Menplus
Thành viên
- Tham gia
- 27/9/2013
- Bài viết
- 85
Đại học là một nơi xứng đáng để vào
*Photo: Fi Fich
Thi đại học là mục tiêu tối thượng của hầu hết các cô cậu học sinh. Mười hai năm khổ cực với đống chữ nghĩa gánh trên vai, cũng chỉ vì kì thi vào đại học. Tôi cũng vậy, đã từng miệt mài với những công thức, số má rồi học văn thơ như một chú vẹt, thấy chả hiểu. Tôi đã nghĩ rằng học để lấy cái bằng đại học cho bố mẹ vui, có cái mà khoe với họ hàng làng xóm, chứ nghề nghiệp thì có nhiều cách, đâu cần phải đánh đổi 12 năm trời, rồi thêm 4 năm với nhiều môn học tưởng chừng như cả đời chả áp dụng.
Xóm trọ của tôi, có một bác bán bánh mì, làm bánh rất ngon và tử tế. Niềm vui của bác là khi các cô cậu sinh viên chúc mừng và nhớ tới bác nhân ngày phụ nữ Việt Nam, ngày tết nhất. Tôi thấy sống thế cũng vui, đâu cần nhảy vào chỗ cam co căng thẳng làm gì.
Ở quê hương tôi, có một làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ nổi tiếng, nhiều giám đốc sinh ra từ đó. Sáng họ thuê taxi đi cả trăm cây số để ăn một bát phở bò, rồi đi mua sắm. Có người trong số đó không biết cách ký tên. Có thể họ có kinh nghiệm trong việc buôn bán hay chọn gỗ gì đó, nhưng cái sự thật đó càng làm tôi mù mờ về lợi ích của việc học đại học. Không học đại học vẫn có thể sống tốt hoặc rất tốt.
Tôi đã hỏi một người bạn cùng lớp, bạn í nói: “Có thể họ kiếm được nhiều tiền, nhưng cách tiêu tiền của người có học nó khác.” Hẳn là, mỗi người sẽ có cách thưởng thức cuộc sống khác nhau tùy thuộc nhiều yếu tố, và nhận thức là một yếu tố quan trọng.
Thực ra thì chưa học đại học thấy thắc mắc vậy thôi, chứ trải qua rồi mới biết giá trị của nó lớn như thế nào
Chưa ở đâu có thể dễ dàng gặp được những bầu nhiệt huyết khao khát khám phá, sự sẻ chia hào sảng không toan tính, những trái tim và khối óc tuyệt vời như ở môi trường đại học. Đơn giản bởi vì mật độ tri thức nhiều, nên xác xuất bạn gặp được những người có chí hướng giống bạn là lớn. Đó là cơ hội.
Sinh viên có tất cả: Thời gian, sức khỏe, và sự ảo tưởng và mơ hồ về cuộc sống. Hơn nữa, họ được giải phóng khỏi tầm mắt của các bậc phụ huynh. Thế nên mọi thứ lan tràn, không kiểm soát: rất tốt hoặc là rất tệ hại. Đại học trở thành một bức tranh cực lớn với nhiều gam màu mà bạn là một trong những người họa sĩ. Muốn vẽ thế nào, bạn là người quyết định.
Tôi có một đám bạn ham chơi, đến nỗi mà được các bạn ở lớp gán cho cái tên là “team đi chơi”. Chúng tôi đã đi phượt các vùng đất lân cận nơi tôi sống, và các chuyến đi đó với tôi có rất nhiều ý nghĩa. Điều này không được ba má tôi ủng hộ vì lí do an toàn. Trước đây tôi vẫn thường áy náy, và nghĩ rằng nếu con mình sau này mà cũng như vậy thì thế nào nhỉ? Và câu trả lời làm tôi hài lòng nhất là, tôi sẽ tự hào vì có một đứa con như thế.
Ở đại học tôi đã có một số “kinh nghiệm”, nghiệm lại mà thấy kinh hãi, nhưng cũng chẳng hề gì. Coi như chuẩn bị cho những gì tôi sẽ gặp sau này, có thể còn sốc hơn. Cuộc sống mà. Hơn nữa, nhờ vậy mà tôi thấy biết ơn những cánh tay kéo tôi lên khi tôi định rơi mãi.
Đại học là nơi tôi gặp được chính tôi. Những người thân yêu của tôi, ba mẹ, bạn bè,… Có thể hi sinh vì tôi, hết lòng vì tôi nhưng không thể hiểu được tôi, không thể bên tôi mãi. Có những rào cản về văn hóa giữa những thế hệ, có những cách nhìn nhận khác nhau giữa những con người, dù là bạn thân đi nữa. Và sự lạc lõng xuất hiện ngay cả khi tôi đang ở chốn vui chơi ồn ào. Thêm vào đó là sự bất lực đối với sự biến chuyển không ngừng của cuộc sống, với những thứ của tôi mà không phải của tôi.
Có thể là do tôi đã quen với sự có mặt của mọi người trong cuộc sống của mình, nên khi ngày đó xảy ra, tôi đã hụt hẫng không hề nhẹ. Nhưng nó là tất yếu và tôi không có sự lựa chọn nào khác. Đối diện với bản thân, sẽ biết được nhiều thứ. Ví dụ như, tôi đã biết rằng, “mãi mãi” nhiều khi đơn giản chỉ là một khoảnh khắc, nó qua đi nhưng nó không hề biến mất. Thay vì ngồi đó mà thương tiếc vô ích, hãy đi tạo ra thêm nhiều điều “mãi mãi”.
Bốn năm đại học mang lại cho tôi nhiều hơn rất nhiều so với những gì mà 12 năm phổ thông đã mang lại. Nhưng tôi biết, đó chỉ là nơi tôi bắt đầu.
