- Tham gia
- 10/2/2014
- Bài viết
- 345
Thời gian gần đây, hình ảnh những chàng trai trên chiếc xe đạp rong ruổi khắp phố phường với biển quảng cáo "Dán điện thoại, lap top"- mô hình kinh doanh mới và độc đáo của một nhóm sinh viên học tại Hà Nội, ngoài việc chính là học ở các trường cao đẳng hay đại học để kiếm thêm thu nhập.
Chỉ cần một chiếc xe đạp, một cái cặp đựng đồ nghề, hành trình của nhóm "thợ chuyên nghiệp" này là dọc các tuyến phố để tìm khách hàng và phục vụ khách tại chỗ.
Kinh doanh "tay trái"
Anh Bùi Văn Huy (sinh năm 1989, quê ở Lục Ngạn, Bắc Giang), trưởng nhóm cho biết: "Nhóm được thành lập từ tháng 4 năm 2012, gồm 4 người, hàng ngày đi dọc các tuyến phố và nhận làm tại chỗ cho khách".
Cách đây khoảng 2 năm, với số vốn 400.000 đồng và chiếc xe đạp cà tàng, anh Huy quyết tâm thực hiện ý tưởng dán điện thoại, laptop lưu động. Sau gần 2 năm, Huy đã dẫn dắt ba người bạn cùng quê tham gia và thành lập nhóm chuyên "dán điện thoại, laptop".
Bốn người trong nhóm hiện đều là sinh viên. Huy đang học liên thông trường Đại học Điện lực, hai người học liên thông tại Học viện Kỹ thuật Quân sự và một người học chính quy trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Anh Huy cho biết: "Bắt đầu từ 8h sáng hàng ngày nhóm khởi hành, một ngày đi khoảng 30 - 50km dọc các tuyến phố trong nội thành Hà Nội, 5h chiều mới về. Riêng ngày có khách làm muộn thì tối mịt mới về đến phòng. Ngoài việc đi làm thế này, các thành viên trong nhóm vẫn dành thời gian cho chơi thể thao và học vào buổi tối".
Không chỉ có nhận dán điện thoại, laptop, nhóm kinh doanh kiểu "độc" này còn nhận dán phản quang ôtô, xe máy, cửa kính. Cả nhóm thống nhất, nếu đi cùng nhau thì lợi nhuận khi về sẽ chia đều cho mỗi người.
"Ngoài việc hàng ngày đi lại trên đường làm tại chỗ cho khách, nhóm còn mở lớp dạy nghề chuyên dán điện thoại, laptop, tại nơi ở trọ của nhóm, để giúp những người yêu thích nghề này, có được tay nghề và kinh nghiệm, nếu ai muốn sẽ tham gia vào nhóm luôn" anh Huy chia sẻ.
Sự khác biệt của kiểu kinh doanh này đã đem đến cho mọi người một sự mới lạ, độc đáo mà không thể bị "đụng hàng" với những người ngồi và dán điện thoại, laptop cố định ở các chợ hay ở nhiều tuyến đường.
"Sắp tới, nhóm còn có kế hoạch in các tờ giới thiệu để quảng cáo tới khách hàng, sau này sẽ mở rộng mô hình này không chỉ ở trong nội thành mà cả ngoại thành Hà Nội và ở Bắc Giang", anh Huy nói thêm.
Tiện, chất lượng đảm bảo
Trước kiểu kinh doanh "độc", nhiều người dân Hà thành muốn "thử nghiệm" xem chất lượng ra sao.
Theo chân nhóm, đến phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội, bất ngờ nghe tiếng một phụ nữ gọi: "Dán điện thoại em ơi, vào đây, dán cho chị cái điện thoại".
Mặc dù chỉ là đi dán dạo trên đường, nhưng tất cả đều cố gắng tạo tính "chuyên nghiệp" cho công việc của mình. Mỗi thành viên của nhóm đều có một hộp card trong đó ghi đầy đủ họ tên, số điện thoại, email và cả địa chỉ. Trên xe đạp còn có 3 tấm biển quảng cáo treo ở trước và sau hai bên.
