daquyvietnaminfo
Thành viên
- Tham gia
- 20/6/2016
- Bài viết
- 17
Đại Nhật Như Lai, tên tiếng Phạn là Vairochana, dịch là Phật Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, còn gọi là Phật Tỳ Lô Giá Na. Biểu thị Phật Đà từ bi ban cho chúng sinh sự gia trì vô lượng ánh sáng Phật. Giống như mặt trời của dân gian, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, hiền ngu, tốt xấu, đối với vạn vật trên mặt đất đều phổ chiếu bình đẳng. Ngài là Bản tôn, đồng thời là Phật căn bản tối thượng được Mật giáo cung phụng. Kinh điển căn bản là Đại Nhật kinh sớ. Cho dù trong Kim cương giới hay Thai tạng giới của Đông Mật hoặc trong Sự bộ, Hành bộ của Tạng Mật, ngài đều có địa vị hiển hách. Trong Tứ bộ Mật tục của Phật giáo Tạng truyền, thuộc về bộ Như Lai trong Hành bộ và Tục bộ.
Hình ảnh từ website của Chùa Đại Nhật Như Lai
Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng thường thấy của Đại Nhật Như Lai là : Sắc thân màu trắng, 4 mặt 2 tay, 2 tay kết ấn Thiền định, cầm bát bảo pháp luân, thần thái khoan thai, quan sát khắp bốn phương. Ngài khoác vải choàng vai bằng lụa, có đầy đủ sự trang nghiêm, ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen. Xung quanh pháp tòa thường là hồ nước trong vắt, ý chỉ sự thanh tịnh của Phật cảnh, hiện rõ các vật báu. Có khi, Đại Nhật Như Lai xuất hiện dưới hình tượng của chủ tôn Phật Ngũ phương: Ở giữa là Đại Nhật Như lai, 4 mặt 2 tay, đầu đội bảo quan, thân khoác thiên y, trang sức trên người là những chuỗi ngọc quý, có đầy đủ 8 loại châu báu, 13 loại trang nghiêm, tư thế khoan thai ngồi trên tòa nguyệt luân hoa sen. Hoa sen và nguyệt luân tượng trưng cho phương tiện và trí tuệ. Phương tiện và trí tuệ là vũ khí sắc nhọn để đoạn diệt mê hoặc và vọng tưởng, từ đó đem các nghiệp ác chuyển thành nghiệp thiện. Đại Nhật Như Lai 4 mặt đều là màu trắng, tượng trưng không cấu nhiễm bụi trần. 4 mặt mang ý nghĩa là Phật hướng về 4 phương diễn giảng Phật pháp. Hai tay kết ấn thiền định, tay ôm pháp luân đặt ở giữa rốn, ý nghĩa diễn thuyết Phật pháp không ngừng nghỉ. Phía trên bên trái là Phật Bảo Sinh màu vàng, phía trên bên phải là Phật A Di Đà màu đỏ, phía dưới bên trái là Phật Bất Động màu xanh lam, phía dưới bên phải là Phật Bất Không Thành Tựu màu xanh lục. Các ngài đều trang sức những loại trân bảo và 13 loại trang nghiêm hoàn chỉnh, an tọa trên tòa nguyệt luân hoa sen.
Đại nhật như lai. Phía trên bên trái là Phật Bảo Sinh màu vàng, phía trên bên phải là Phật A Di Đà màu đỏ, phía dưới bên trái là Phật Bất Động màu xanh lam, phía dưới bên phải là Phật Bất Không Thành Tựu màu xanh lục
“Pháp luân” (tên tiếng Phạn Dharmacakra) mang ý nghĩa biểu tượng đặc trưng trong Phật pháp. Phật giáo lấy pháp luân ví với Phật pháp có 3 tầng hàm ý: Một là phá trừ cái ác, ngụ ý Phật pháp không ngừng nghỉ, phá trừ nghiệp ác của Thân, Khẩu, Ý; hai là xoay tròn, ngụ ý Phật pháp được lưu truyền rộng rãi, như bánh xe quay mãi không dừng; ba là viên mãn, ngụ ý Phật pháp viên mãn không có bất cứ sự thiếu khuyết, mà tròn trịa như bánh xe. Những kinh pháp Phật đà tuyên giảng trong suốt cuộc đời được chia thành 3 thời đoạn, được gọi là “Tam chuyển pháp luân”.
Trong Tạng Mật, Mạn đà la Kim cương giới và Mạn đà la Thai tạng giới đều lấy Đại Nhật Như Lai là chủ tôn. Tuy nhiên, hình tượng và tư thế của Đại Nhật Như Lai trong hai Mạn đà la này có những điểm khác nhau. Đại Nhật Như Lai của Kim cương giới ngồi xếp bằng, hiện tướng Bồ Tát, tóc dài, đầu đội bảo quan Ngũ trí, nửa thân trên trang trí vòng cổ tay, vòng cánh tay, chuỗi ngọc, tay kết ấn Trí quyền, tức ngón trỏ tay trái duỗi thẳng, bàn tay phải nắm lại, toàn thân màu trắng. Đại Nhật Như Lai của Thai tạng giới cũng ngồi xếp bằng, hiện tướng Bồ Tát, nhưng búi tóc, áo quấn quanh thân, tay kết ấn Pháp giới định, tức tay trái ở dưới, tay phải ở trên, 2 ngón tay cái chạm vào nhau, toàn thân màu vàng (hoặc màu trắng).
Mật tông trong Phật giáo Tạng truyền được phân thành Tứ bộ bao gồm: Sự bộ, Hành bộ, Du già bộ, Vô thượng Du già bộ. Sự bộ tương đối trọng về tu trì bề ngoài, như yêu cầu về sự thanh khiết, hoàn cảnh của cúng dường, pháp khí, tự thân. Hành bộ là trong ngoài đều giống nhau, có nghĩa là luôn chú trọng tính bình đẳng đối với yêu cầu bề ngoài và tu trì trong nội tâm. Du già bộ chỉ xem trọng tu luyện nội tâm, ít yêu cầu về hoàn cảnh bên ngoài. Đến Vô thượng Du già bộ, hoàn toàn chú trọng việc tu trì nội tâm, không để ý đến hoàn cảnh bề ngoài.
Hiện nay, truyền thừa của bản tôn Mật tục trong Hành bộ tương đối hiếm thấy, tiêu biểu nhất là Đại Nhật Như Lai. Nghi thức tu trì của Đại Nhật Như Lai tương đối phức tạp, trong đàn thành có 117 vị Phật, có vô vàn chú ngữ và thủ ấn, biến hóa khôn lường. Các chùa viện ở Tây Tạng khi thực hiện hoàn chỉnh một lần nghi lễ tu pháp của Đại Nhật Như Lai, ít nhất cần khoảng 5-8 tiếng. Cũng có thể do tu trì Bản tôn Đại Nhật Như Lai có yêu cầu tương đối nhiều, độ khó cao, thủ ấn phức tạp nên ít được truyền thừa.
Nguồn: daquyvietnam.info/dai-nhat-nhu-lai-phat-ban-menh-tuoi-mui-than/
Hình ảnh từ website của Chùa Đại Nhật Như Lai
Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng thường thấy của Đại Nhật Như Lai là : Sắc thân màu trắng, 4 mặt 2 tay, 2 tay kết ấn Thiền định, cầm bát bảo pháp luân, thần thái khoan thai, quan sát khắp bốn phương. Ngài khoác vải choàng vai bằng lụa, có đầy đủ sự trang nghiêm, ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen. Xung quanh pháp tòa thường là hồ nước trong vắt, ý chỉ sự thanh tịnh của Phật cảnh, hiện rõ các vật báu. Có khi, Đại Nhật Như Lai xuất hiện dưới hình tượng của chủ tôn Phật Ngũ phương: Ở giữa là Đại Nhật Như lai, 4 mặt 2 tay, đầu đội bảo quan, thân khoác thiên y, trang sức trên người là những chuỗi ngọc quý, có đầy đủ 8 loại châu báu, 13 loại trang nghiêm, tư thế khoan thai ngồi trên tòa nguyệt luân hoa sen. Hoa sen và nguyệt luân tượng trưng cho phương tiện và trí tuệ. Phương tiện và trí tuệ là vũ khí sắc nhọn để đoạn diệt mê hoặc và vọng tưởng, từ đó đem các nghiệp ác chuyển thành nghiệp thiện. Đại Nhật Như Lai 4 mặt đều là màu trắng, tượng trưng không cấu nhiễm bụi trần. 4 mặt mang ý nghĩa là Phật hướng về 4 phương diễn giảng Phật pháp. Hai tay kết ấn thiền định, tay ôm pháp luân đặt ở giữa rốn, ý nghĩa diễn thuyết Phật pháp không ngừng nghỉ. Phía trên bên trái là Phật Bảo Sinh màu vàng, phía trên bên phải là Phật A Di Đà màu đỏ, phía dưới bên trái là Phật Bất Động màu xanh lam, phía dưới bên phải là Phật Bất Không Thành Tựu màu xanh lục. Các ngài đều trang sức những loại trân bảo và 13 loại trang nghiêm hoàn chỉnh, an tọa trên tòa nguyệt luân hoa sen.
