Dầm mái bê tông cốt thép là gì?

duy127

Thành viên
Tham gia
29/12/2020
Bài viết
0
Xây dựng công trình không phải là một điều đơn giản dù người đó có nắm chắc các kỹ năng đến đâu. Bởi thế, hầu hết các kỹ sư đều cẩn thận từ khâu ban đầu thiết kế tới khâu hoàn thiện để tạo ra không gian tuyệt hảo nhất cho căn nhà. Một trong những điều được họ quan tâm trong quá trình thi công là kết cấu dầm mái bê tông cốt thép. Cùng tìm hiểu các yêu cầu của chúng trong bài viết dưới đây nhé.

eGrDUjqq-6-do-mai-bang-be-tong.jpeg


Dầm mái bê tông cốt thép là gì?​

Mái bê tông cốt thép là cấu kiện dạng mái được liên kết khớp với cột. Kiểu mái này sẽ mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn các dạng mái khác như vừa chống rỉ lại chống cháy an toàn. Những dạng biệt thự tân cổ điển thường sử dụng kiểu dầm mái bê tông cốt thép.

Đánh giá ưu và nhược điểm của dầm mái bê tông cốt thép​

Ưu điểm:

  • Dầm mái bê tông cốt thép có độ bền vượt trội hơn các dạng kết cấu mái nhà khác
  • Mái bê tông cốt thép có khả năng chịu lực lớn hơn nhiều lần mái ngói. Chính vì vậy người dùng hoàn toàn có thể lắp đặt các thiết bị khác như bồn nước và dàn nước nóng năng lượng mặt trời.
Nhược điểm:

  • Dầm bê tông cốt thép sử dụng vật liệu chính là các thanh thép chất lượng nên sẽ gây khó khăn hơn trong thi công xây dựng. Hơn thế nữa, bê tông cốt thép nặng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới kết cấu móng của ngôi nhà.
  • Khi sử dụng bê tông cốt thép làm mái sẽ chịu nhiều nhiệt từ ngôi trường bên ngoài tác động đến dẫn tới việc tăng nhiệt trong ngôi nhà
  • Khi tháo lắp sửa chữa hoặc thay đổi sẽ không thể thực hiện được bởi kết cấu dầm bê tông cốt thép là cố định.
  • Khi diện tích sàn mái bê tông lớn sẽ dẫn đến việc mái có thể bị co giãn khi thay đổi thời tiết. Bởi vậy nhiều khi xuất hiện trường hợp mái nhà bằng bê tông cốt thép có hiện tượng thẩm dột lúc sửa chữa. Để chống thấm mái bê tông cũng tốn nhiều thời gian, khá khó khăn.
  • Những kiểu dầm mái bê tông cốt thép có độ dốc cao nên thêm ngói lát lên trên bề mặt bê tông
  • Loại mái này nếu không che chắn sẽ bị tác động bởi thời tết mưa nắng khiến cho mái bê tông co ngót hay hư hỏng dần dần.
  • Thời gian thi công dầm mái bê tông cốt thép sẽ phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn so với các kiểu mái khác. Khi thi công nó còn phụ thuộc trực tiếp vào thời tiết.
5fgeFEoix-mai-be-tong-cot-thep-3.jpeg


Đặc điểm kết cấu của dầm mái bê tông cốt thép

Với kết cấu của dầm mái bê tông cốt thép thì có thể chọn lựa thi công toàn khối hoặc nửa lắp ghép hay lắp ghép. Phần mái phải đảm bảo đạt yêu cầu là chống dột, cách nhiệt và chịu được mưa nắng. Để thi công đạt được các yêu cầu này thì cần phải đặc biệt chú ý trong từng khâu.

Dựa vào kết cấu mái sẽ phân chia ra thành 2 hình dạng là mái phẳng và mái vó mỏng không gian.

7Lsw12ZtK-maxresdefault.jpeg


Những yêu cầu khi thi công dầm mái bê tông cốt thép:

Các yêu tố quan trọng nhất cần đạt sau khi thi công dầm mái bê tông cốt thép là phải đảm bảo yêu cầu chống dột, cách nhiệt tốt và chịu được mưa nắng hay các yếu tố thời tiết khác. Dầm mái dựa trên kết cấu được phân chia thành mái phẳng và mái vó mỏng không gian.

Khi mái có độ dốc i ít nhất ⅛ thì được gọi là mái bằng còn nếu độ dốc lớn hơn được gọi là mái dốc.

Còn dựa trên phương pháp thi công sẽ được phân loại thành mái toàn khối và mái lắp ghép.

Mái toàn khối là hệ bản mang sường hoặc không mang sườn mang chiều dày ít nhất 50mm.

Mái lắp ghép là mái có xà gồ hoặc không có xà gồ.
 
×
Quay lại
Top Bottom