- Tham gia
- 20/7/2015
- Bài viết
- 1.309
Như con kiến cần mẫn góp nhặt để làm đầy tổ, Võ Thành Đăng bước qua thất bại bằng ba chữ “s”: siêng năng, sáng tạo và sẵn sàng.
Bấm bụng đóng cửa
Mở quán cà phê: dẹp tiệm. Mở công ty: phá sản. Ba mươi tuổi đời, chưa bao giờ Võ Thành Đăng phải đối mặt với thất bại liên tiếp đến như vậy. Học hành suông sẻ, có hai bằng đại học, liên tục giữ vị trí chủ chốt trong các công ty tại nước ngoài, không hiểu vì sao, trở về nước, lần lượt các dự án của anh đều sụp đổ.
Khi Đăng thành lập công ty thiết kế và trang trí nội thất trọn gói, kiểu làm dịch vụ đang phát triển hiện nay tại Singapore, ban đầu, khách hàng rất thích hình thức này, bởi họ được phục vụ theo cách “đo ni đóng giày” riêng cho công trình của mình, đáng tiếc, thiết kế là một chuyện, thi công lại là chuyện khác.
Đăng ấm ức: “Làm việc với các nhà thầu phụ VN rất khó khăn. Họ dễ thỏa hiệp với chính mình mà công ty lại không thể theo dõi họ từng ngày nên kết quả là nghiệm thu công trình luôn khác với bản vẽ thiết kế”. Nhìn những thiết kế của mình bị triển khai không đúng với ý tưởng ban đầu, Đăng bấm bụng đóng cửa công ty chứ không thể chấp nhận giao cho khách hàng những công trình kém chất lượng.
Đăng gom vốn, khai trương Plié, quán cà phê thư viện sách, tài liệu... về thiết kế, nhằm tạo không gian và đáp ứng nhu cầu tham khảo tài liệu, trao đổi kinh nghiệm của những sinh viên chuyên ngành. Đây là mô hình khá thành công ở nước ngoài và vẫn là ý tưởng mới tại VN.
Cộng với giá thức uống khá mềm, vị trí thuận lợi... là những yếu tố khiến Đăng tự tin có thể cạnh tranh với hàng loạt quán cà phê máy lạnh khác. Vậy mà chưa được nửa năm, quán cà phê ấy đã phải đóng cửa vì ông chủ không còn khả năng bù lỗ.
“Mô hình kinh doanh ở VN khác các nước. Tôi không nghiên cứu kỹ thị trường, bê nguyên xi cách làm ở Singapore về, không thất bại mới lạ”. Đăng nói về nguyên nhân đưa mình đến bờ phá sản như vậy. Bài học mà thương trường dạy anh ngay khi chân ướt chân ráo trở về nước có giá ngang với phân nửa tài sản anh tích lũy trong suốt quá trình làm việc tại nước ngoài.
Bớt dại
Chấp nhận thất bại nhưng khi nói về những việc đã làm, Đăng không khỏi tiếc nuối. “Một lần vấp ngã là một lần bớt dại. Vấn đề nào cũng có mặt tích cực của nó”- Đăng nói vậy. Nghiên cứu lại thị trường, cơ cấu lại công ty, Đăng chọn đồ họa, quảng cáo làm mũi nhọn. Ban đầu, chưa có khách hàng, Đăng không ngại tìm hiểu thông tin các đối tác tiềm năng, tự thiết kế, gửi mẫu cho các công ty để tiếp thị mình. Cách làm của anh vừa tạo được ấn tượng với khách hàng, vừa thể hiện khả năng sáng tạo nên nhanh chóng được đón nhận.
Đánh đúng vào lĩnh vực đang có nhu cầu rất lớn hiện nay tại VN, công việc kinh doanh của Đăng dần khởi sắc. Vừa thiết kế quảng cáo, vừa đảm nhận luôn cả việc xây dựng thương hiệu nên dLuxy có thế mạnh cạnh tranh. Có được nhiều hợp đồng, lúc này, dLuxy lại trở thành nơi đón nhận các tân cử nhân. “Tôi cũng từng là sinh viên, từng thất thểu đi kiếm một chỗ để thực tập, làm việc nên rất hiểu khó khăn mà các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp phải đối mặt. Tôi muốn cho họ cơ hội thể hiện mình”- Đăng chia sẻ.
