Dấu hiệu "không liên quan"cho thấy trí não đang mệt mỏi

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Ngay cả những chuyện như rụng tóc hay đau vai cũng liên quan mật thiết với hoạt động của trí não đấy!


Buồn ngủ


Hay buồn ngủ, rơi vào trạng thái mệt mỏi, đờ đẫn, thiếu tỉnh táo là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất khi não bộ làm việc quá sức. Nguyên nhân là do kích thích tố căng thẳng làm tăng adrenaline trong cơ thể, khiến chúng ta dễ buồn ngủ. Không chỉ thế, tình trạng căng thẳng, stress cũng làm giấc ngủ bị ảnh hưởng. Đó là lý do mà các bạn hay bị mất ngủ, khó ngủ và thức dậy trong trạng thái mệt mỏi khi bị stress.

Trong trường hợp này, lời khuyên cho chúng mình là nên dành ra 30 phút để ngủ trưa và nên đi ngủ sớm vào buổi tối (tốt nhất là trước 10 giờ). Cách này sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng mệt mỏi cũng như stress, căng thẳng.


jwz1427605385-170852341.png


Đau nhức cơ


Theo phân tích của Tiến sỹ Elizabeth Lombardo, một nhà tâm lý học và vật lý trị liệu ở Ireland, stress chắc chắn có ảnh hưởng tới hệ thống cơ xương của chúng ta. Nó là nguyên nhân gây nên chứng co cơ, đau nhức, cảm giác giống như nhức mỏi khi chúng ta ngồi ở một tư thế quá lâu hay bị căng cơ... Bởi vậy, khi gặp phải dấu hiệu này, ngoài việc kiểm tra lại các hoạt động hàng ngày và các chấn thương trên cơ thể, chúng ta cũng nên chú ý hơn tới não bộ, đặc biệt là nên thư giãn để tâm lý thoải mái hơn.

Rụng tóc

Rụng tóc cũng liên quan mật thiết tới tình trạng của trí não. Khi chúng ta stress, căng thẳng, nội tiết tố androgen bị phóng lên sẽ làm rối loạn nang lông và gây rụng tóc. Cách tốt nhất cho các bạn lúc này để "lấy lại phong độ" chính là nhanh chóng "giải thoát" não bộ khỏi tình trạng mệt mỏi. Bên cạnh đó, việc cân bằng lại chế độ ăn uống cũng giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của mái tóc lúc này.


mqc1427605385-170852341.png


Tinh thần uể oải, cáu giận vô cớ


Khi trí não rơi vào trạng thái "kiệt sức", não bộ chắc chắn không thể hoạt động một cách trơn tru. Đó là lý do mà bạn không còn phấn chấn hay hứng thú với bất kỳ điều gì. Thay vào đó sẽ là cảm giác uể oải, chán nản, không muốn tham gia bất cứ hoạt động gì. Bạn có thể thường xuyên rơi vào buồn bã, thậm chí là cáu giận vô cớ.

Những lúc như vậy, hãy dành thời gian để não bộ được nghỉ ngơi. Ngâm mình trong nước nóng hoặc một giấc ngủ sâu sẽ là giải pháp không tồi cho chúng ta lúc này.


rml1427605385-170852341.png


Hay quên, nhầm lẫn


Đây là một hệ quả "đương nhiên" khi chúng ta bị stress. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp các vấn đề về bộ nhớ, sự tập trung khi trí não căng thẳng. Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho thấy stress mãn tính có thể khiến cho kích cỡ của vùng hippocampus (phụ trách mảng ghi nhớ) bị thu hẹp lại. Bởi vậy, nó khiến cho sự thông minh của chúng ta dường như bị trục trặc.

Tuy nhiên, các bạn cũng không nên lo lắng bởi mọi thứ sẽ trở lại bình thường khi não bộ khỏe mạnh trở lại. Điều nên làm lúc này chính là cải thiện tình trạng stress bằng cách nghỉ ngơi và thư giãn.

Theo Trí Thức Trẻ
 
×
Quay lại
Top Bottom