- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Lịch sử ngôn ngữ là một câu chuyện dài, đôi khi ý nghĩa đằng sau mỗi từ lại vô cùng hài hước và bất ngờ.
Trung bình, một người có thể nói từ 7.000 đến 20.000 từ mỗi ngày mà mỗi từ đều truyền tải một thông điệp nào đó.
Có những từ chỉ đơn giản là nó được người phát minh chỉ định một ý nghĩa nào đó, nhưng cũng có nhiều mà đằng sau sự ra đời của nó là những câu chuyện vô cùng thú vị và hài hước. Dưới đây là một trong số những trường hợp đó.
Hazard- Tình cờ, may rủi
Hẳn bạn đã có lần chơi xúc xắc? Hào hứng tung và cược ăn thua với lũ bạn bằng vài viên bi hay một gói mỳ tôm trẻ em vừa cay vừa giòn. Sẽ không hại gì nếu bạn cược một đô la, nhưng sẽ là một vấn đề lớn, thậm chí còn nguy hiểm nếu bạn đặt cả gia tài trên bàn cá cược mà thắng thua lại được định đoạt bởi một con xúc xắc bé nhỏ.
Tại sao tôi lại nói đến trò xúc xắc ư? Vì nó chính là con tàu đưa từ “hazard” xuất hiện trong từ điển và được dùng phổ biến trong tiếng Anh ngày nay.
“Hazard” là từ phái sinh từ từ “hasard” -một thuật ngữ cổ của Pháp để chỉ những trò chơi có sử dụng con xúc xắc. Tuy nhiên, từ “hasard” trong tiếng Pháp lại xuất phát từ một từ tiếng Tây Ban Nha – “azar”- từ này lại có nguồn gốc từ từ “azzahr” trong tiếng Ả rập cổ- nghĩa là cái chết.
Không ai biết bằng cách nào hậu tố “zahr” trong tiếng A rập bị mất tích trong các cuốn từ điển ra sao, nhưng dù cho lịch sử có qua nhiều cuộc xoay vần, thì azard, hasard hoặc hazard vẫn mang trong nó ý nghĩa về một sự tình cờ, may rủi hay nguy hiểm rình rập.
Avocado – Quả bơ
Trong muôn vàn các loại quả thơm, trái ngọt thì bơ được coi là một trong những “hồng phúc trời ban” cho nhân loại. Quả bơ được chế biến thành nhiều món ăn và thức uống khác nhau như bánh mỳ pho mát bơ, bơ sinh tố, pizza bơ trứng, salad bơ, cocktail bơ… Nhiều người thần tượng trái quý nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc tên gọi của chúng.
Từ “avocado” bắt nguồn từ từ “ahuacatl” trong tiếng Nahuatl (ngôn ngữ cổ được sử dụng bởi một nhóm người ở miền Trung nước Mê xi cô) – để miêu tả loại quả này và một bộ phận của cơ thể khá giống với nó –t.inh hoàn (testicle).
Từ ahuacatl sau nhiều lần bị nhầm lẫn trong dịch thuật, đã bị thay đổi thành “aguacate” bởi người Tây Ban Nha rồi mới được người Anh chuyển thành avogato vào những năm 1600. Sang đến thế kỷ 17, nó được gọi là alligator pears – quả lê da cá sấu và để từ chỉ những người làm nghề luật sư.
Vậy, loại quả thơm ngon làm nên thứ sinh tố bơ yêu thích của bạn ngày nay có thể được hình dung với một luật sư, một loài bò sát hay…một bộ phận của cơ thể đàn ông (testicle- t.inh hoàn).
Goodbye –Tạm biệt
Nếu được hỏi về nguồn gốc của từ “goodbye”, có thể không ít người sẽ suy luận rằng nó là sự kết hợp của từ “good” và “bye”. Tuy nhiên, lịch sử của thuật ngữ diễn đạt sự chia li này không hề đơn giản như vậy mà có phần vô cùng thú vị.
“Goodbye” có nguồn gốc từ lời cầu nguyện cổ “God be with you”- Chúa luôn ở bên cạnh bạn. Nó được đúc kết ngắn gọn hơn bằng việc người ta viết tắt thành “God b’w’y” hay “Godbwye”. Dần dần, cũng giống như những cụm từ khác như “good night”, “good day”, “good bye” trở thành một câu chúc tốt lành mà chúng ta dùng để chào tạm biệt ai đó và mong muốn họ có được một ngày tốt lành vì lúc nào cũng có Chúa ở bên cạnh.