Về nước tìm lại mình
Ngày trước, tốt nghiệp Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Văn Lang TP.HCM, bắt tay vào công việc thực tế, Đăng hốt hoảng nhận ra trình độ của mình không đáp ứng được nhu cầu của công việc. Đó chính là lý do anh sang New Zeland mở mang kiến thức. Không ngờ, mảnh đất này không giữ được chân anh, cũng không đưa anh về lại VN.
Tình yêu của cô tiếp viên hàng không, gặp được trong những hành trình khám phá thế giới của Đăng đã đưa anh đến Singapore, làm rể đảo quốc sư tử. Chính sách trọng dụng nhân lực trong chuyên ngành thiết kế, sáng tạo của Singapore mang đến cho Đăng cơ hội làm việc trong các tập đoàn thiết kế, xây dựng lớn. Đương khi công việc trôi chảy và đứa con đầu lòng ra đời thì anh quyết định về.
Cái cách giao tiếp luôn xen tiếng Anh nên ấn tượng đầu tiên mà Đăng tạo nơi người đối diện thường là... khó gần. Thế nhưng, khi đã kết thân, khi những gượng gạo đầu tiên đã được xóa, Đăng như lột xác, hòa đồng và tếu táo chọc cười mọi người suốt. Anh chia sẻ: “Tôi đang gắng hết sức để dẹp cái bệnh nói chuyện nửa Tây, nửa ta của mình đấy”.
Gần chục năm sống ở nước ngoài, tư duy ngôn ngữ của anh cũng dần thay đổi nên anh đang tìm lại nguyên bản của mình. Có lẽ đó cũng là cách tốt nhất để anh có thể giáo dục con mình về nguồn cội. “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai”- Đăng thường ngân nga với bạn bè câu hát của nhạc sĩ Trần Long Ẩn, theo quan niệm của người trẻ bây giờ là vừa cũ, vừa “sến” ấy như một cách nhắc mình không ngừng cố gắng.
Bấm bụng đóng cửa
Mở quán cà phê: dẹp tiệm. Mở công ty: phá sản. Ba mươi tuổi đời, chưa bao giờ Võ Thành Đăng phải đối mặt với thất bại liên tiếp đến như vậy. Học hành suông sẻ, có hai bằng đại học, liên tục giữ vị trí chủ chốt trong các công ty tại nước ngoài, không hiểu vì sao, trở về nước, lần lượt các dự án của anh đều sụp đổ.
Đăng ấm ức: “Làm việc với các nhà thầu phụ VN rất khó khăn. Họ dễ thỏa hiệp với chính mình mà công ty lại không thể theo dõi họ từng ngày nên kết quả là nghiệm thu công trình luôn khác với bản vẽ thiết kế”. Nhìn những thiết kế của mình bị triển khai không đúng với ý tưởng ban đầu, Đăng bấm bụng đóng cửa công ty chứ không thể chấp nhận giao cho khách hàng những công trình kém chất lượng.
Đăng gom vốn, khai trương Plié, quán cà phê thư viện sách, tài liệu... về thiết kế, nhằm tạo không gian và đáp ứng nhu cầu tham khảo tài liệu, trao đổi kinh nghiệm của những sinh viên chuyên ngành. Đây là mô hình khá thành công ở nước ngoài và vẫn là ý tưởng mới tại VN.
Cộng với giá thức uống khá mềm, vị trí thuận lợi... là những yếu tố khiến Đăng tự tin có thể cạnh tranh với hàng loạt quán cà phê máy lạnh khác. Vậy mà chưa được nửa năm, quán cà phê ấy đã phải đóng cửa vì ông chủ không còn khả năng bù lỗ.
