- Tham gia
- 22/10/2012
- Bài viết
- 259
Hầu hết học sinh đều có những rối nhiễu tâm lý về rất nhiều vấn đề trong cuộc sống và học tập, trong quan hệ bạn bè, thầy cô, gia đình, xã hội … nhưng không tìm được nơi để chia sẻ, giải tỏa, dẫn đến những biểu hiện và hành vi tiêu cực.
Đó là nhận định của rất nhiều đại biểu tại Hội thảo Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa và tư vấn tâm lý trong nhà trường. Hội thảo do Bộ tổ chức sáng nay, ngày 20/1, tại Hà Nội.
Theo các đại biểu, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm bố trí lực lượng giáo viên tư vấn tâm lý học đường để lấp khoảng trống rất lớn nhưng quan trọng này, nhằm giúp các em học sinh phát triển tâm lý lành mạnh hơn.
Áp lực học hành, thi cử, vấn đề trong cuộc sống khiến nhiều học sinh, sinh viên mệt mỏi. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)
Khoảng trống bị bỏ ngỏ
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả cuộc khảo sát gần đây do tiến hành trên một số trường phổ thông và đại học tại Hà Nội, Hải Dương cho thấy có đến 93,57% số học sinh, sinh viên được hỏi gặp phải những khó khăn vướng mắc cần phải chia sẻ trong học tập và đời sống hàng ngày. Tỷ lệ này ở bậc phổ thông là 95,33% và bậc đại học là 85,92%.
Đặc biệt, ở lứa tuổi học sinh phổ thông, mức độ thường xuyên có những vướng mắc và cần chia sẻ là 80,17%, cao hơn bậc đại học. Có 82,31% học sinh được hỏi đều có mong muốn nhà trường, cơ sở giáo dục có phòng tư vấn tâm lý riêng, kín đáo để thuận tiện cho các em có thể đến và chia sẻ về các vấn đề tâm lý của bản thân.
Cũng theo khảo sát này, đa phần học sinh, sinh viên mong muốn trong nhà trường có cán bộ chuyên trách tư vấn tâm lý được đào tạo bài bản, có chuyên môn về tâm lý học đường để các em chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống. Theo các em, khi chia sẻ với cán bộ tư vấn tâm lý chuyên trách, các em đỡ e ngại hơn so với thầy cô chủ nhiệm, cán bộ quản lý sinh viên hay các giáo viên kiêm nhiệm.
Theo ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường, của internet và những phức tạp trong cuộc sống đã khiến cho các học sinh, sinh viên phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tâm lý. Tuy nhiên, các em ngại chia sẻ, trong khi các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp được tổ chức hàng năm chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Hiện các trường cũng chưa có biên chế cho cán bộ chuyên trách công tác tư vấn tâm lý.
Nhiều trường đã linh hoạt giao giáo viên kiêm nhiệm nhưng lại không có chế độ đãi ngộ cho họ khi làm công tác này. Thiếu chuyên môn, thiếu động lực, nhiều trường còn thiếu cả không gian riêng, nên công tác tư vấn ở nhiều nơi chưa hiệu quả.
Ở nhiều trường, giáo viên chủ nhiệm phải kiêm công tác tư vấn tâm lý nên thiếu chuyên nghiệp và hiệu quả không cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Cần giáo viên tâm lý học đường
Chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Phòng Vũ Văn Trà cho biết, Hải Phòng có những học sinh chỉ bị thầy cô giáo mắng nhưng cũng dẫn đến trầm cảm, thậm chí định tự vẫn.
“Những áp lực tâm lý với học sinh là rất lớn và các em cần có giáo viên tâm lý để biết cách giải quyết các vấn đề của mình,” ông Trà cho biết.
Theo thạc sỹ Nguyễn Tất Thắng, Phó trưởng ban Công tác chính trị và học sinh sinh viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, với các sinh viên, những rối nhiễu tâm lý phức tạp hơn. Các em từ các địa phương khác lên thủ đô gặp rất nhiều khó khăn trong mọi lĩnh vực, từ thích ứng với môi trường mới trong cuộc sống hàng ngày đến trong học tập, từ những thứ đơn giản như ăn ở đâu, mua đồ, thuê nhà đến phương pháp, kế hoạch học tập thế nào. Bên cạnh đó là vấn đề tình cảm yêu đương, gia đình, bạn bè.
“Với sự hợp tác từ một dự án của nước ngoài, chúng tôi thành lập trung tâm tư vấn tâm lý cho sinh viên từ năm 2008. Mỗi tháng trung tâm nhận được đề nghị tham vấn của khoảng trên 500 sinh viên. Hoạt động tư vấn tâm lý đã hỗ trợ rất lớn cho sinh viên, giúp các em phát triển tâm sinh lý và nhân cách đúng hướng, giúp nhà trường đảm bảo được chất lượng đào tạo cả về tri thức và đạo đức, kỹ năng cho người học,” thạc sỹ Thắng chia sẻ.
Với những trải nghiệm thực tế đó, ông Thắng cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có quy định định biên giáo viên tâm lý trong môi trường học đường, đặc biệt trong bối cảnh đạo đức học sinh có khuynh hướng đi xuống như hiện nay.
Đây cũng là ý kiến của hầu hết các đại biểu tham dự hội thảo.
