Đại danh ngôn y học

Peace Loving

Tan Vào Gió...
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2010
Bài viết
944
I. ĐẠI PHÁP ĐIỀU TRỊ
197. Chữa bệnh phải tìm từ bản
“Tố Vấn - Âm Dương ứng tượng đại luận”
198. Hoãn thì trị bản. Cấp trị tiêu
Minh – Lý Diên
“Y học nhập môn – Tiêu bản luận”
199. Phải khắc phục cái chủ yếu, trước hết phải tìm ra nguyên nhân
“Tố Vấn – Chí chân yếu đại luận”
200. Chữa bệnh trước tiên phải hiểu bệnh. Hiểu bệnh rồi sau mới bàn đến dùng thuốc.
Thanh – Dụ Gia Ngôn
“Ngụ ý thảo – Tiên nghị bệnh hậu nghị dược”
201. Thấy bệnh chữa bệnh, điều tối kỵ của thầy thuốc.
Minh – Chu Thận Trai
Thận Trai di thư – biện chứng luận trị
202. Thấy Đờm chớ chữa đờm. Thấy huyết chớ chữa huyết. Không mồ hôi không phát hãn. Có nhiệt đừng công nhiệt. Suyễn sinh đừng hao khí. Tinh chớ sáp tiết. Hiểu rõ những điều hay, mới là thầy anh kiệt.
Minh – Lý Trung Tử
“Y tôn tất độc – Thận vi tiên thiên bản – Tỳ vi hậu thiên bản” dẫn lời Vương Ứng Chấn
203. Trước hết phải nắm rõ tuế khí, đừng khắc phạt thiên hòa
“Tố Vấn – Ngũ thường chính đại luận”
204. Cẩn thận xét thấy “gián” “thậm”, lấy ý mà điều hòa, “gián” thì dùng kiêm, “thậm” thì dùng một mình.
“Tố Vấn – Tiêu bản bệnh truyền luận”
205. Nguyên tắc chữa bệnh, nên biết là chính, nên cân nhắc là nhẹ.
Minh – Trương Cảnh Nhạc
“Cảnh nhạc toàn thư – Truyền trung lục – Luận trị thiên”
206. Phép phân (chia) để trị ở chỗ xét nặng, nhẹ. Phép hợp để trị, cần phân biệt chủ và khách.
Thanh - La Hạo
“Y kinh dư luận – Trị bệnh hoãn cấp phân hợp luận”
207. Nghĩ như bệnh thuộc cố tật lại thêm bệnh đột ngọt, nên chữa bệnh đột ngột trước sau hãy chữa cố tật.
Đông Hán – Trương Trọng Cản
“Kim quỹ yếu lược – Tạng phủ kinh lạc tiên hậu bệnh mạch chứng trị”
208. Bị bệnh từ trước rồi sau mới sinh trung mãn, nên chữa tiêu
209. Đại tiểu tiện không lợi nên chữa Tiêu
210. Hãn, mà đừng làm thương
Hạ, mà đừng làm tổn
Ôn, mà đừng làm táo
Hàn, mà đừng làm ngưng
Tiêu, mà đừng phạt
Bổ, mà đừng trệ
Hòa, mà đừng tràn lan
Thổ, mà đừng chậm trễ.
Đương đại – Bồ Phụ Chu
“Bồ Phụ Chu y liệu kinh nghiệm – Bát pháp vận dụng”
211. Chữa bệnh chia ba phép sơ trung mạt:
Con đường sơ trị (giai đoạn đầu) theo phép nên mạnh dạn.
Con đường trung trị (giai đoạn giữa) theo phép vừa mạnh vừa từ từ hỗ trợ nhau…
Con đường mạt trị (giai đoạn cuối) theo phép nên thong thả từ từ.