“Mô hình kinh doanh ở VN khác các nước. Tôi không nghiên cứu kỹ thị trường, bê nguyên xi cách làm ở Singapore về, không thất bại mới lạ”. Đăng nói về nguyên nhân đưa mình đến bờ phá sản như vậy. Bài học mà thương trường dạy anh ngay khi chân ướt chân ráo trở về nước có giá ngang với phân nửa tài sản anh tích lũy trong suốt quá trình làm việc tại nước ngoài.
Bớt dại
Chấp nhận thất bại nhưng khi nói về những việc đã làm, Đăng không khỏi tiếc nuối. “Một lần vấp ngã là một lần bớt dại. Vấn đề nào cũng có mặt tích cực của nó”- Đăng nói vậy. Nghiên cứu lại thị trường, cơ cấu lại công ty, Đăng chọn đồ họa, quảng cáo làm mũi nhọn. Ban đầu, chưa có khách hàng, Đăng không ngại tìm hiểu thông tin các đối tác tiềm năng, tự thiết kế, gửi mẫu cho các công ty để tiếp thị mình. Cách làm của anh vừa tạo được ấn tượng với khách hàng, vừa thể hiện khả năng sáng tạo nên nhanh chóng được đón nhận.
Đánh đúng vào lĩnh vực đang có nhu cầu rất lớn hiện nay tại VN, công việc kinh doanh của Đăng dần khởi sắc. Vừa thiết kế quảng cáo, vừa đảm nhận luôn cả việc xây dựng thương hiệu nên dLuxy có thế mạnh cạnh tranh. Có được nhiều hợp đồng, lúc này, dLuxy lại trở thành nơi đón nhận các tân cử nhân. “Tôi cũng từng là sinh viên, từng thất thểu đi kiếm một chỗ để thực tập, làm việc nên rất hiểu khó khăn mà các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp phải đối mặt. Tôi muốn cho họ cơ hội thể hiện mình”- Đăng chia sẻ.
Về nước tìm lại mình
Ngày trước, tốt nghiệp Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Văn Lang TP.HCM, bắt tay vào công việc thực tế, Đăng hốt hoảng nhận ra trình độ của mình không đáp ứng được nhu cầu của công việc. Đó chính là lý do anh sang New Zeland mở mang kiến thức. Không ngờ, mảnh đất này không giữ được chân anh, cũng không đưa anh về lại VN.
Tình yêu của cô tiếp viên hàng không, gặp được trong những hành trình khám phá thế giới của Đăng đã đưa anh đến Singapore, làm rể đảo quốc sư tử. Chính sách trọng dụng nhân lực trong chuyên ngành thiết kế, sáng tạo của Singapore mang đến cho Đăng cơ hội làm việc trong các tập đoàn thiết kế, xây dựng lớn. Đương khi công việc trôi chảy và đứa con đầu lòng ra đời thì anh quyết định về.
Cái cách giao tiếp luôn xen tiếng Anh nên ấn tượng đầu tiên mà Đăng tạo nơi người đối diện thường là... khó gần. Thế nhưng, khi đã kết thân, khi những gượng gạo đầu tiên đã được xóa, Đăng như lột xác, hòa đồng và tếu táo chọc cười mọi người suốt. Anh chia sẻ: “Tôi đang gắng hết sức để dẹp cái bệnh nói chuyện nửa Tây, nửa ta của mình đấy”.
Gần chục năm sống ở nước ngoài, tư duy ngôn ngữ của anh cũng dần thay đổi nên anh đang tìm lại nguyên bản của mình. Có lẽ đó cũng là cách tốt nhất để anh có thể giáo dục con mình về nguồn cội. “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai”- Đăng thường ngân nga với bạn bè câu hát của nhạc sĩ Trần Long Ẩn, theo quan niệm của người trẻ bây giờ là vừa cũ, vừa “sến” ấy như một cách nhắc mình không ngừng cố gắng.
ĐẶNG QUÝ YÊN