Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có phải sắp sinh?

thuongchip

Thành viên
Tham gia
2/12/2022
Bài viết
29
Tình trạng bị đau khớp háng khi mang thai tháng không còn là chuyện xa lạ với những mẹ bầu. Vậy đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có phải sắp sinh?

Bà bầu tháng cuối bị đau háng có phải sắp sinh?

bi-dau-hang-khi-mang-thai-thang-cuoi-chela-mag-b6-3.jpg

Theo cấu tạo cơ thể của nữ giới, phần xương chậu kết hợp với xương mu và hai khớp tạo thành khung xương vững chắc giúp nâng đỡ phần thân trên đồng thời bảo vệ tử cung. Ở những tháng cuối thai kỳ khi em bé lớn dần sẽ có khuynh hướng quay đầu xuống phía dưới tử cung. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu của phát triển của em bé, cơ thể mẹ sẽ tiết ra những hóc môn nhằm kích thích khung xương chậu giãn ra như progesterone hay relaxin. Tình trạng giãn nở quá mức sẽ khiến mẹ bị đau khớp ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Các cơn đau khớp háng sẽ bắt đầu xuất hiện từ khu vực thắt lưng và xương chậu, đầu tiên sẽ là những cơn đau âm ỉ rồi tăng dần cường độ đau. Các cơn đau sẽ mạnh hơn khi mẹ vận động khớp háng nhiều hoặc di chuyển hay đi ngủ, nhất là gần ngày dự sinh thì các cơn đau càng rõ rệt hơn. Do đó, nhiều mẹ bầu băn khoăn đau háng khi mang thai tháng cuối có phải sắp sinh.
Theo Y học, đau khớp háng ở tháng cuối cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo mẹ sắp chuyển dạ và sắp sinh. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý khi chuyển dạ ngoài cơn đau khớp háng còn đi kèm một số triệu chứng khác như: sa bụng bầu, co thắt tử cung hay các cơn đau quặn bụng, âm đạo tiết dịch nhày hơn,…

Một số nguyên nhân khác khiến bà bầu bị đau háng khi mang thai tháng cuối


Ngoài dấu hiệu báo sắp sinh, hiện tượng đau háng khi mang thai còn là dấu hiệu cho biết mẹ đang gặp vấn đề về sức khỏe. Hoặc đó cũng có thể là phản ứng sinh lý bình thường do sự thay đổi của cơ thể trong thời gian mang thai. Vậy những nguyên nhân khác khiến mẹ bị đau háng khi mang thai tháng cuối đó là gì?
Tăng cân nhanh: mẹ bị tăng cân mất kiểm soát và cân tăng nhanh sẽ khiến các khớp háng chịu nhiều áp lực làm mẹ bị đau nhức.
Thiếu canxi: nhu cầu về canxi trong thời gian mang thai của mẹ khá lớn, do đó, mẹ không cung cấp đủ canxi sẽ dẫn đến tình trạng đau khớp háng và một số triệu chứng khác như mất ngủ, khô da, tê tay, đau lưng, xương giòn dễ gãy,… Ngoài ra, bà bầu bị thiếu magie cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng.
Vận động nhiều, làm việc quá sức: mẹ vận động, làm việc với cường độ nhiều sẽ làm tổn thương các khớp xương, từ đó gây đau nhức, nghiệm trọng hơn là mẹ có thể bị sưng phù.
Bà bầu bị viêm khớp háng: chủ yếu do tình trạng nhiễm khuẩn, thừa cân, vận động sai cách hoặc chấn thương,…dẫn đến một số triệu chứng như: cứng khớp khi ngủ dậy, đau nhói ở háng hay đi lại tập tễnh, sưng đau, nóng đỏ khớp. Tình trạng viêm khớp háng có thể phát triển trước hoặc sau khi mang thai. Ngoài ra, mẹ bị mắc một số bệnh lý như thoái hóa khớp háng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp háng.

Mẹ bầu bị đau háng khi mang thai nên làm gì?


Để làm giảm đi các cơn đau háng khi mang thai, mẹ bầu trong từng giai đoạn cụ thể của thai kỳ có thể tham khảo một số phương pháp như sau:
Đến cơ sở y tế thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Mẹ cần chú ý chế độ sinh hoạt, nên hạn chế làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng.
Khi nằm mẹ nên nằm ở gi.ường thẳng, chèn gối ở phía dưới lưng hoặc ngồi trên ghế có điểm tựa nhằm giúp máu lưu thông tốt. Khi ngồi mẹ cần tránh ngồi xổm hoặc vắt chéo chân.
Mẹ có thể tắm nước ấm hoặc chườm nóng cũng sẽ giúp giảm bớt cơn đau.
Mẹ có thể đeo đai nâng bụng bầu để tránh tạo áp lực lên khung xương chậu.
Mẹ cũng cần có chế độ luyện tập thể dục hợp lý, tập yoga với những bài tập nhẹ nhàng giúp giảm bớt cơn đau khớp háng, quá trình sinh nở thuận lợi hơn.
Chú ý đến trang phục: mẹ bầu cũng nên mặc trang phục thoáng mát, rộng rãi, không nên mang giày cao gót trong 3 tháng cuối thai kỳ vì dễ khiến mẹ bị ngã và tăng nguy cơ đau khớp háng.
Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là các vi chất cần thiết với hệ xương khớp: canxi, vitamin D, Magie, Vitamin nhóm B, … Mẹ cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu những dưỡng chất này và bổ sung đầy đủ canxi cho bà bầu. Trường hợp mẹ có các dấu hiệu thiếu magie, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp bổ sung kịp thời!
** Chela-Mag B6 là sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu, phân phối độc quyền tại Việt Nam!
Những thông tin trên vừa giải đáp thắc mắc “đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có phải dấu hiệu sắp sinh?”. Có thể thấy, việc chuyển dạ chỉ là một trong số ít những nguyên nhân gây ra những cơn đau khớp háng trong những ngày cuối cùng của thai kỳ. Bạn nên thận trọng thăm khám để đảm bảo duy trì được sức khỏe tốt nhất cho tới ngày vượt cạn.
 
Quay lại
Top Bottom