Dấu hiệu, động cơ của tội giết người được nhận dạng như nào?

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
A có ý định giết chị C (là vợ của A) để tự do lấy nhân tình. A bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của chị C làm chị C bị ngộ độc nhưng không chết, tổn hại sức khoẻ không đáng kể. Khoảng một tháng sau đó, A tán thuốc ngủ thành bột và trộn với bột sắn dây.

Chị C không biết bột sắn dây có trộn thuốc ngủ nên pha một cốc uống và đã tử vong. A bị kết án về tội giết người theo khoản 1 điều 123 BLHS. Câu hỏi:

1. Phân tích dấu hiệu xác định động cơ phạm tội và lỗi của A đối với hành vi phạm tội trong tình huống nêu trên ?

2. Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong tình huống nêu trên ?

3. Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm và hình phạt cao nhất mà tòa án có thể áp dụng với hành vi phạm tội của A ?

4. Giả định trước khi thực hiện hành vi phạm tội như tình huống nêu trên, A đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản nhưng chưa được xóa án tích, thì lần phạm tội này của A bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm ?
1. Phân tích dấu hiệu xác định động cơ phạm tội và lỗi của A đối với hành vi phạm tội trong tình huống nêu trên.

Theo khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội giết người:

"1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn."

A bị kết án về tội giết người theo khoản 1 Điều trên, với động cơ phạm tội ở đây là vì động cơ đê hèn. Có thể thấy, động cơ của A rất rõ ràng khi có ý định giết chị C (là vợ của A) để tự do lấy nhân tình. A đã bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của chị C làm chị C bị ngộ độc nhưng không chết, tổn hại sức khoẻ không đáng kể. Sau đó, A tán thuốc ngủ thành bột và trộn với bột sắn dây. Chị C không biết nên đã uống và tử vong.

Theo khoản 1 Điều 10 BLHS năm 2015 quy định về trường hợp cố ý phạm tội của A:

"1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra".

Ở đây A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của C, đương nhiên thấy được hậu quả của hành vi đồng thời A mong muốn hậu quả xảy ra đó là mong muốn C chết để tự do lấy nhân tình. Do đó lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp.

2. Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong tình huống nêu trên.

Mặt khách quan của tội phạm là những yếu tố bên ngoài của tội phạm, bao gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Trong tình huống của A, hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi dùng thủ đoạn để chấm dứt sự sống của C (bỏ thuốc độc làm C bị ngộ độc, tán thuốc ngủ thành bột và trộn với sắn dây). Hành vi này đã dẫn đến hậu quả là C tử vong (do không biết sắn dây có trộn thuốc ngủ nên đã uống và tử vong). A nhận thức rõ hành vi của mình và mong muốn cho hậu quả xảy ra.

3. Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm và hình phạt cao nhất mà tòa án có thể áp dụng với hành vi phạm tội của A.

Lần thứ nhất phạm tội, A thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt do A thực hiện bỏ thuốc độc vào ấm thuốc của vợlàm chị C bị ngộ độc nhưng không chết, tổn hại về sức khỏe không đáng kể nên mức hình phạt sẽ không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015)

Lần thứ hai, A đã phạm tội giết người và giai đoạn phạm tội đã hoàn thành, hoàn thành về mặt hành vi và đạt được mục đích là khiến nạn nhân tử vong. Ở đây mục đích của A là giết vợ để tự do lấy tình nhân nên có thể coi là giết người vì động cơ đê hèn (thuộc điểm q, khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015) do đó mức cao nhất của khung hình phạt này là tử hình.

4. Giả định trước khi thực hiện hành vi phạm tội như tình huống nêu trên, A đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản nhưng chưa được xóa án tích, thì lần phạm tội này của A bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?

Theo Điều 53 BLHS năm 2015 quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm:

"1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý".

Trong tình huống của A, có thể chia thành 2 trường hợp như sau:

Nếu A phạm tội thuộc vào khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 với mức cao nhất của khung hình phạt là 03 năm, tức là thuộc loại tội ít nghiêm trọng, thì A thuộc trường hợp tái phạm.

Nếu A phạm tội thuộc vào khoản 3 Điều 173 BLHS năm 2015 với mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm, thuộc loại tội rất nghiêm trọng, thì A thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm (khoản 2 Điều 53 BLHS năm 2015).
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.
 
×
Quay lại
Top Bottom