Đại học Duy Tân Tổ chức Hội thảo “Peptaibols - Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên”

suongtran19

Thành viên
Tham gia
25/7/2017
Bài viết
0
Ngày 16/11/2017, Đại học Duy Tân tổ chức Hội thảo “Peptaibols - Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên” do PGS. TS. Luca Sella đến từ trường Đại học Padova, Ý báo cáo, TS. Nguyễn Minh Hùng -Giám đốc Trung tâm Sinh học Phân tử chủ trì, cùng đông đảo cán bộ nhân viên Trung tâm Sinh học Phân tử và Viện Y - Sinh - Dược, Đại học Duy Tân.

nho-dtu-peptaiboil.jpg

PGS. TS. Lucca Sella trình bày tại Hội thảo

Tại buổi Hội thảo, PGS. TS. Lucca Sella trình bày một số kết quả nghiên cứu về một hợp chất có tên Peptaiboil được tổng hợp từ một loại nấm đối kháng với nấm gây bệnh. Theo đó, PGS. TS. Lucca Sella cùng nhóm nghiên cứu của mình tại Đại học Padova đã dùng các phương pháp hóa sinh khác nhau để tinh chế ra hợp chất Peptaboil gốc từ nấm Tricoderma ssp. Nhóm nghiêm cứu đã thử nghiệm hợp chất này trên cây nho có lây nhiễm nhân tạo nấm Botryris cenerea và đã thu được kết quả rất khả quan.

Dựa trên cấu trúc và thành phần hóa học của hợp chất gốc, các nhà nghiên cứu đã tạo ra hơn 30 loại dẫn suất khác nhau của Peptaboil để nghiên cứu thử nghiệm trên các cây trồng khác nhau. Trong đó, các dẫn suất Pep 3 và Pep 4 đã được thử nghiệm in vitro với nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae trên cây lúa.

nho-dtu-peptaiboil1.jpg

Cán bộ nghiên cứu Đại học Duy Tân tham dự Hội thảo

Nấm Magnaporthe oryzae gây bệnh đạo ôn có thể tấn công trên lá, trên cổ bông hoặc hạt. Khi dịch bệnh đạo ôn xảy ra, sản lượng lúa có thể giảm từ 10% - 30% hay thậm chí là mất mùa hoàn toàn nếu không được kiểm soát. Hiện nay, phương pháp duy nhất mà người nông dân đang sử dụng để chống lại bệnh đạo ôn là sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học. Sử dụng phương pháp này dù có hiệu quả cao nhưng dư lượng thuốc trừ sâu còn lại trong gạo và đất vẫn còn rất nhiều.

Xuất phát từ thực tế này, TS. Nguyễn Minh Hùng - Giám đốc Trung tâm Sinh học Phân tử, Đại học Duy Tân cùng với PGS.TS. Luca Sella - Chuyên gia bệnh học thực vật, trường Đại học Padova (một trong những trường đại học lâu đời nhất của thế giới, được thành lập năm 1222 và được xếp hạng thứ 3 tại Ý) đang tiến hành nghiên cứu một số hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên bao gồm cả các hợp chất Peptaibols để tìm ra phương pháp mới trong việc kiểm soát bệnh đạo ôn. Đây một trong các nội dung nghiên cứu trong Đề tài Nghị định thư Việt Nam - Italia, đề tài Cấp Nhà nước đầu tiên do Đại học Duy Tân chủ trì.

Buổi Hội thảo đã giúp cán bộ nghiên cứu tại Đại học Duy Tân được tiếp cận với những thành tựu nghiên cứu từ một trường đại học danh tiếng như Đại học Padova và mở ra những cơ hội hợp tác nghiên cứu mới giữa Đại học Duy Tân và Đại học Padova trong thời gian tới.
 
Ngày 16/11/2017, Đại học Duy Tân tổ chức Hội thảo “Peptaibols - Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên” do PGS. TS. Luca Sella đến từ trường Đại học Padova, Ý báo cáo, TS. Nguyễn Minh Hùng -Giám đốc Trung tâm Sinh học Phân tử chủ trì, cùng đông đảo cán bộ nhân viên Trung tâm Sinh học Phân tử và Viện Y - Sinh - Dược, Đại học Duy Tân.

nho-dtu-peptaiboil.jpg

PGS. TS. Lucca Sella trình bày tại Hội thảo

Tại buổi Hội thảo, PGS. TS. Lucca Sella trình bày một số kết quả nghiên cứu về một hợp chất có tên Peptaiboil được tổng hợp từ một loại nấm đối kháng với nấm gây bệnh. Theo đó, PGS. TS. Lucca Sella cùng nhóm nghiên cứu của mình tại Đại học Padova đã dùng các phương pháp hóa sinh khác nhau để tinh chế ra hợp chất Peptaboil gốc từ nấm Tricoderma ssp. Nhóm nghiêm cứu đã thử nghiệm hợp chất này trên cây nho có lây nhiễm nhân tạo nấm Botryris cenerea và đã thu được kết quả rất khả quan.

Dựa trên cấu trúc và thành phần hóa học của hợp chất gốc, các nhà nghiên cứu đã tạo ra hơn 30 loại dẫn suất khác nhau của Peptaboil để nghiên cứu thử nghiệm trên các cây trồng khác nhau. Trong đó, các dẫn suất Pep 3 và Pep 4 đã được thử nghiệm in vitro với nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae trên cây lúa.

nho-dtu-peptaiboil1.jpg

Cán bộ nghiên cứu Đại học Duy Tân tham dự Hội thảo

Nấm Magnaporthe oryzae gây bệnh đạo ôn có thể tấn công trên lá, trên cổ bông hoặc hạt. Khi dịch bệnh đạo ôn xảy ra, sản lượng lúa có thể giảm từ 10% - 30% hay thậm chí là mất mùa hoàn toàn nếu không được kiểm soát. Hiện nay, phương pháp duy nhất mà người nông dân đang sử dụng để chống lại bệnh đạo ôn là sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học. Sử dụng phương pháp này dù có hiệu quả cao nhưng dư lượng thuốc trừ sâu còn lại trong gạo và đất vẫn còn rất nhiều.

Xuất phát từ thực tế này, TS. Nguyễn Minh Hùng - Giám đốc Trung tâm Sinh học Phân tử, Đại học Duy Tân cùng với PGS.TS. Luca Sella - Chuyên gia bệnh học thực vật, trường Đại học Padova (một trong những trường đại học lâu đời nhất của thế giới, được thành lập năm 1222 và được xếp hạng thứ 3 tại Ý) đang tiến hành nghiên cứu một số hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên bao gồm cả các hợp chất Peptaibols để tìm ra phương pháp mới trong việc kiểm soát bệnh đạo ôn. Đây một trong các nội dung nghiên cứu trong Đề tài Nghị định thư Việt Nam - Italia, đề tài Cấp Nhà nước đầu tiên do Đại học Duy Tân chủ trì.

Buổi Hội thảo đã giúp cán bộ nghiên cứu tại Đại học Duy Tân được tiếp cận với những thành tựu nghiên cứu từ một trường đại học danh tiếng như Đại học Padova và mở ra những cơ hội hợp tác nghiên cứu mới giữa Đại học Duy Tân và Đại học Padova trong thời gian tới.
 
×
Quay lại
Top Bottom