[Đạo Phật] Vì sao chúng ta niệm a di đà Phật

daquyvietnaminfo

Thành viên
Tham gia
20/6/2016
Bài viết
17
Phật A Di Đà, tên tiếng Phạn là Amita Buddha, tên tiếng Tạng là Dpag tumed Dpagyas, dịch nghĩa là Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ, là giáo chủ của thế giới Cực Lạc phương Tây. Trong kinh Phật cho rằng, Phật quang minh vô lượng, thọ danh vô lượng, nên trong Phật giáo Hán truyền và Tạng truyền đều được tôn sùng, có vô số người cúng dường cầu trường thọ. Từ tục ngữ: “Nhà nhà thờ A Di Đà, hộ hộ bái Quán Thế Âm” là có thể biết được địa vị của Phật A Di Đà. Phật A Di Đà và tín ngưỡng thế giới Cực Lạc không những đi sâu vào tâm thức các tín đồ Phật giáo, còn mở rộng sang các lĩnh vực khác trong xã hội như văn học, nghệ thuật, phong tục, tập quán. Chính sự gần gũi này, đa số chúng ta thường thờ và niệm A Di Đà Phật.
Theo thuyết pháp trong kinh điển Vô Lượng Thọ kinh của Phật giáo Tịnh Độ tông, trước vô lượng kiếp trong quá khứ là thời đại Phật Thế Tự Tại Vương còn trụ thế. Lúc đó, vị quốc vương của nước Diệu Hỷ thường nghe Phật giảng kinh thuyết pháp. Sau khi nghe xong, không những cảm thấy hoan hỷ mà còn lý giải được sự thâm sâu của Phật pháp. Từ đó, ngài phát tâm Bồ đề vô thượng, từ bỏ vương vị, xuất gia làm tăng, pháp hiệu là Tỳ khiêu Pháp Tạng. Ngài ôm chí lớn, bái Phật Thế Tự Tại Vương làm Thượng sư, tu trì Phật pháp. Tương truyền, ngại đến nhiều tịnh độ Phật quốc, tập hợp những điểm thù thắng, phát ra 48 đại nguyện nổi danh trong Phật giáo, trải qua nhiều kiếp nỗ lực thực hiện, đã thành tựu được thế giới Cực Lạc. Tịnh Độ tông cho rằng, chỉ cần có đủ niềm tin với Phật A Di Đà, cho dù không thực hiện được đầy đủ 48 đại nguyên vẫn có thể đạt được sự già trì của ngài. Vào thời điểm lâm chung sẽ thuận lợi chuyển thế đến cõi tịnh độ Cực Lạc.

Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng A Di Đà thường là: Thân màu đỏ, đầu đội bảo quan, búi tóc, thân mặc thiên y ngũ sắc, dưới là váy lụa, mang chuỗi ngọc trên người, có đầy đủ tất cả các loại trang nghiêm của Phật Báo thân (Sambogakaya), an tọa trên tòa nguyệt luân hoa sen, bảo tọa do 8 con khổng tước khiêng, có ý nghĩa chặt đứt mọi tham dục. Khổng tước tượng trưng cho vẻ đẹp làm rung động lòng người, đồng thời tượng trưng cho sự tham dục. Bởi vì khi thấy đồ vật đẹp, con người thường nổi lòng tham, không chịu từ bỏ.

Phật A Di Đà có màu đỏ, tay phải cầm hoa sen, tay trái cầm chuông. Cánh hoa sen sáng bóng tượng trưng pháp môn Di Đà có thể khiến tâm người tu hành ôn hòa và tĩnh lại. Đồng thời, hoa sen còn tượng trưng cho chúng sinh ở cõi luân hồi, giống như hoa sen ở trong bùn nhơ mà không cấu nhiễm hôi tanh mùi bùn, một khi được khai ngộ, chúng ta có thể thoát khỏi sự thống khổ của luân hồi. Trong tạo tượng Phật giáo, có thể thấy hình tượng chủ tôn Phật Vô Lượng Thọ có 144 Phật lớn nhỏ vây quanh. Loại hình tạo tượng này thường dùng cúng dường trong điện đường tu pháp Trường thọ.

Từ trong các tác phẩm Phật giáo, có thể cảm nhận được rằng, con người luôn mong muốn hướng về thế giới tịnh độ Cực Lạc của Phật A Di Đà. Như miêu tả trong Vô Lượng Thọ kinh : Thế giới tịnh độ Cực Lạc của Phật A Di Đà là một hình cầu. Hình cầu có nghĩa là viên mãn và vô giới. Theo miêu tả trong kinh điển của Tịnh Độ tông, lầu gác bảo điện trên thế giới Cực Lạc mọc lên san sát, lấy vàng lát xuống đất, thất bảo được dùng làm hồ nước, trong hồ nước có tám công đức. Cây cối tự sinh, hoa cỏ đưa hương. Trong đại điện nằm ở giữa chính là chủ tôn A Di Đà đang ngồi, phía trước là hồ thất bảo, có hồ nước 8 công đức, xung quanh hoa cỏ xanh ngát, chim chóc hát ca, một cảnh tượng đầy đủ sung túc, vui vẻ hòa thuận. Thị giả bên cạnh Phật A Di Đà là chư vị Bồ Tát, La Hán do Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí dẫn đầu, chuyên chú lắng nghe pháp âm của Phật Đà.

Theo những miêu tả trong kinh điển có thể thấy, bất luận là hoàn cảnh sinh sống hay sở thích ăn uống ở thế giới Cực Lạc đều không có dưới nhân gian. Từ đó khiến người phàm trần tích đức hành thiện, ngày đêm hướng về cõi tịnh độ này. Lúc lâm chung sẽ được Phật A Di Đà tiếp dẫn đến cõi tịnh độ Cực Lạc.

Nhưng xét từ lý luận Phật giáo, Niết bàn không phải là nơi mang lại sự hưởng thụ an lạc. Phật Đà dựng nên cõi tịnh độ với mục đích khiến mọi người tu học Phật tốt hơn, toàn tâm toàn ý tu trì Phật pháp, đạt đến nguyện vọng cuối cùng là thành Phật cứu độ chúng sinh. Từ đó có thể thấy, cõi tịnh độ của Phật giáo và thiên đường của các tôn giáo khác có sự bất đồng căn bản.
Nguồn: daquyvietnam.info/vi-sao-chung-ta-niem-a-di-da-phat/
 
×
Quay lại
Top Bottom