tranvo.huunhan1
Thành viên
- Tham gia
- 3/2/2015
- Bài viết
- 12
Bệnh xương khớp gồm rất nhiều bệnh lý khác nhau trong đó nổi bật là đau khớp gối và thoái hóa khớp háng Khớp gối là một khớp lớn và chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc di chuyển của cơ thể Điều trị bệnh đau khớp gối cần hết sức cẩn thận để tránh những hậu quả đáng tiếc
Khớp gối được cấu tạo bởi xương, sụn, gân, sụn chêm, hệ thống dây chằng, bao khớp và được bao bọc xung quanh bởi lớp mô mềm, mô dưới da và da. Trong đó dây chằng nối với xương và gân nối cơ với xương. Giữa các đầu xương là các lớp sụn để các đầu xương hoạt động được trơn tru. Khi khớp gối bị tổn thương thì khớp gối thường có các triệu chứng như sưng, đau và vận động khớp gối khó khăn.
Đau đầu gối có thể được gây ra bởi chấn thương, va đập, viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp… và các vấn đề khác.
Các vị trí và mức độ nghiêm trọng của cơn đau khớp gối có thể khác nhau tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Dấu hiệu đau khớp gối bao gồm:
- Người bệnh thường bị sưng và cứng khớp. Triệu chứng cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy.
- Khi hoạt động mạnh như chạy, đi bộ nhanh người bệnh cảm thấy cơn đau lan nhói đột ngột.
- Các khớp đỏ, nóng khi chạm vào.
- Có thể nghe các tiếng lục cục, lạo xạo trong xương bánh chè khi di chuyển đầu gối.
- Đau gối khi leo cầu thang cũng là dấu hiệu đau khớp gối.
- Không co duỗi được đầu gối (không hoàn toàn mở rộng hay nhún đầu gối được).
- Đi kèm với đau khớp gối là người bệnh có thể bị sốt, mệt mỏi, chán ăn…
Đau khớp gối thường gặp ở những người hay chơi thể thao mạnh dẫn đến chấn thương, người lớn tuổi bị thoái hóa khớp gối, người béo phì, thừa cân,…
Khi có dấu hiệu đau khớp gối, người bệnh cần ngưng vận động, chườm lạnh vào gối, kê cao chân, nằm thư giãn vì nếu mạch máu li ti đã vỡ sẽ ra máu dồn và máu bầm nhiều hơn. Có thể dùng dụng cụ nâng đỡ như nạng, chống gậy để thuận tiện hơn trong việc di chuyển.
Nếu tình trạng đau khớp gối sau 1-2 ngày không đỡ thì người bệnh cần đến các chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa bệnh đau khớp gối, người bệnh cần luyện tập thể dục, thể thao điều độ, vừa sức. Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước. Bên cạnh đó, cần kiểm soát cân nặng, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh để không bị thừa cân, béo phì.
Nguồn : đánh giá thuốc
Khớp gối được cấu tạo bởi xương, sụn, gân, sụn chêm, hệ thống dây chằng, bao khớp và được bao bọc xung quanh bởi lớp mô mềm, mô dưới da và da. Trong đó dây chằng nối với xương và gân nối cơ với xương. Giữa các đầu xương là các lớp sụn để các đầu xương hoạt động được trơn tru. Khi khớp gối bị tổn thương thì khớp gối thường có các triệu chứng như sưng, đau và vận động khớp gối khó khăn.
Đau đầu gối có thể được gây ra bởi chấn thương, va đập, viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp… và các vấn đề khác.
Các vị trí và mức độ nghiêm trọng của cơn đau khớp gối có thể khác nhau tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Dấu hiệu đau khớp gối bao gồm:
- Người bệnh thường bị sưng và cứng khớp. Triệu chứng cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy.
- Khi hoạt động mạnh như chạy, đi bộ nhanh người bệnh cảm thấy cơn đau lan nhói đột ngột.
- Các khớp đỏ, nóng khi chạm vào.
- Có thể nghe các tiếng lục cục, lạo xạo trong xương bánh chè khi di chuyển đầu gối.
- Đau gối khi leo cầu thang cũng là dấu hiệu đau khớp gối.
- Không co duỗi được đầu gối (không hoàn toàn mở rộng hay nhún đầu gối được).
- Đi kèm với đau khớp gối là người bệnh có thể bị sốt, mệt mỏi, chán ăn…
Đau khớp gối thường gặp ở những người hay chơi thể thao mạnh dẫn đến chấn thương, người lớn tuổi bị thoái hóa khớp gối, người béo phì, thừa cân,…
Khi có dấu hiệu đau khớp gối, người bệnh cần ngưng vận động, chườm lạnh vào gối, kê cao chân, nằm thư giãn vì nếu mạch máu li ti đã vỡ sẽ ra máu dồn và máu bầm nhiều hơn. Có thể dùng dụng cụ nâng đỡ như nạng, chống gậy để thuận tiện hơn trong việc di chuyển.
Nếu tình trạng đau khớp gối sau 1-2 ngày không đỡ thì người bệnh cần đến các chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa bệnh đau khớp gối, người bệnh cần luyện tập thể dục, thể thao điều độ, vừa sức. Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước. Bên cạnh đó, cần kiểm soát cân nặng, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh để không bị thừa cân, béo phì.
Nguồn : đánh giá thuốc