Nguyên – Vương Hiếu Cổ
“Thử sự nan tri – Tam pháp ngũ luận trị “
212. Phàm chữa bệnh tất cả nên làm cho tà có con đường rút lui
Thanh – Chu Học Hải
“Độc y tùy bút – Dụng dược tu sử tà hữu xuất lộ”
213. Chữa khi chưa có bệnh có nghĩa là thấy Can mắc bệnh, biết là Can bệnh sẽ truyền sang Tỳ, cho nên phải làm cho Tỳ khí vững chắc trước tiên.
“Nạn kinh – Nạn thứ 77”
214. Thấy Can mắc bệnh, biết là bệnh Can sẽ truyền sang Tỳ, trước phải làm vững chắc Tỳ.
Đông Hán – Trương Trọng Cảnh
“Tạng phủ Kinh lạ tiên hậu bệnh mạch chứng”
215. Chữa bệnh cấp tính phải có gan (đởm) và kiến thức. Chữa bệnh mạ tính phải có phương và giữ gìn.
Đương đại – Nhạc Mĩ Trung
“Nhạc Mỹ Trung luận y tập”
216. Bệnh cấp mà dùng thuốc hoãn là nuôi kẻ sát nhân
Hoãn bệnh mà dùng thuốc cấp là thúc ép kẻ sát nhân
Tống – Đậu Tài
“Biển Thước tâm thư – Yếu chi hoãn cấp”
217. Bệnh có mới, cấp. Mới thì xu thế cấp, điều tị nên trọng tễ. Lâu thì xu thế hoãn, điều trị nên dùng thang thuốc nhẹ nhàng.
“Thận trai di thu – Nhị thập lục tự nguyên cơ – Hoãn”
218.Con đường khéo sử về sâu, càng phải học kỹ.
Thanh – Từ Linh – Thai
“Y học nguyên lưu luận – Danh y bất khả vi luận”
219. Điều lý sau khi mắc bệnh không dễ như khi chữa bệnh.
“Ôn bệnh điều biện – Hạ Tiêu Thiên”

II. TẠNG PHỦ LUẬN TRỊ
220. Bản của tiên thiên ở thận,
Bản của hậu thiên ở tỳ.
Minh – Lý Trung Tử
“Y tôn tất độc – Thận vi tiên thiên bản Tỳ vi hậu thiên bản luận”
221. Thủy là nguồn của vạn vật, Thổ là mẹ của vạn vật.
Minh – Lý Trung Tử
“Y tôn tất độc – Hư lao”
222. Chữa tiên thiên nên tìm các loại thuộc tinh huyết. Chữa hậu thiên nên tham khảo các loại các phương về đồ ăn cốc khí.
Thanh – Vương Thúc Cao
“ Vương Thúc Cao y án – Hư lao”
223. Chữa căn bản của tiên thiên thì có chia ra thủy và hỏa.
Chữa căn bản của hậu thiên thì có chia ra nhọc mệt hay ăn uống.
Minh – Lý Trung Tử
“Y tôn tất độc - Thận vi tiên thiên bản Tỳ vi hậu thiên bản luận”
224. Điều lý tỳ vị là vương đạo trong nghề y. Hạn chế ăn uống là bài thuốc tốt đẩy lùi tật bệnh,.
Minh – Phương Quảng
“Đan Khê tâm pháp phụ dư – Y chỉ - Phục cổ yên phương thị phú”
225. Trăm bệnh trong bốn mùa, Vị khí là gốc.
“Dịch chẩn Nhất đắc – Dịch chẩn chi chứng – Vị nhiệt bất thực”
226. Vị khí khi đã bại, trăm thứ thuốc cũng khó gỡ.
Minh – Lý Trung Tử
“Y tôn tất độc – Thận vi tiên thiên bản Tỳ vi hậu thiên bản luận”
227. Sự sống dựa vào hậu thiên, ăn được là quý.
Cận đại – Trương Tích Thuần
“Y học dung trung tham tây lục – Y phương”
228. Phép chữa bệnh phải lấy cốc khí trước tiên.
Kim – Lưu Hoàn Tố
“Tố Vấn ấn bệnh cơ khí nghi bảo mệnh tập – Bản thảo luận quyển 9”
229. Dùng ăn để dẹp ốm đau, dùng tình chí đẩy lui tật bệnh, có thể gọi là thầy giỏi.
Đường – Tôn Tư Mạo
“Thiên kim yếu phương – Thực trị tư luận”
230. Tỳ nên thăng mới khỏe, Vị nên giáng mới hòa. Thái âm thấp thổ, được dương mới vận động. Dương minh dương thổ, được âm tự yên. Vì Tỳ thích cương táo, Vị ưa nhu nhuận.
