- Tham gia
- 9/8/2011
- Bài viết
- 1.603
Đa số tân sinh viên đều vẽ ra một viễn cảnh đẹp như mơ khi vào đại học. Với họ, đời sống sinh viên thật tuyệt vời.
Bạn cho rằng lên đại học là được tự do, được “trợ cấp” nên sống thoải mái hơn, không còn áp lực bài vở? Đó chỉ là những gì bạn thấy ở bề mặt. Thực tế, khi trải nghiệm rồi bạn mới hiểu rằng…
(ảnh minh họa)
Có thể bạn nghĩ
Không có gia đình bên cạnh, mình cảm thấy thoải mái và trưởng thành hơn hẳn. Được ở chung ký túc xá với bạn bè và không còn bị ai phàn nàn về việc mình thức khuya nữa, thiên đường là đây!
Được ăn uống và mua sắm theo ý thích, thật tuyệt! Với số tiền “trợ cấp” từ gia đình mỗi tháng, mình có thể nhịn ăn để mua sắm, hoặc ăn cho đã rồi tháng đó không cần sắm sửa gì. Sống thoải mái vô cùng!
Không khảo bài, muốn đến trường lúc nào cũng được, khỏi phải ghi chép, vào lớp học có thể còn được chơi!
Cơ hội để trải nghiệm, để làm quen với thật nhiều bạn bè, để tìm kiếm cơ hội việc làm… Chỉ khi lên đại học mới có được những trải nghiệm mới mẻ này.
Nhưng thực ra thì...
Sau một năm trở thành sinh viên, bạn mới nhận ra rằng: muốn đi chơi đôi lúc cũng…chẳng biết đi đâu, vì khi được tự do thì lại thấy…chán. Bạn bè cũng là sinh viên nên không phải lúc nào họ cũng rảnh để đi chơi cùng bạn. Có những việc khi ở cùng gia đình bạn chẳng bao giờ làm, nhưng nếu tự lập, bạn phải làm, chẳng hạn như giặt đồ, nấu cơm… Thậm chí việc uống nước đá, xem tivi đã là một điều xa xỉ với bạn, vì ở kí túc xá làm gì có tivi, tủ lạnh…
Bạn sẽ hiểu ra rằng việc hoạch định chi tiêu vô cùng khó khăn. Bạn thường xuyên “sạch tiền” vào giữa tháng vì thói quen tiêu xài không có kế hoạch. Sẽ đến lúc bạn nhớ da diết bữa cơm gia đình, vì sinh viên thường chật vật trong ăn uống, chỉ ăn cho qua bữa. Với số tiền có hạn thì việc mua sắm cũng khiến bạn đắn đo nhiều, không hề thoải mái.
Bạn sẽ nhớ những lần bị la mắng, những buổi trả bài “khốc liệt” thời cấp 3. Đại học cho bạn sự thoải mái, nhưng bạn sẽ không cảm nhận được sự thân quen, tình cảm và nhiệt tình. Bạn đã lớn, bạn phải chịu trách nhiệm với việc học của mình. Chính vì thoải mái mà bạn sẽ không biết phải học thế nào, đề thi không giới hạn, nên những lúc gần thi bạn sẽ cảm thấy căng thẳng cực độ, muốn học mà chẳng biết phải học thế nào.
Lên đại học, ai cũng đã chững chạc và điềm đạm hơn, nên thật khó mà kết thân. Còn cơ hội việc làm, khi thử sức rồi bạn mới biết, kiếm tiền không hề dễ dàng chút nào. Còn biết bao cạm bẫy, cám dỗ ngoài xã hội mà bạn không thể lường trước được.
Theo Mực Tím
Bạn cho rằng lên đại học là được tự do, được “trợ cấp” nên sống thoải mái hơn, không còn áp lực bài vở? Đó chỉ là những gì bạn thấy ở bề mặt. Thực tế, khi trải nghiệm rồi bạn mới hiểu rằng…
(ảnh minh họa)
Có thể bạn nghĩ
Không có gia đình bên cạnh, mình cảm thấy thoải mái và trưởng thành hơn hẳn. Được ở chung ký túc xá với bạn bè và không còn bị ai phàn nàn về việc mình thức khuya nữa, thiên đường là đây!
Được ăn uống và mua sắm theo ý thích, thật tuyệt! Với số tiền “trợ cấp” từ gia đình mỗi tháng, mình có thể nhịn ăn để mua sắm, hoặc ăn cho đã rồi tháng đó không cần sắm sửa gì. Sống thoải mái vô cùng!
Không khảo bài, muốn đến trường lúc nào cũng được, khỏi phải ghi chép, vào lớp học có thể còn được chơi!
Cơ hội để trải nghiệm, để làm quen với thật nhiều bạn bè, để tìm kiếm cơ hội việc làm… Chỉ khi lên đại học mới có được những trải nghiệm mới mẻ này.
Nhưng thực ra thì...
Sau một năm trở thành sinh viên, bạn mới nhận ra rằng: muốn đi chơi đôi lúc cũng…chẳng biết đi đâu, vì khi được tự do thì lại thấy…chán. Bạn bè cũng là sinh viên nên không phải lúc nào họ cũng rảnh để đi chơi cùng bạn. Có những việc khi ở cùng gia đình bạn chẳng bao giờ làm, nhưng nếu tự lập, bạn phải làm, chẳng hạn như giặt đồ, nấu cơm… Thậm chí việc uống nước đá, xem tivi đã là một điều xa xỉ với bạn, vì ở kí túc xá làm gì có tivi, tủ lạnh…
Bạn sẽ hiểu ra rằng việc hoạch định chi tiêu vô cùng khó khăn. Bạn thường xuyên “sạch tiền” vào giữa tháng vì thói quen tiêu xài không có kế hoạch. Sẽ đến lúc bạn nhớ da diết bữa cơm gia đình, vì sinh viên thường chật vật trong ăn uống, chỉ ăn cho qua bữa. Với số tiền có hạn thì việc mua sắm cũng khiến bạn đắn đo nhiều, không hề thoải mái.
Bạn sẽ nhớ những lần bị la mắng, những buổi trả bài “khốc liệt” thời cấp 3. Đại học cho bạn sự thoải mái, nhưng bạn sẽ không cảm nhận được sự thân quen, tình cảm và nhiệt tình. Bạn đã lớn, bạn phải chịu trách nhiệm với việc học của mình. Chính vì thoải mái mà bạn sẽ không biết phải học thế nào, đề thi không giới hạn, nên những lúc gần thi bạn sẽ cảm thấy căng thẳng cực độ, muốn học mà chẳng biết phải học thế nào.
Lên đại học, ai cũng đã chững chạc và điềm đạm hơn, nên thật khó mà kết thân. Còn cơ hội việc làm, khi thử sức rồi bạn mới biết, kiếm tiền không hề dễ dàng chút nào. Còn biết bao cạm bẫy, cám dỗ ngoài xã hội mà bạn không thể lường trước được.
Theo Mực Tím