Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật

Phuonghoa103

Thành viên
Tham gia
8/9/2021
Bài viết
0
Rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em đang trở thành một vấn nạn nóng hiện nay, vì chứng bệnh này không chỉ đơn thuần là xuất hiện nhiều ở tầng lớp cao tuổi, người trưởng thành mà có dấu hiệu trẻ hóa. Nên xuất hiện tình trạng mọi người không hiểu, không biết hoặc biết nhưng không chính xác dẫn đến việc phát hiện bệnh ở trẻ em gặp nhiều khó khăn, khi phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn nặng, khiến việc điều trị kéo dài, nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống, học tập và vui chơi ở trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật
Tâm trạng, cảm xúc của trẻ em thường thay đổi thất thường và khó hiểu, nên chúng ta thường hay nhầm lẫn với cảm xúc tự nhiên của trẻ mà bỏ qua và không để tâm tới. Nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu nhận biết là trẻ đang không được khỏe, có nguy cơ mắc bệnh. Vì thế, khi trẻ có những triệu chứng này nên đưa trẻ đi khám kịp thời.
Xem file đính kèm #60812
Trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc phải bệnh rối loạn thần kinh thực vật.
  • Hệ thần kinh: Trẻ thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, học tập không tập trung, hay quấy khóc, trí nhớ kém, luôn mệt mỏi, lo âu, khó tính.
  • Hệ tim mạch: Trẻ thường cảm loạng choạng, choáng váng khi thay đổi tư thế đo huyết áp tăng giảm thất thường đột ngột, hụt hơi, tim đập nhanh. Khi trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật thì nhịp tim thường phản ứng chậm hơn so với hoạt động của trẻ, không kịp thích ứng với thể lực của trẻ khi hoạt động, vui chơi, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, choáng váng hay thậm chí là ngất xỉu.
  • Hệ tiêu hóa: Trẻ cảm thấy chán ăn, kém ăn, ăn không ngon, ăn nhanh no, bụng chướng, ợ hơi, táo bón, tiêu chảy gây ra triệu chứng khó nuốt. Các triệu chứng này ảnh hưởng đến phát triển của trẻ, khiến trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, kém phát triển, các cơ quan phát triển không đều.
  • Hệ tiết niệu: Trẻ tiểu tiện nhiều lần, tiểu không hết nước tiểu, đái dắt, không tự chủ. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể khiến đường tiết niệu của trẻ bị nhiễm khuẩn.
  • Hệ hô hấp: Trẻ thường xuyên ho, khó thở, hụt hơi, tức ngực khiến trẻ quấy khóc nhiều nhưng không rõ nguyên nhân. Tình trạng này xuất hiện khi trẻ vui chơi, học tập nhiều, hoạt động thể lực mạnh.
Bên cạnh đó, trẻ thường xuyên mất ngủ, đêm thường giật mình dậy quấy khóc, ngủ ít, ngủ không sâu giấc, tay chân đổ mồ hôi nhiều. Những triệu chứng này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thể trạng, tinh thần, tâm lý của trẻ trong tương lai.

=>> Video bệnh nhân đã chữa khỏi bệnh rối loạn thần kinh thực vật
 
×
Top Bottom