Trước những đề xuất này, ông Ngũ Duy Anh, cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổng hợp đánh giá các mô hình thực hiện công tác tư vấn tại các trường và sẽ có chỉ đạo cụ thể hơn, nhằm tạo điều kiện cho học sinh sinh viên phát triển hài hòa cả về thể chất và tinh thần, góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Theo Phạm Mai/Vietnam
Đó là nhận định của rất nhiều đại biểu tại Hội thảo Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa và tư vấn tâm lý trong nhà trường. Hội thảo do Bộ tổ chức sáng nay, ngày 20/1, tại Hà Nội.
Theo các đại biểu, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm bố trí lực lượng giáo viên tư vấn tâm lý học đường để lấp khoảng trống rất lớn nhưng quan trọng này, nhằm giúp các em học sinh phát triển tâm lý lành mạnh hơn.
Áp lực học hành, thi cử, vấn đề trong cuộc sống khiến nhiều học sinh, sinh viên mệt mỏi. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)
Khoảng trống bị bỏ ngỏ
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả cuộc khảo sát gần đây do tiến hành trên một số trường phổ thông và đại học tại Hà Nội, Hải Dương cho thấy có đến 93,57% số học sinh, sinh viên được hỏi gặp phải những khó khăn vướng mắc cần phải chia sẻ trong học tập và đời sống hàng ngày. Tỷ lệ này ở bậc phổ thông là 95,33% và bậc đại học là 85,92%.
Đặc biệt, ở lứa tuổi học sinh phổ thông, mức độ thường xuyên có những vướng mắc và cần chia sẻ là 80,17%, cao hơn bậc đại học. Có 82,31% học sinh được hỏi đều có mong muốn nhà trường, cơ sở giáo dục có phòng tư vấn tâm lý riêng, kín đáo để thuận tiện cho các em có thể đến và chia sẻ về các vấn đề tâm lý của bản thân.
Cũng theo khảo sát này, đa phần học sinh, sinh viên mong muốn trong nhà trường có cán bộ chuyên trách tư vấn tâm lý được đào tạo bài bản, có chuyên môn về tâm lý học đường để các em chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống. Theo các em, khi chia sẻ với cán bộ tư vấn tâm lý chuyên trách, các em đỡ e ngại hơn so với thầy cô chủ nhiệm, cán bộ quản lý sinh viên hay các giáo viên kiêm nhiệm.
Theo ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường, của internet và những phức tạp trong cuộc sống đã khiến cho các học sinh, sinh viên phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tâm lý. Tuy nhiên, các em ngại chia sẻ, trong khi các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp được tổ chức hàng năm chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Hiện các trường cũng chưa có biên chế cho cán bộ chuyên trách công tác tư vấn tâm lý.
Nhiều trường đã linh hoạt giao giáo viên kiêm nhiệm nhưng lại không có chế độ đãi ngộ cho họ khi làm công tác này. Thiếu chuyên môn, thiếu động lực, nhiều trường còn thiếu cả không gian riêng, nên công tác tư vấn ở nhiều nơi chưa hiệu quả.
Ở nhiều trường, giáo viên chủ nhiệm phải kiêm công tác tư vấn tâm lý nên thiếu chuyên nghiệp và hiệu quả không cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Cần giáo viên tâm lý học đường
Chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Phòng Vũ Văn Trà cho biết, Hải Phòng có những học sinh chỉ bị thầy cô giáo mắng nhưng cũng dẫn đến trầm cảm, thậm chí định tự vẫn.
“Những áp lực tâm lý với học sinh là rất lớn và các em cần có giáo viên tâm lý để biết cách giải quyết các vấn đề của mình,” ông Trà cho biết.
Theo thạc sỹ Nguyễn Tất Thắng, Phó trưởng ban Công tác chính trị và học sinh sinh viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, với các sinh viên, những rối nhiễu tâm lý phức tạp hơn. Các em từ các địa phương khác lên thủ đô gặp rất nhiều khó khăn trong mọi lĩnh vực, từ thích ứng với môi trường mới trong cuộc sống hàng ngày đến trong học tập, từ những thứ đơn giản như ăn ở đâu, mua đồ, thuê nhà đến phương pháp, kế hoạch học tập thế nào. Bên cạnh đó là vấn đề tình cảm yêu đương, gia đình, bạn bè.
“Với sự hợp tác từ một dự án của nước ngoài, chúng tôi thành lập trung tâm tư vấn tâm lý cho sinh viên từ năm 2008. Mỗi tháng trung tâm nhận được đề nghị tham vấn của khoảng trên 500 sinh viên. Hoạt động tư vấn tâm lý đã hỗ trợ rất lớn cho sinh viên, giúp các em phát triển tâm sinh lý và nhân cách đúng hướng, giúp nhà trường đảm bảo được chất lượng đào tạo cả về tri thức và đạo đức, kỹ năng cho người học,” thạc sỹ Thắng chia sẻ.
Với những trải nghiệm thực tế đó, ông Thắng cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có quy định định biên giáo viên tâm lý trong môi trường học đường, đặc biệt trong bối cảnh đạo đức học sinh có khuynh hướng đi xuống như hiện nay.
Đây cũng là ý kiến của hầu hết các đại biểu tham dự hội thảo.
Trước những đề xuất này, ông Ngũ Duy Anh, cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổng hợp đánh giá các mô hình thực hiện công tác tư vấn tại các trường và sẽ có chỉ đạo cụ thể hơn, nhằm tạo điều kiện cho học sinh sinh viên phát triển hài hòa cả về thể chất và tinh thần, góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Theo Phạm Mai/Vietnam