[Đạo Phật] Bồ tát Văn Thù- Phật bản mệnh của người tuổi Mão

daquyvietnaminfo

Thành viên
Tham gia
20/6/2016
Bài viết
17
Trong giới Bồ Tát của Phật giáo, Bồ Tát Văn Thù có địa vị hiển hách, uy danh lẫy lừng. Tên tiếng Phạn của ngài là Manjusri, dịch âm là Văn Thù Sư Lợi. Tương truyền, ngài xuất thân trong gia tộc Bà La Môn, được sinh ra từ sườn phải của Mẫu Thân. Khi đản sinh ngài có nhiều thụy tướng, như: Tướng mạo trang nghiêm, có đủ 32 tướng tốt, sắc thân màu vàng tím lấp lánh. Vừa mới sinh ra đã biết nói, không lâu sau ngài xuất gia trở thành thị giả của Thế Tôn. Giáo pháp của Phật Đà chủ yếu được chia thành hai dòng truyền thừa lớn: Phái Thâm Quán và phái Quảng Hành. Trong đó, phái Thâm Quán truyền thừa giáo pháp Bồ Tát Văn Thù đã kế thừa và phát dương. Từ góc độ thành tựu, Bồ Tát Văn Thù đã sớm thành Phật. Phật hiệu của ngài là Phổ Biến Chiếu Như Lai, vì trợ duyên cho Phật Thích Ca Mâu Ni cứu độ chúng sinh ngài đã thị hiện dưới thân phận Bồ Tát.
b%E1%BB%93-t%C3%A1t-v%C4%83n-th%C3%B9.jpg

Hình ảnh Tượng Bồ Tát Văn Thù, Phật bản mệnh của người tuổi Mão

Bồ Tát Văn Thù biểu thị ý nghĩa của trí tuệ Phật Đà, đó là hình tượng nhân cách hóa của trí tuệ. Các bậc đại sư Phật giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng đều lấy Bồ Tát Văn Thù làm Bản tôn tu trì. Như đại Luận sư Nguyệt Xứng và Đại sư Tông Khách Ba nổi tiếng về tư tưởng Trung quán đều coi Bồ Tát Văn Thù là Bản tôn tu trì. Phật giáo cho rằng, tu trì pháp môn của Bồ Tát Văn Thù có thể nhanh chóng đạt được sự gia trì, từ đó dễ dàng có được trí tuệ thế gian và xuất thế gian. Núi Ngũ Đài ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc chính là thánh địa của Bồ Tát Văn Thù. Mỗi năm có hàng trăm ngàn tăng tục từ Tây Tạng và khắp nơi trên thế giới đổ về kính lễ ngài. Thậm chí có những tín đồ kiền thành đã dành thời gian suốt mấy tháng đến mấy năm, dùng phương thức đi ba bước lạy một lạy, cho đến khi lên đến núi Ngũ Đài. Điều đó cho thấy địa vị quan trọng của ngài trong Phật giáo.
Nguồn: daquyvietnam.info/bo-tat-van-thu-phat-ban-menh-cua-nguoi-tuoi-mao/
 
×
Quay lại
Top Bottom