daquyvietnaminfo
Thành viên
- Tham gia
- 20/6/2016
- Bài viết
- 17
Bồ Tát Hư Không Tạng, tên tiếng Phạn là Akasagarbha, dịch âm là A Già Xả Bích Bà, còn được dịch là Hư Không Dựng, Hư Không Quang, là một trong bát đại Bồ Tát của Phật giáo. Trong chúng Bồ Tát, Bồ Tát Hư Không Tạng chủ về trí tuệ, công đức và tài phú. Bởi vì những yếu tố đó giống như hư không mênh mông vô biên, hơn nữa còn có thể thỏa mãn hết thảy nhu cầu, khiến cho chúng sinh đạt được lợi ích vô cùng, chính vì thế ngài có tên như vậy.
Hình ảnh: Bồ tát hư không tạng
Tên gọi khác: Hư Không Dựng, Hư Không Quang.
Tên tiếng Phạn: Akasagarbha.
Tâm chú: Nama àkàsa garbhàya om màli kamali mausi svàhà.
Kinh điển: Đại phương đẳng đại tập kinh.
Trong Mạn đà la Thai tạng giới, Bồ Tát Hư Không Tạng là chủ tôn của viện Hư Không Tạng. Đây là viện thứ 10 trong 12 đại viện của Mạn đà la Thai tạng giới, vị trí ở sau viện Trì minh. Sự biểu hiện ở viện này là từ bi và trí tuệ hợp nhất, hàm chứa muôn đức, có thể ban cho chúng sinh tất thảy sự trân quý và kiêm đủ trí đức, lấy phúc đức làm căn bản. Bồ Tát Hư Không Tạng là một trong 16 vị Bản tôn của Mạn đà la Kim cương giới hiền kiếp. Theo những ghi chép trong kinh Phật, Bồ Tát Hư Không Tạng luôn luôn có sự từ bi thương xót với tất thảy chúng sinh, thường gia trì cho họ. Nếu người nào kiền thành, sau khi lễ bái 35 Phật quá khứ, hơn nữa lại xưng tán danh hiệu Đại Bi Bồ Tát Hư Không Tạng, ngài sẽ hiện thân để che chở cho họ. Trong dân gian cũng phổ biến tín ngưỡng Bồ Tát Hư Không Tạng, có thể tăng tiến phúc đức, trí tuệ, tiêu tai giải nạn. Ở Nhật Bản, Bồ Tát Hư Không Tạng còn được tín phụng hơn ở Việt Nam và Trung Quốc.
Mặt ngọc đeo cổ hình Bồ Tát Hư Không Tạng làm trang sức đá phong thủy cho người tuổi Sửu và tuổi Dần.
Trong Phật giáo Tạng truyền có nhiều hình tượng của Bồ Tát Hư Không Tạng, thân phận khác nhau có hình tượng khác nhau. Khi ngài được xem là chủ tôn của viện Hư Không Tạng, hình tượng như sau: Sắc thân có màu đỏ như thịt, đầu đội mũ ngũ phật, tay phải cầm kiếm, lưỡi kiếm lấp lánh; tay trái ngài đặt bên hông và cầm 1 cành hoa sen, trên hoa sen có ngọc như ý, ngồi kiết già trên bảo tọa hoa sen. Ngọc, kiếm mà ngài cầm biểu hiện cho hai pháp môn phúc đức và trí tuệ. Mật hiệu của ngài là Như Ý Kim Cương, hình Tam muội da là đao trí tuệ. Khi được xem là Bồ Tát thị giả ở viện thích ca, hình tượng của ngài như sau: Tay trái nắm lại giơ lên, ngón giữa gập lại cầm phướn trắng; tay trái úp đặt trước rốn, cầm hoa sen, trên hoa sen có ngọc xanh lục. Ngài khoác thiên y, đứng trên bảo tọa hoa sen, đầu hơi nghiêng về bên trái. Mật hiệu là Vô Tận Kim Cương, hình Tam muội da là ngọc xanh lục trên hoa sen. Khi ngài được xem là một trong 16 vị bản tôn của Kim cương giới hiền kiếp thì ở vị trí thứ ba trong bốn vị Bản tôn ở phía Nam Mạn đà la bên ngoài viện. Khi đó ngài còn được gọi là Bồ Tát Kim Cương Tràng, Bồ Tát Bảo Tràng. Hình tượng của ngài như sau: Sắc thân màu trắng, tay trái nắm lại đặt ở bên hông; tay phải cầm hoa sen, trên hoa sen có ngọc. Mật hiệu là Phú Quý Kim Cương, Viên Mãn Kim Cương, hình Tam muội da là ngọc Tam biện bảo châu. Thủ ấn là Kim cương phọc, tức hai ngón giữa làm hình trạng bảo bình, hai ngón cái duỗi thẳng.
Nguồn: daquyvietnam.info/bo-tat-hu-khong-tang-phat-ban-menh-tuoi-suu-dan/
Hình ảnh: Bồ tát hư không tạng
Tên gọi khác: Hư Không Dựng, Hư Không Quang.
Tên tiếng Phạn: Akasagarbha.
Tâm chú: Nama àkàsa garbhàya om màli kamali mausi svàhà.
Kinh điển: Đại phương đẳng đại tập kinh.
Trong Mạn đà la Thai tạng giới, Bồ Tát Hư Không Tạng là chủ tôn của viện Hư Không Tạng. Đây là viện thứ 10 trong 12 đại viện của Mạn đà la Thai tạng giới, vị trí ở sau viện Trì minh. Sự biểu hiện ở viện này là từ bi và trí tuệ hợp nhất, hàm chứa muôn đức, có thể ban cho chúng sinh tất thảy sự trân quý và kiêm đủ trí đức, lấy phúc đức làm căn bản. Bồ Tát Hư Không Tạng là một trong 16 vị Bản tôn của Mạn đà la Kim cương giới hiền kiếp. Theo những ghi chép trong kinh Phật, Bồ Tát Hư Không Tạng luôn luôn có sự từ bi thương xót với tất thảy chúng sinh, thường gia trì cho họ. Nếu người nào kiền thành, sau khi lễ bái 35 Phật quá khứ, hơn nữa lại xưng tán danh hiệu Đại Bi Bồ Tát Hư Không Tạng, ngài sẽ hiện thân để che chở cho họ. Trong dân gian cũng phổ biến tín ngưỡng Bồ Tát Hư Không Tạng, có thể tăng tiến phúc đức, trí tuệ, tiêu tai giải nạn. Ở Nhật Bản, Bồ Tát Hư Không Tạng còn được tín phụng hơn ở Việt Nam và Trung Quốc.
Mặt ngọc đeo cổ hình Bồ Tát Hư Không Tạng làm trang sức đá phong thủy cho người tuổi Sửu và tuổi Dần.
Trong Phật giáo Tạng truyền có nhiều hình tượng của Bồ Tát Hư Không Tạng, thân phận khác nhau có hình tượng khác nhau. Khi ngài được xem là chủ tôn của viện Hư Không Tạng, hình tượng như sau: Sắc thân có màu đỏ như thịt, đầu đội mũ ngũ phật, tay phải cầm kiếm, lưỡi kiếm lấp lánh; tay trái ngài đặt bên hông và cầm 1 cành hoa sen, trên hoa sen có ngọc như ý, ngồi kiết già trên bảo tọa hoa sen. Ngọc, kiếm mà ngài cầm biểu hiện cho hai pháp môn phúc đức và trí tuệ. Mật hiệu của ngài là Như Ý Kim Cương, hình Tam muội da là đao trí tuệ. Khi được xem là Bồ Tát thị giả ở viện thích ca, hình tượng của ngài như sau: Tay trái nắm lại giơ lên, ngón giữa gập lại cầm phướn trắng; tay trái úp đặt trước rốn, cầm hoa sen, trên hoa sen có ngọc xanh lục. Ngài khoác thiên y, đứng trên bảo tọa hoa sen, đầu hơi nghiêng về bên trái. Mật hiệu là Vô Tận Kim Cương, hình Tam muội da là ngọc xanh lục trên hoa sen. Khi ngài được xem là một trong 16 vị bản tôn của Kim cương giới hiền kiếp thì ở vị trí thứ ba trong bốn vị Bản tôn ở phía Nam Mạn đà la bên ngoài viện. Khi đó ngài còn được gọi là Bồ Tát Kim Cương Tràng, Bồ Tát Bảo Tràng. Hình tượng của ngài như sau: Sắc thân màu trắng, tay trái nắm lại đặt ở bên hông; tay phải cầm hoa sen, trên hoa sen có ngọc. Mật hiệu là Phú Quý Kim Cương, Viên Mãn Kim Cương, hình Tam muội da là ngọc Tam biện bảo châu. Thủ ấn là Kim cương phọc, tức hai ngón giữa làm hình trạng bảo bình, hai ngón cái duỗi thẳng.
Nguồn: daquyvietnam.info/bo-tat-hu-khong-tang-phat-ban-menh-tuoi-suu-dan/