Nguồn: Triết học đường phố
*Photo: Fi Fich
Thi đại học là mục tiêu tối thượng của hầu hết các cô cậu học sinh. Mười hai năm khổ cực với đống chữ nghĩa gánh trên vai, cũng chỉ vì kì thi vào đại học. Tôi cũng vậy, đã từng miệt mài với những công thức, số má rồi học văn thơ như một chú vẹt, thấy chả hiểu. Tôi đã nghĩ rằng học để lấy cái bằng đại học cho bố mẹ vui, có cái mà khoe với họ hàng làng xóm, chứ nghề nghiệp thì có nhiều cách, đâu cần phải đánh đổi 12 năm trời, rồi thêm 4 năm với nhiều môn học tưởng chừng như cả đời chả áp dụng.
Xóm trọ của tôi, có một bác bán bánh mì, làm bánh rất ngon và tử tế. Niềm vui của bác là khi các cô cậu sinh viên chúc mừng và nhớ tới bác nhân ngày phụ nữ Việt Nam, ngày tết nhất. Tôi thấy sống thế cũng vui, đâu cần nhảy vào chỗ cam co căng thẳng làm gì.
Ở quê hương tôi, có một làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ nổi tiếng, nhiều giám đốc sinh ra từ đó. Sáng họ thuê taxi đi cả trăm cây số để ăn một bát phở bò, rồi đi mua sắm. Có người trong số đó không biết cách ký tên. Có thể họ có kinh nghiệm trong việc buôn bán hay chọn gỗ gì đó, nhưng cái sự thật đó càng làm tôi mù mờ về lợi ích của việc học đại học. Không học đại học vẫn có thể sống tốt hoặc rất tốt.
Tôi đã hỏi một người bạn cùng lớp, bạn í nói: “Có thể họ kiếm được nhiều tiền, nhưng cách tiêu tiền của người có học nó khác.” Hẳn là, mỗi người sẽ có cách thưởng thức cuộc sống khác nhau tùy thuộc nhiều yếu tố, và nhận thức là một yếu tố quan trọng.
Thực ra thì chưa học đại học thấy thắc mắc vậy thôi, chứ trải qua rồi mới biết giá trị của nó lớn như thế nào
Chưa ở đâu có thể dễ dàng gặp được những bầu nhiệt huyết khao khát khám phá, sự sẻ chia hào sảng không toan tính, những trái tim và khối óc tuyệt vời như ở môi trường đại học. Đơn giản bởi vì mật độ tri thức nhiều, nên xác xuất bạn gặp được những người có chí hướng giống bạn là lớn. Đó là cơ hội.
Sinh viên có tất cả: Thời gian, sức khỏe, và sự ảo tưởng và mơ hồ về cuộc sống. Hơn nữa, họ được giải phóng khỏi tầm mắt của các bậc phụ huynh. Thế nên mọi thứ lan tràn, không kiểm soát: rất tốt hoặc là rất tệ hại. Đại học trở thành một bức tranh cực lớn với nhiều gam màu mà bạn là một trong những người họa sĩ. Muốn vẽ thế nào, bạn là người quyết định.
Tôi có một đám bạn ham chơi, đến nỗi mà được các bạn ở lớp gán cho cái tên là “team đi chơi”. Chúng tôi đã đi phượt các vùng đất lân cận nơi tôi sống, và các chuyến đi đó với tôi có rất nhiều ý nghĩa. Điều này không được ba má tôi ủng hộ vì lí do an toàn. Trước đây tôi vẫn thường áy náy, và nghĩ rằng nếu con mình sau này mà cũng như vậy thì thế nào nhỉ? Và câu trả lời làm tôi hài lòng nhất là, tôi sẽ tự hào vì có một đứa con như thế.
Ở đại học tôi đã có một số “kinh nghiệm”, nghiệm lại mà thấy kinh hãi, nhưng cũng chẳng hề gì. Coi như chuẩn bị cho những gì tôi sẽ gặp sau này, có thể còn sốc hơn. Cuộc sống mà. Hơn nữa, nhờ vậy mà tôi thấy biết ơn những cánh tay kéo tôi lên khi tôi định rơi mãi.
Đại học là nơi tôi gặp được chính tôi. Những người thân yêu của tôi, ba mẹ, bạn bè,… Có thể hi sinh vì tôi, hết lòng vì tôi nhưng không thể hiểu được tôi, không thể bên tôi mãi. Có những rào cản về văn hóa giữa những thế hệ, có những cách nhìn nhận khác nhau giữa những con người, dù là bạn thân đi nữa. Và sự lạc lõng xuất hiện ngay cả khi tôi đang ở chốn vui chơi ồn ào. Thêm vào đó là sự bất lực đối với sự biến chuyển không ngừng của cuộc sống, với những thứ của tôi mà không phải của tôi.
Có thể là do tôi đã quen với sự có mặt của mọi người trong cuộc sống của mình, nên khi ngày đó xảy ra, tôi đã hụt hẫng không hề nhẹ. Nhưng nó là tất yếu và tôi không có sự lựa chọn nào khác. Đối diện với bản thân, sẽ biết được nhiều thứ. Ví dụ như, tôi đã biết rằng, “mãi mãi” nhiều khi đơn giản chỉ là một khoảnh khắc, nó qua đi nhưng nó không hề biến mất. Thay vì ngồi đó mà thương tiếc vô ích, hãy đi tạo ra thêm nhiều điều “mãi mãi”.
Bốn năm đại học mang lại cho tôi nhiều hơn rất nhiều so với những gì mà 12 năm phổ thông đã mang lại. Nhưng tôi biết, đó chỉ là nơi tôi bắt đầu.
Nguồn: Triết học đường phố
Hiệu chỉnh bởi quản lý: