- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Vẫn lối kể chuyện thản nhiên, nhiều lúc dửng dưng, Nguyễn Ngọc Tư dẫn dụ người đọc vào một hành trình tìm đến vùng hỗn mang tâm trí con người.
Tập truyện ngắn "Đảo" của Nguyễn Ngọc Tư.
Đọc Đảo của Nguyễn Ngọc Tư giống như ngồi trên một chiếc ca nô hỏng, lúc lao vút, lúc lại ì ạch men theo những luồng lạch của lòng người để chạm đến sâu thẳm tâm hồn.
16 truyện ngắn là thế giới của những nhân vật bị bỏ rơi, mất mát, cay đắng bẽ bàng luôn mưu cầu hạnh phúc đơn sơ, trần tục nhưng không đạt được. Chúng đan cài vào nhau như một mạng nhện rối rắm, những phận người bị mắc kẹt giữa những sợi tơ ảo ảnh không thể vùng thoát ra được.
Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Ngọc Tư chọn cái tên "gọn lỏn" - Đảo - một dấu chấm nhỏ tròn vo, quây tròn của sự cô đơn. Vì thế, những trang sách cũng nhiều gió lạnh, mưa, những mái nhà dột… Dù ngọn lửa thiêu rụi nhà Tam, Nhàn trong truyện Tro tàn rực rỡ thì đó vẫn chỉ là sự hoang lạnh của những muội than đen xì, xác xơ.
Trong truyện ngắn cùng tên tập sách, chị vẽ ra một hòn Trống tứ bề gió thổi; ở đó chỉ có một gã đàn ông mù tên Sáng sống tạm bợ. Không có đôi mắt nhưng ông cảm nhận tinh tường những giông gió, nắng trời. Anh làm việc dự báo mà "người ta tin ông cũng như tin đằng sau cái vẻ dịu dàng của trời biển là sự hung hiểm khó lường".
Nguyễn Ngọc Tư không giải thích vì sao Sáng bỏ ra đảo sống một mình nhưng phần nào anh tìm thấy an yên. Cuộc đời dĩ ngẫu, không ai lường trước được những khúc quanh và biến cố. Quà xuất hiện, ranh mãnh dọa về giọt máu của gã với cô là con Xoài, hay thằng Xoài nào đó có thể ra đời làm mất đi sự tĩnh tại trong Sáng – hay khơi dậy những bão tố vốn không bao giờ yên trong con người anh?!
Sợ hãi việc bị lãng quên dường như trở thành một mặc cảm của Nguyễn Ngọc Tư nên nó rình rập, ẩn hiện trong nhiều truyện ngắn của chị. Đảo không là ngoại lệ. Đó là ước mong của: "Tôi kêu trong câm lặng, Hảo ơi nhìn tôi đi, tìm kiếm tôi đi" (Biến mất ở thư viện). Hay "Nhàn đã không chạy ra khỏi đống lửa như mọi khi, anh à! không biết chị thấy mệt rồi hay nghĩ chỉ ở giữa đám cháy Tam mới nhìn thấy chị".
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
Tập truyện ngắn của chị gợi lên cái bơ vơ, cằn cỗi của lòng người giữa cuộc sống mà người ta vội đi qua và biến mất. Trong Biến mất ở thư viện là cuộc chạy trốn (hay giải thoát) “vào khe của những cuốn sách, náu trong thứ bóng tối trong veo”. Là người đàn ông trong Bâng quơ khói nắng mãi bị gạt ra khỏi đường ray của gia đình, cô đơn ngay cả với những người ruột thịt. Đó là cuộc trở về của người con sau nhiều năm tháng thất lạc với chỉ một bàn tay trơ trọi bị cắt lìa trong Coi tay vào sáng mưa…
Như nhiều tác phẩm trước đây, Nguyễn Ngọc Tư vẫn để phụ nữ (hay đàn bà) trở thành nhân vật trung tâm của nhiều câu chuyện. Đằng sau những ánh mắt bâng quơ, đờ đẫn là những khát khao mưu cầu hạnh phúc cháy lớn như lửa. Những bạn gái, người vợ, người mẹ luôn thèm khát được người đàn ông, người con trai của họ nhìn một cái âu yếm, trọn vẹn. Họ mong hạnh phúc của mình không chỉ kéo dài “độ vài ba tháng, cùng lắm vài ba năm” đầy chua chát như trong Tro tàn rực rỡ.
Hay đơn giản như cô Quà trong Đảo tự vẽ ra những thân phận mình và làm chủ nó, dẫu đôi khi chỉ là những cay đắng, bẽ bàng. "Quà cũng hỏi Sáng cho có, cô ta mãi thêu dệt cuộc đời mình. Cái thực tại lượn lờ ở mấy cửa sông làm vợ thiên hạ là không đổi, nhưng cuộc nổi trôi cũng nhiều ngoạn mục. Buổi sáng thức dậy ở hòn Trống, rửa mặt xong Quà thành Mỹ Nhân".
Với Đảo, Nguyễn Ngọc Tư vẫn trung thành với lối kể chuyện thản nhiên, nhiều lúc dửng dưng như đã từng. Chị “làm kẻ vô can” khi bày ra tất cả những hỗn mang trong tâm trí con người thông qua dục vọng và khát khao của con người nhưng rồi vẫn không thể ngoài cuộc. Vì thế, Đảo bày ra thực tế xám ngoét ở cuộc sống ở đâu đó thị thành, trong khu công nghiệp hay những làng quê Nam bộ. Tuyên bố “Không ai chết vì ngậm lời” nhưng chị đã không giấu diếm mà nói ra hết những phần đời trong truyện của mình.
Những xao động mà Nguyễn Ngọc Tư mang lại trong tâm hồn người đọc đó là cái hoang lạnh của lòng người. “Ngoài đường toàn khói nắng là khói nắng, họa nên một thứ ảnh hình rờn rỡn. Thế giới sao mà vắng tanh”.
Tập truyện ngắn "Đảo" của Nguyễn Ngọc Tư.
16 truyện ngắn là thế giới của những nhân vật bị bỏ rơi, mất mát, cay đắng bẽ bàng luôn mưu cầu hạnh phúc đơn sơ, trần tục nhưng không đạt được. Chúng đan cài vào nhau như một mạng nhện rối rắm, những phận người bị mắc kẹt giữa những sợi tơ ảo ảnh không thể vùng thoát ra được.
Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Ngọc Tư chọn cái tên "gọn lỏn" - Đảo - một dấu chấm nhỏ tròn vo, quây tròn của sự cô đơn. Vì thế, những trang sách cũng nhiều gió lạnh, mưa, những mái nhà dột… Dù ngọn lửa thiêu rụi nhà Tam, Nhàn trong truyện Tro tàn rực rỡ thì đó vẫn chỉ là sự hoang lạnh của những muội than đen xì, xác xơ.
Trong truyện ngắn cùng tên tập sách, chị vẽ ra một hòn Trống tứ bề gió thổi; ở đó chỉ có một gã đàn ông mù tên Sáng sống tạm bợ. Không có đôi mắt nhưng ông cảm nhận tinh tường những giông gió, nắng trời. Anh làm việc dự báo mà "người ta tin ông cũng như tin đằng sau cái vẻ dịu dàng của trời biển là sự hung hiểm khó lường".
Nguyễn Ngọc Tư không giải thích vì sao Sáng bỏ ra đảo sống một mình nhưng phần nào anh tìm thấy an yên. Cuộc đời dĩ ngẫu, không ai lường trước được những khúc quanh và biến cố. Quà xuất hiện, ranh mãnh dọa về giọt máu của gã với cô là con Xoài, hay thằng Xoài nào đó có thể ra đời làm mất đi sự tĩnh tại trong Sáng – hay khơi dậy những bão tố vốn không bao giờ yên trong con người anh?!
Sợ hãi việc bị lãng quên dường như trở thành một mặc cảm của Nguyễn Ngọc Tư nên nó rình rập, ẩn hiện trong nhiều truyện ngắn của chị. Đảo không là ngoại lệ. Đó là ước mong của: "Tôi kêu trong câm lặng, Hảo ơi nhìn tôi đi, tìm kiếm tôi đi" (Biến mất ở thư viện). Hay "Nhàn đã không chạy ra khỏi đống lửa như mọi khi, anh à! không biết chị thấy mệt rồi hay nghĩ chỉ ở giữa đám cháy Tam mới nhìn thấy chị".
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
Như nhiều tác phẩm trước đây, Nguyễn Ngọc Tư vẫn để phụ nữ (hay đàn bà) trở thành nhân vật trung tâm của nhiều câu chuyện. Đằng sau những ánh mắt bâng quơ, đờ đẫn là những khát khao mưu cầu hạnh phúc cháy lớn như lửa. Những bạn gái, người vợ, người mẹ luôn thèm khát được người đàn ông, người con trai của họ nhìn một cái âu yếm, trọn vẹn. Họ mong hạnh phúc của mình không chỉ kéo dài “độ vài ba tháng, cùng lắm vài ba năm” đầy chua chát như trong Tro tàn rực rỡ.
Hay đơn giản như cô Quà trong Đảo tự vẽ ra những thân phận mình và làm chủ nó, dẫu đôi khi chỉ là những cay đắng, bẽ bàng. "Quà cũng hỏi Sáng cho có, cô ta mãi thêu dệt cuộc đời mình. Cái thực tại lượn lờ ở mấy cửa sông làm vợ thiên hạ là không đổi, nhưng cuộc nổi trôi cũng nhiều ngoạn mục. Buổi sáng thức dậy ở hòn Trống, rửa mặt xong Quà thành Mỹ Nhân".
Với Đảo, Nguyễn Ngọc Tư vẫn trung thành với lối kể chuyện thản nhiên, nhiều lúc dửng dưng như đã từng. Chị “làm kẻ vô can” khi bày ra tất cả những hỗn mang trong tâm trí con người thông qua dục vọng và khát khao của con người nhưng rồi vẫn không thể ngoài cuộc. Vì thế, Đảo bày ra thực tế xám ngoét ở cuộc sống ở đâu đó thị thành, trong khu công nghiệp hay những làng quê Nam bộ. Tuyên bố “Không ai chết vì ngậm lời” nhưng chị đã không giấu diếm mà nói ra hết những phần đời trong truyện của mình.
Những xao động mà Nguyễn Ngọc Tư mang lại trong tâm hồn người đọc đó là cái hoang lạnh của lòng người. “Ngoài đường toàn khói nắng là khói nắng, họa nên một thứ ảnh hình rờn rỡn. Thế giới sao mà vắng tanh”.
Theo Zing.vn