Đại nhật như lai. Phía trên bên trái là Phật Bảo Sinh màu vàng, phía trên bên phải là Phật A Di Đà màu đỏ, phía dưới bên trái là Phật Bất Động màu xanh lam, phía dưới bên phải là Phật Bất Không Thành Tựu màu xanh lục
“Pháp luân” (tên tiếng Phạn Dharmacakra) mang ý nghĩa biểu tượng đặc trưng trong Phật pháp. Phật giáo lấy pháp luân ví với Phật pháp có 3 tầng hàm ý: Một là phá trừ cái ác, ngụ ý Phật pháp không ngừng nghỉ, phá trừ nghiệp ác của Thân, Khẩu, Ý; hai là xoay tròn, ngụ ý Phật pháp được lưu truyền rộng rãi, như bánh xe quay mãi không dừng; ba là viên mãn, ngụ ý Phật pháp viên mãn không có bất cứ sự thiếu khuyết, mà tròn trịa như bánh xe. Những kinh pháp Phật đà tuyên giảng trong suốt cuộc đời được chia thành 3 thời đoạn, được gọi là “Tam chuyển pháp luân”.
Trong Tạng Mật, Mạn đà la Kim cương giới và Mạn đà la Thai tạng giới đều lấy Đại Nhật Như Lai là chủ tôn. Tuy nhiên, hình tượng và tư thế của Đại Nhật Như Lai trong hai Mạn đà la này có những điểm khác nhau. Đại Nhật Như Lai của Kim cương giới ngồi xếp bằng, hiện tướng Bồ Tát, tóc dài, đầu đội bảo quan Ngũ trí, nửa thân trên trang trí vòng cổ tay, vòng cánh tay, chuỗi ngọc, tay kết ấn Trí quyền, tức ngón trỏ tay trái duỗi thẳng, bàn tay phải nắm lại, toàn thân màu trắng. Đại Nhật Như Lai của Thai tạng giới cũng ngồi xếp bằng, hiện tướng Bồ Tát, nhưng búi tóc, áo quấn quanh thân, tay kết ấn Pháp giới định, tức tay trái ở dưới, tay phải ở trên, 2 ngón tay cái chạm vào nhau, toàn thân màu vàng (hoặc màu trắng).
Mật tông trong Phật giáo Tạng truyền được phân thành Tứ bộ bao gồm: Sự bộ, Hành bộ, Du già bộ, Vô thượng Du già bộ. Sự bộ tương đối trọng về tu trì bề ngoài, như yêu cầu về sự thanh khiết, hoàn cảnh của cúng dường, pháp khí, tự thân. Hành bộ là trong ngoài đều giống nhau, có nghĩa là luôn chú trọng tính bình đẳng đối với yêu cầu bề ngoài và tu trì trong nội tâm. Du già bộ chỉ xem trọng tu luyện nội tâm, ít yêu cầu về hoàn cảnh bên ngoài. Đến Vô thượng Du già bộ, hoàn toàn chú trọng việc tu trì nội tâm, không để ý đến hoàn cảnh bề ngoài.
Hiện nay, truyền thừa của bản tôn Mật tục trong Hành bộ tương đối hiếm thấy, tiêu biểu nhất là Đại Nhật Như Lai. Nghi thức tu trì của Đại Nhật Như Lai tương đối phức tạp, trong đàn thành có 117 vị Phật, có vô vàn chú ngữ và thủ ấn, biến hóa khôn lường. Các chùa viện ở Tây Tạng khi thực hiện hoàn chỉnh một lần nghi lễ tu pháp của Đại Nhật Như Lai, ít nhất cần khoảng 5-8 tiếng. Cũng có thể do tu trì Bản tôn Đại Nhật Như Lai có yêu cầu tương đối nhiều, độ khó cao, thủ ấn phức tạp nên ít được truyền thừa.
Nguồn: daquyvietnam.info/dai-nhat-nhu-lai-phat-ban-menh-tuoi-mui-than/