Điểm đặc biệt, mỗi người trong nhóm đều có một quyển sổ ghi tên khách hàng, nếu được sự đồng ý, các thành viên còn xin số điện thoại, địa chỉ và đưa card cho họ, khi cần họ có thể liên hệ bảo hành.
Anh Cường, ở 127 Nguyễn Phong Sắc, từng dán 6 lần điện thoại và laptop của nhóm anh Huy chia sẻ: "Sau lần đầu, thấy chất lượng dán khá, thời gian dùng chưa thấy bong rộp, nên các lần sau mình lại gọi dán tiếp".
Số tiền kiếm được mỗi thành viên trong nhóm đều sử dụng vào việc trang trải tiền nhà trọ, tiền ăn và phụ vào đóng tiền học phí. Sau gần 4 tháng thành lập nhóm, nhiều người dân Hà thành biết đến dịch vụ dán lưu động, số khách dán ngày càng đông hơn.
Anh Huy tâm sự: "Có nhiều người dân thấy thích thú với kiểu kinh doanh này, họ rất niềm nở, có người thì khen cách làm này độc đáo, mới mẻ, và họ cũng gửi nhiều lời chúc may mắn, thành công và dặn lần sau gọi thì nhớ đến".
Chị Hạnh ở đường Vương Thừa Vũ, quận Thanh Xuân, Hà Nội, từng dán vài lần, chị cho biết: "Mình thấy kiểu dịch vụ này mới, nên cũng dán thử xem thế nào. Dán xong nhìn thấy cũng khá đẹp. Mình đã lưu số điện thoại của nhóm để khi cần gọi, các bạn ấy có thể đến tận nơi".
Về dự định phát triển "mô hình kinh doanh" của nhóm, anh Huy chia sẻ: "Nhóm mong muốn sắp tới khi có đủ vốn sẽ mở một trung tâm trang trí điện thoại, laptop, xin giấy phép kinh doanh và mở rộng quy mô lớp dạy nghề".
Theo: https://daotaokhoinghiep.tuoitre24....oai-laptop-oc-ao-cach-kinh-doanh-cua-gio.html
Chỉ cần một chiếc xe đạp, một cái cặp đựng đồ nghề, hành trình của nhóm "thợ chuyên nghiệp" này là dọc các tuyến phố để tìm khách hàng và phục vụ khách tại chỗ.
Kinh doanh "tay trái"
Anh Bùi Văn Huy (sinh năm 1989, quê ở Lục Ngạn, Bắc Giang), trưởng nhóm cho biết: "Nhóm được thành lập từ tháng 4 năm 2012, gồm 4 người, hàng ngày đi dọc các tuyến phố và nhận làm tại chỗ cho khách".
Cách đây khoảng 2 năm, với số vốn 400.000 đồng và chiếc xe đạp cà tàng, anh Huy quyết tâm thực hiện ý tưởng dán điện thoại, laptop lưu động. Sau gần 2 năm, Huy đã dẫn dắt ba người bạn cùng quê tham gia và thành lập nhóm chuyên "dán điện thoại, laptop".
Bốn người trong nhóm hiện đều là sinh viên. Huy đang học liên thông trường Đại học Điện lực, hai người học liên thông tại Học viện Kỹ thuật Quân sự và một người học chính quy trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Anh Huy cho biết: "Bắt đầu từ 8h sáng hàng ngày nhóm khởi hành, một ngày đi khoảng 30 - 50km dọc các tuyến phố trong nội thành Hà Nội, 5h chiều mới về. Riêng ngày có khách làm muộn thì tối mịt mới về đến phòng. Ngoài việc đi làm thế này, các thành viên trong nhóm vẫn dành thời gian cho chơi thể thao và học vào buổi tối".
Không chỉ có nhận dán điện thoại, laptop, nhóm kinh doanh kiểu "độc" này còn nhận dán phản quang ôtô, xe máy, cửa kính. Cả nhóm thống nhất, nếu đi cùng nhau thì lợi nhuận khi về sẽ chia đều cho mỗi người.
"Ngoài việc hàng ngày đi lại trên đường làm tại chỗ cho khách, nhóm còn mở lớp dạy nghề chuyên dán điện thoại, laptop, tại nơi ở trọ của nhóm, để giúp những người yêu thích nghề này, có được tay nghề và kinh nghiệm, nếu ai muốn sẽ tham gia vào nhóm luôn" anh Huy chia sẻ.
Sự khác biệt của kiểu kinh doanh này đã đem đến cho mọi người một sự mới lạ, độc đáo mà không thể bị "đụng hàng" với những người ngồi và dán điện thoại, laptop cố định ở các chợ hay ở nhiều tuyến đường.
"Sắp tới, nhóm còn có kế hoạch in các tờ giới thiệu để quảng cáo tới khách hàng, sau này sẽ mở rộng mô hình này không chỉ ở trong nội thành mà cả ngoại thành Hà Nội và ở Bắc Giang", anh Huy nói thêm.
Tiện, chất lượng đảm bảo
Trước kiểu kinh doanh "độc", nhiều người dân Hà thành muốn "thử nghiệm" xem chất lượng ra sao.
Theo chân nhóm, đến phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội, bất ngờ nghe tiếng một phụ nữ gọi: "Dán điện thoại em ơi, vào đây, dán cho chị cái điện thoại".
Mặc dù chỉ là đi dán dạo trên đường, nhưng tất cả đều cố gắng tạo tính "chuyên nghiệp" cho công việc của mình. Mỗi thành viên của nhóm đều có một hộp card trong đó ghi đầy đủ họ tên, số điện thoại, email và cả địa chỉ. Trên xe đạp còn có 3 tấm biển quảng cáo treo ở trước và sau hai bên.
Điểm đặc biệt, mỗi người trong nhóm đều có một quyển sổ ghi tên khách hàng, nếu được sự đồng ý, các thành viên còn xin số điện thoại, địa chỉ và đưa card cho họ, khi cần họ có thể liên hệ bảo hành.
Anh Cường, ở 127 Nguyễn Phong Sắc, từng dán 6 lần điện thoại và laptop của nhóm anh Huy chia sẻ: "Sau lần đầu, thấy chất lượng dán khá, thời gian dùng chưa thấy bong rộp, nên các lần sau mình lại gọi dán tiếp".
Số tiền kiếm được mỗi thành viên trong nhóm đều sử dụng vào việc trang trải tiền nhà trọ, tiền ăn và phụ vào đóng tiền học phí. Sau gần 4 tháng thành lập nhóm, nhiều người dân Hà thành biết đến dịch vụ dán lưu động, số khách dán ngày càng đông hơn.
Anh Huy tâm sự: "Có nhiều người dân thấy thích thú với kiểu kinh doanh này, họ rất niềm nở, có người thì khen cách làm này độc đáo, mới mẻ, và họ cũng gửi nhiều lời chúc may mắn, thành công và dặn lần sau gọi thì nhớ đến".
Chị Hạnh ở đường Vương Thừa Vũ, quận Thanh Xuân, Hà Nội, từng dán vài lần, chị cho biết: "Mình thấy kiểu dịch vụ này mới, nên cũng dán thử xem thế nào. Dán xong nhìn thấy cũng khá đẹp. Mình đã lưu số điện thoại của nhóm để khi cần gọi, các bạn ấy có thể đến tận nơi".
Về dự định phát triển "mô hình kinh doanh" của nhóm, anh Huy chia sẻ: "Nhóm mong muốn sắp tới khi có đủ vốn sẽ mở một trung tâm trang trí điện thoại, laptop, xin giấy phép kinh doanh và mở rộng quy mô lớp dạy nghề".
Theo: https://daotaokhoinghiep.tuoitre24....oai-laptop-oc-ao-cach-kinh-doanh-cua-gio.html