Thanh – Diệp thiên Sỹ
“Lâm chứng chỉ nam y án – Tỳ Vị” theo nhận xét của Hoa Tụ Vân
231. Kiện Tỳ nên thăng, thông Vị nên giáng. Cho nên chữa Tỳ lấy thuốc táo để thăng đó là nói lấy ánh dương để sưởi ấm. Chữa Vị lấy thuốc nhuận để giáng, cho nên nói mưa móc cho ngấm dần.
Thanh – La Hạo
“Y kinh dư luận – Tục Tỳ Vị luận”
232. Phần dương ở trong Vị ưa thăng phù, nếu hư thì trái lại, h.ãm xuống dưới làm công việc liễm giáng, sẽ sinh ra khí chèn nén không dễ chịu. Phần dương ở trong Thận quý ở sự ngưng giáng, lao (nhọc mệt) thì nổi lên trên, nếu lại làm cho thăng phát thì chân khí tiêu vong đến ngay.
Thanh – Trần Tu Viên
“Y học tùng chúng lục – Hư lao”
233. Phàm bệnh điên đảo khá rõ ràng, phải theo Tỳ VỊ mà điều lý.
Thanh – Trình Hạnh Hiên
“Y thuật quyển 7” dẫn lời của Chu Thận Trai
234. Chữa bệnh không khỏi, tìm đến Tỳ VỊ mà chữa khỏi rất nhiều.
Minh – Chu Thận Trai
“Thận Trai di thư – Biện chứng thi trị”
235. Thổ vượng thì kim sinh, không phải bo bo giữ Phế. Thủy thăng thì hỏa giáng, đừng tất tưởi ở thanh Tâm.
Thanh – Trần Tu Viên
“Y học tùng chúng lục – Hư lao luận” dẫn lời của Lý Trung Tử
236. Vị thuộc dương thổ, nên mát nên nhuận. Can là cương tạng nên nhu nên hòa.
Thanh – Diệp Thiên Sỹ
“Lâm chứng chỉ nam y án – Ế cách phiên vị - Tô án”
237. Chữa Can không ưng, nên lấy Dương minh.
Thanh – Diệp Thiên Sỹ
“Lâm chứng chỉ nam y án – Mộc thừa Thổ”
238. Can là tạng cứng cỏi, chức năng sơ tiết, dùng thuốc không nên cứng cỏi mà nên mềm mại, không nên phạt mà nên hòa.
Thanh – Lâm Bội Cầm
“Loại chứng trị tài – Can khí can hỏa can phong luận trị”
239. Can thể âm mà dụng Dương.
Thanh – Diệp Thiên Sỹ
“Lâm chứng chỉ nam y án – Can phong” dẫn lời của Hoa Tụ Vân
240. Ất Quý đồng nguyên, Can Thận đồng trị.
Minh – Lý Trung Tử
“Y tôn tất độc – Thủy hảo Âm dương luận”
241. Phế là tạng non nớt, là hoa cái toàn thân, nên nhuận không nên táo.
Thanh – Tưởng Pháp
“Thần y vựng biên – Khiết củ - Ất canh phương”
242. Phế là tạng non nớt, có thể chữa nhẹ nhàng không được mạnh tay.
Thanh – Trần Sĩ Đạc
“Thạch thất bí lục - Ức trị pháp”
243. Sáu phủ lấy thông là Bổ.
Thanh – Diệp Thiên Sĩ
“Lâm chứng chỉ nam y án – Mộc thừa thổ - Nhuế án”
244.Chữa Thượng tiêu như lông (không nhẹ thì khong nang lên), chữa Trung tiêu như cái cân (không thăng bằng thì không yên), chữa Hạ tiêu như cái nắm đấm (không nặng thì không chìm)
Thanh – Ngô Cúc Thông
“Ôn bệnh điều biện – Tạp thuyết – Trị bệnh pháp luận”









III. ÂM DƯƠNG
245. Giỏi bổ Dương, phải từ trong Âm cầu Dương thì Dương được Âm giúp mà sinh hóa vô cùng.
Giỏi bổ Âm, phải từ trong Dương cầu Âm thì Âm được Dương thăng mà suối nguồn không kiệt.
Minh – Trương Cảnh Nhạc
“Cảnh nhạc toàn thư – Tân phương bát (trận) lộ - bổ lược”
246. Trong thuốc hồi dương, phải kèm theo thuốc âm. Trong thuốc nhiếp âm, cần chiếu cố dương khí.
Thanh – Diệp Thên Sĩ
“Lâm chứng chỉ nam y án – Thoát” dẫn lời của Hoa Tụ Vân
247. Dương hư nặng, trước phải hồi dương, sau đó dần dần cho thuốc bổ âm, đó là vì không có âm thì dương không hóa được.
Âm hư nặng, trước pahri bổ âm, sau đó dần dần cho thuốc bổ dương, đó là vì không có dương thì âm không sinh được.
Thanh – Vương Tam Tôn
“Y quyền sơ biên”
248. Dương hư hàn nhiều, nên bổ bằng cam ôn mà nên dùng các thuốc thanh nhuận.
Âm hư nhiều nhiệt nên bổ bằng cam lương mà các vị cay ráo thì khống được dùng.
Minh – Trương Cảnh Nhạc
“Cảnh Nhạc toàn thu – Tân phương bát lộ - Bổ lược”
249. Dùng thuốc Hàn mà vẫn nhiệt thì lấy ở Âm. Dùng thuốc nhiệt mà vẫn hàn thì lất ở Dương.
“Tố Vấn – Chí chân yếu đại luận”
250. Ích nguyền của Hỏa để tiêu tan âm ế. Mạnh chủ của thủy đế chế dương quang.
Đường – Vương Băng
“Tố Vấn chí chân yếu đại luận” chú văn
251. Âm chứng giống như Dương, dùng thuốc thanh thì chết.
Dương chứng giống như âm, dùng thuốc ôn chết ngay
Thanh – Cố Tùng Viên
“Cố Tùng Viên y kính – Cách ngôn vậng toản”
252. Âm Dương đều bất túc, nếu bổ dương thì âm kiệt, tư âm thì dương thoát, gặp trường hợp này nên dùng thuốc cam (ngọt)
“Linh khu – chung thủy thiên”
253. Xuân Hạ dưỡng dương Thu Đông dưỡng âm
“Tố Vấn – Tứ khí điều thần đại luận”
254. Chữa Âm, không có phép Bổ vội vàng, không uống thuốc lâu thì không hiệu quả.
Minh – Mậu Trọng Thuần
“Tiên Tình Trai y học quảng bút ký – Thổ Huyết”
255. Cứu Âm, đừng lập công nhanh chóng.
Thanh – Diệp Thiên Sỹ
“Lâm chứng chỉ nam y án – Hư lao”
256. Chữa Tâm không cần thiết đều dùng thuốc nhiệt; Chữa Thận không cần thiết đều dùng thuốc hàn. Nhưng làm ích phần dương của Tâm, thuốc hàn cũng dùng được; làm mạnh phần Âm của Thận, thuốc nhiệt cũng có thể dùng được.
Đường – Vương Băng
“Tố Vấn – Chí chân yếu đại luận” chú văn
 
×
Quay lại
Top Bottom