văn Thiện (ngụ xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) đã uống thuốc Clothion 55EC tự tử. Bà ngoại Thiện cho biết: “Sáng hôm đó Thiện thi môn cuối cùng. Nó đang học lớp 9 trường trung học cơ sở Tam Bình. Có lẽ kỳ thi vừa qua, thằng bé làm bài không được nên tâm trạng lo lắng rồi nghĩ quẩn”.
Còn theo lời người chị em họ hàng thì chuyện “yêu đương” của Thiện bị gia đình người yêu phản đối. Cô bé đã nhắn tin khước từ với Thiện khiến em trở nên suy sụp và hành động như trên.
Vào ngày 5/3/2013, em Lê Chí H., học sinh lớp 7 trường THCS Hải Xuân, Hải Năng, tỉnh Quảng Trị bị gia đình la mắng do mải chơi, không lo chuyện học hành. Bứa xúc, H. đã nhảy sông tự tử.
Tiếp đó, vào tháng 4/2011, một học sinh lớp 10 trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng treo cổ tự tử, để lại thư tuyệt mệnh cho biết bị thầy giáo mắng trong giờ học môn Hóa.
Rạch tay tự sát vì điểm thi quá thấp, đó là câu chuyện buồn về cô nữ sinh xuất sắc của trường THPT chuyên Hùng Vương. N.T.H học rất giỏi, cuối năm lớp 12, H lại đoạt giải Ba thành phố môn Văn. H tự tin lựa chọn một trường ĐH danh tiếng. Ai cũng chắc chắn 100% H sẽ đỗ đại học.
Áp lực thi cử là nguyên nhân lớn gây ra những vụ tự tử trong thời gian gần đây (Ảnh Internet)
Nhưng đến khi biết điểm thi quá thấp, thậm chí không đủ điểm sàn xét tuyển vào trường, H xấu hổ với bạn bè, gia đình, làng xóm và thất vọng với chính mình, đóng cửa phòng khóc suốt mấy ngày liền. Không ăn, không ngủ, không gặp gỡ bất cứ ai.
Tình trạng đó kéo dài hơn một tuần liền đến khi gia đình phát hiện H rạch tay tự tử. Rất may, H được cứu sống kịp thời. Nhưng những ngày nằm dưới bệnh viện đa khoa tỉnh vẫn không giúp sức khỏe và tinh thần của H khá lên.
Sáng 10/7/2011 tại điểm thi trường THPT Dân lập Lô-mô-lô-xôp (Hà Nội) của ĐHQG Hà Nội trong môn thi Ngoại ngữ, cũng là môn thi cuối cùng của đợt thi ĐH lần II. Sau khi bóc đề, tính thời gian làm bài được 15 phút, các giám thị coi thi phát hiện em nữ sinh mang tài liệu và lập biên bản, đình chỉ thi với trường hợp này.
Trong khi các giám thị đang lập biên bản, với tâm trạng hoảng loạn, thí sinh này đã chạy ra khỏi phòng thi, định nhảy qua lan can tự tử. Rất may các cán bộ tại đây đã kịp thời ngăn cản hành động của em nữ sinh. Khi được đưa xuống phòng y tế, nữ sinh khóc, hét rất to...
Sáng 25/4/2011, ông Nguyễn Hữu Mệnh - hiệu trưởng trường THPT Hoàng Diệu, TP. Sóc Trăng cho biết học sinh T.Q.T (học sinh lớp 12 A10) đã vào phòng vệ sinh cắt tay tự tử sau khi thi xong môn Toán. Sự việc xảy ra vào ngày 21/4. Theo ông Mệnh, vì đang vào mùa thi nên có khả năng học sinh này bị áp lực học tập hoặc do buồn chán chuyện tình cảm nên có hành động dạt dột như vậy.
Tiếp đó, ngày 13/7/2010, em Trịnh Công S, một học sinh giỏi của trường chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) đã uống thuốc rầy tự vẫn bởi vì một bài thi làm dang dở...
Ngày 7/7/2010, nữ sinh N. T. H, sinh năm 1992, ở Lâm Đồng đã uống thuốc trừ cỏ vì... không nhận được giấy báo thi ĐH. Người nhà nạn nhân cho biết, em H. đã nộp hồ sơ dự thi vào trường ĐH Đà Lạt tại trường THPT Tân Hà, nhưng sát ngày diễn ra kỳ thi mà H. vẫn không nhận được giấy báo.
Sau đó, em H. lên Trường ĐH Đà Lạt nhờ kiểm tra thì phát hiện không có hồ sơ đăng ký dự thi của em tại đây. Trong lúc quẫn trí, em H. đã viết một bức thư để lại cho gia đình rồi uống thuốc trừ cỏ tự tử.
Ngày 20/8/2009 tại Yên Khê (Con Cuông, Nghệ An) em Nguyễn Thị V, sinh năm 1991 tự tử bằng lá ngón vì thất vọng trước kết quả dự thi ĐH.
Tại Nam Định, 12h30 ngày 14/8/2006, Nguyễn Thị Diệu sinh năm 1988 đã quyên sinh khi biết tin thi trượt ĐH.
Sự việc xảy ra tối 1/7/2005, em Lê Thị Th. sinh năm 1985 quê ở Hà Tĩnh nhảy từ cầu Bến Thủy xuống sông Lam tự vẫn.
Sau khi sự việc xảy ra dư luận mới ngỡ ngàng vì hành động đáng trách và cũng đáng thương đó của Th. Th vốn là học sinh giỏi cấp tỉnh môn lịch sử lớp 11 nhưng hai năm liền (2004-2005) dù liên tiếp cố gắng, ôn luyện và kỳ vọng rất nhiều em vẫn không thi đậu ĐH. Thất vọng vì bản thân, bế tắc Th đã tìm tới cái chết đã tự giải thoát cho mình.
Sự việc không dừng lại ở đó, sau đó không lâu, chiều 2/8/2005, em Trần Duy Hùng sinh năm 1987, trú tại Nam Định đã thắt cổ tự tử sau khi biết tin mình trượt ĐH... Hùng vốn là học sinh giỏi, em là con trai cả và là niềm tự hào của cả nhà. Hàng xóm cho biết bố mẹ rất kỳ vọng vào cậu, tạo nên một áp lực lớn. Vì thế khi biết kết quả không như kỳ vọng, em đã tìm đến cái chết để giải thoát, trốn tránh chính bản thân mình.
Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Việc học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng buồn chán, trầm cảm sau mỗi kỳ thi là không tránh khỏi. Nhưng việc ngăn chặn các em tìm đến những hành động dại dột là điều có thể.
Trang bị cho học sinh vốn kiến thức vững vàng nhất trước kỳ thi
Trước kỳ thi, thầy cô luôn phân tích rõ cho học sinh những lý do có thể khiến các em không đạt được kết quả như ý muốn. Phần lớn trong đó là do các em chưa học tập một cách hiệu quả và còn hổng nhiều kiến thức. Các em sẽ được hỗ trợ tìm ra phương pháp học tối ưu. Việc học sinh được cảnh báo trước rằng, nếu không cố gắng hết mình thì sẽ bị trượt, và nếu trượt thì còn cơ hội ở những lần thi khác sẽ giúp các em chuẩn bị tâm lý và luôn để sẵn cho mình những phương án dự trù trong hoàn cảnh xấu nhất.
Phát huy sức mạnh của những bài học đạo đức trong nhà trường
Học sinh ngày nay thường bỏ qua tầm quan trọng của các bài học đạo đức về nhân cách con người và giá trị của cuộc sống. Các em có lối suy nghĩ thực dụng từ quá sớm, bị choáng ngợp trước sự giàu có và phồn hoa của thế giới bên ngoài. Kịp thời ghi sâu vào tâm hồn các em ý nghĩa về sự tồn tại của chính mình đồng nghĩa với việc ươm mầm bản lĩnh và sức mạnh để các em dũng cảm vượt qua sau mỗi lần vấp ngã.
Cha mẹ hãy là chỗ dựa tinh thần cho con cái những lúc chúng gặp khó khăn
Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo cho học sinh
Nhà trường cần tổ chức các buổi hội thảo, gặp mặt định kỳ với học sinh. Thông qua đó, thầy cô sẽ chuẩn bị những tình huống bất ngờ để các em làm quen với vấn đề và định hình cho mình một cách ứng phó phù hợp. Thất bại trong thi cử, áp lực học tập hay vấp ngã trong tình yêu, tình bạn tuổi học trò đều là những tình huống phổ biến mà nếu học sinh đã được thực tập từ trước thì khi thực sự giáp mặt với nó, các em sẽ không còn quá bỡ ngỡ. Mô hình giáo dục này là một phương pháp điển hình trong việc hỗ trợ học sinh vượt qua thất bại.
Ngay lập tức tổ chức các hội đồng tư vấn cho học sinh sau kỳ thi
Nhà trường không khó để khoanh vùng đối tượng học sinh “đuối” trong kỳ thi. Nhóm học sinh này có nguy cơ suy nghĩ và hành động tiêu cực rất cao. Do đó, việc chủ động gần gũi, động viên và định hướng cho các em là điều vô cùng cần thiết.
Ngoài ra, khi kết quả thi đã được công bố rõ ràng thì cần gặp gỡ riêng các học sinh thi trượt sớm nhất có thể. Chỉ cần không để các em một mình, cộng với việc giúp các em vạch ra con đường đi khác cũng dẫn tới thành công mà các em kỳ vọng, chắc chắn sẽ khiến những kết cục đáng buồn không còn tái diễn.
Phụ huynh cùng chung tay bảo vệ con em mình
Cha mẹ luôn là nguồn động viên tinh thần lớn lao mà các em dựa vào. Trở thành niềm tự hào của cha mẹ cũng là khát khao cháy bỏng của nhiều bạn trẻ. Thế nên trước thất bại đầu đời của con, thay vì la mắng, khiển trách, các bậc phụ huynh nên giành nhiều thời gian hơn cho con khi các em không đạt được điều mình mong muốn. Trước kỳ thi, sự nghiêm khắc đối với con em là điều cần thiết, nhưng sau đó, chính cha mẹ cũng cần nhẹ nhàng hơn, bởi sự quở trách không thể thay đổi được kết quả đã rõ mồn một, mà đôi khi còn là nguồn cơn của những số mệnh sớm tàn.
Phụ huynh cần cùng con tìm ra nguyên nhân của thất bại và giúp các em vơi đi nỗi thất vọng, tự trách móc bản thân mà chính các em đang dùng để trừng phạt mình. Gia đình hãy là nơi để học sinh trở về khi vấp ngã, và lại từ đó mà mạnh mẽ đứng lên, rẽ cuộc đời sang những con đường khác với ý chí mạnh mẽ về thành công trong tương lai.
Theo Tiin