Trung bình, một người có thể nói từ 7.000 đến 20.000 từ mỗi ngày mà mỗi từ đều truyền tải một thông điệp nào đó.
Có những từ chỉ đơn giản là nó được người phát minh chỉ định một ý nghĩa nào đó, nhưng cũng có nhiều mà đằng sau sự ra đời của nó là những câu chuyện vô cùng thú vị và hài hước. Dưới đây là một trong số những trường hợp đó.
Hazard- Tình cờ, may rủi
Hẳn bạn đã có lần chơi xúc xắc? Hào hứng tung và cược ăn thua với lũ bạn bằng vài viên bi hay một gói mỳ tôm trẻ em vừa cay vừa giòn. Sẽ không hại gì nếu bạn cược một đô la, nhưng sẽ là một vấn đề lớn, thậm chí còn nguy hiểm nếu bạn đặt cả gia tài trên bàn cá cược mà thắng thua lại được định đoạt bởi một con xúc xắc bé nhỏ.
Tại sao tôi lại nói đến trò xúc xắc ư? Vì nó chính là con tàu đưa từ “hazard” xuất hiện trong từ điển và được dùng phổ biến trong tiếng Anh ngày nay.
“Hazard” là từ phái sinh từ từ “hasard” -một thuật ngữ cổ của Pháp để chỉ những trò chơi có sử dụng con xúc xắc. Tuy nhiên, từ “hasard” trong tiếng Pháp lại xuất phát từ một từ tiếng Tây Ban Nha – “azar”- từ này lại có nguồn gốc từ từ “azzahr” trong tiếng Ả rập cổ- nghĩa là cái chết.
Không ai biết bằng cách nào hậu tố “zahr” trong tiếng A rập bị mất tích trong các cuốn từ điển ra sao, nhưng dù cho lịch sử có qua nhiều cuộc xoay vần, thì azard, hasard hoặc hazard vẫn mang trong nó ý nghĩa về một sự tình cờ, may rủi hay nguy hiểm rình rập.
Avocado – Quả bơ
Trong muôn vàn các loại quả thơm, trái ngọt thì bơ được coi là một trong những “hồng phúc trời ban” cho nhân loại. Quả bơ được chế biến thành nhiều món ăn và thức uống khác nhau như bánh mỳ pho mát bơ, bơ sinh tố, pizza bơ trứng, salad bơ, cocktail bơ… Nhiều người thần tượng trái quý nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc tên gọi của chúng.
Từ “avocado” bắt nguồn từ từ “ahuacatl” trong tiếng Nahuatl (ngôn ngữ cổ được sử dụng bởi một nhóm người ở miền Trung nước Mê xi cô) – để miêu tả loại quả này và một bộ phận của cơ thể khá giống với nó –t.inh hoàn (testicle).
Từ ahuacatl sau nhiều lần bị nhầm lẫn trong dịch thuật, đã bị thay đổi thành “aguacate” bởi người Tây Ban Nha rồi mới được người Anh chuyển thành avogato vào những năm 1600. Sang đến thế kỷ 17, nó được gọi là alligator pears – quả lê da cá sấu và để từ chỉ những người làm nghề luật sư.
Vậy, loại quả thơm ngon làm nên thứ sinh tố bơ yêu thích của bạn ngày nay có thể được hình dung với một luật sư, một loài bò sát hay…một bộ phận của cơ thể đàn ông (testicle- t.inh hoàn).
Goodbye –Tạm biệt
Nếu được hỏi về nguồn gốc của từ “goodbye”, có thể không ít người sẽ suy luận rằng nó là sự kết hợp của từ “good” và “bye”. Tuy nhiên, lịch sử của thuật ngữ diễn đạt sự chia li này không hề đơn giản như vậy mà có phần vô cùng thú vị.
“Goodbye” có nguồn gốc từ lời cầu nguyện cổ “God be with you”- Chúa luôn ở bên cạnh bạn. Nó được đúc kết ngắn gọn hơn bằng việc người ta viết tắt thành “God b’w’y” hay “Godbwye”. Dần dần, cũng giống như những cụm từ khác như “good night”, “good day”, “good bye” trở thành một câu chúc tốt lành mà chúng ta dùng để chào tạm biệt ai đó và mong muốn họ có được một ngày tốt lành vì lúc nào cũng có Chúa ở bên cạnh.
Theo Trí thức trẻ
Hiệu chỉnh bởi quản lý: