Đặc điểm chung của gỗ sưa

everyone

Thành viên
Tham gia
13/6/2015
Bài viết
0
Gỗ sưa là cây gì mà gỗ quý đến thế ? Có lúc người ta lùng mua với giá rất cao, có lúc lại chả có ai mua, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho các nhà nông nhân giống cây này. Có nhà được dịp giàu to, có nhà đến nay còn hàng vạn cây mà chả có ai mua. Nạn trộm cắp cây sưa xảy ra ở khắp mọi nơi?

Gỗ sưa thuộc gỗ nhóm IA, có các đặc tính của cây gỗ quý, sử dụng gỗ sưa, như sự thể hiện giàu sang phú quý. Có hai loài sưa chính là: sưa trắng và sưa đỏ. Sưa trắng cho hoa đẹp, quả to, đốt không có mùi. Nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ. Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả kết thành từng chùm, đốt lên có mùi thối. Giá trị của Gỗ Sưa nằm ở đâu? Đó chính là phần lõi đỏ của cây sưa còn các phần khác bỏ đi, hoặc làm hàng thấp cấp hơn.

Vì sao gỗ sưa lại quý đến thế và giá của nó lại cao như vậy, cùng xét những giá trị mà nó mang lại để hiểu thêm về điều này.

GIÁ TRỊ KINH TẾ

- Chưa có một loại cây lấy gỗ nào được giá bán được tính theo kg như Sưa đỏ. Giá thu mua hiện nay rất cao, lên đến trên 13 triệu đồng/kg. Một số nơi còn cao hơn.

Ngày 12/05/2012 tại tỉnh Quảng Bình đã đấu giá khúc gỗ sưa nặng 58 kg, khoảng 0,061 m3 gỗ với giá khởi điểm 750 triệu đồng. Tương đương 13 triệu/kg.

GIÁ TRỊ TÂM LINH

- Về hình thức, loại gỗ này có màu vàng kim, ôn nhuận, tâm gỗ có màu hồng đỏ, đặc biệt, vân gỗ không theo quy tắc nào, có lúc có hình hồ ly, có khi có hình người già, có khi lại ra hình một mái tóc dài. Nhìn các loại hình thù trên vân gỗ sưa, người ta thường liên tưởng đến những con quỷ mặt người đầy sức mạnh, ma lực, hấp dẫn.

Theo quan niệm của nhiều người thì đồ gia dụng như tủ, ghế, san go tự nhiên, bàn... được làm từ gỗ Sưa đỏ thì gia chủ sẽ làm ăn phát tài phát lộc.

- Cây Sưa thường gắn với các điển tích của Phật giáo, gỗ có mùi hương vĩnh hằng, bách độc không thể ngấm vào nên thường được dùng làm tràng hạt, có ý nghĩa tránh tà ma và tật bệnh.

- Cây Sưa dùng để làm đồ dùng cao cấp, tượng phật, đồ phong thủy...

GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU

- Gỗ sưa có mùi thơm nhạt, nhưng dễ ngửi, là tượng trưng cho sự cao quý, vinh hoa. Những gia đình quan lại giàu có thời cổ đại thường chọn gỗ sưa làm nguyên liệu đóng tủ đựng quần áo. Càng lâu ngày, quần áo để trong đó càng có mùi thơm, khi mặc vào, người ta thấy tinh thần sảng khoái vô cùng, có thể nói là rất kỳ diệu. Dầu ép từ gỗ Sưa còn dùng để chế hương liệu cho ngành sản xuất nước hoa hảo hạng.

- Theo một số thông tin Gỗ Sưa đỏ còn có dược tính đặc biệt, trị được căn bệnh viêm xương. Dùng bột gỗ sưa hòa với dấm trắng, sau đó đắp vào chỗ khớp bị xưng, cứ 10 ngày một liệu trình chữa trị, khoảng 3 liệu trình như vậy xương khớp sẽ gần như hết đau nhức.

- Bột gỗ sưa còn có thể dùng để điều trị bệnh ngoài da, như bệnh chàm (eczema). Cách thức chữa bệnh được giới thiệu như sau: Dùng 1g bột gỗ sưa, 3g hùng hoàng, 1g axit salicylic, 10g nước dấp cá, 2g thất lý tán (hỗn hợp: Trân châu, tổ yến, hoàng liên, khổ hạnh nhân, bán hạ, mạch nha, phục linh, trần bì, thần khúc, cam thảo, hổ phách...) trộn đều bôi lên chỗ da bị chàm mỗi ngày một lần.

- Ngoài ra, gỗ sưa cũ thường tán phát ra ngoài một loại vật chất được gọi là “mộc dưỡng”. Loại vật chất này có tác dụng an thần, tỉnh táo, khi thường xuyên sử dụng có thể thúc đẩy việc tái tạo các tế bào, phòng chống các nếp nhăn và sự lão hóa của cơ thể, thậm chí góp phần giúp phục hồi các chức năng tạng phủ trong cơ thể.

Sử dụng đồ gia dụng bằng gỗ sưa như gi.ường tủ, bàn ghế, thời gian tiếp xúc lâu sẽ có hiệu quả điều hòa khí huyết, duy trì sắc đẹp, tránh lão hóa, phòng bệnh ung thư...

Gỗ sưa loại lâu năm quả thực có tác dụng chữa bệnh vì trong gỗ có rất nhiều chất như: Isoliquiritigenin, pterostilbene, pterocarpin,narrin, santalin, angiolensin, homopterocarpin, prunetin, formonoetin, p-hydroxyhydratropic acid, pterofuran, pterocarpol.

ĐẶC TÍNH CỦA GỖ SƯA

Về chất lượng, đây là loại gỗ rất tốt, bền, không mối mọt, không biến hình, độ ổn định cao, nên rất thích hợp làm đồ sử dụng trong gia đình.

Về hình thức, loại gỗ này có màu vàng kim, ôn nhuận, tâm gỗ có màu hồng đỏ, đặc biệt, vân gỗ không theo quy tắc nào.

Gỗ sưa có mùi thơm nhẹ, càng để lâu càng đẹp nên khi chế tác thành đồ mỹ nghệ, tác dụng tán phát các chất “mộc dưỡng” càng nhiều. Gỗ sưa còn được coi là tuyệt phẩm trong các loại gỗ bởi tính rắn chắc, màu sắc hoa lệ, vân gỗ đẹp, bền.

Do ở ngoài tự nhiên gỗ sưa có tốc độ sinh trưởng rất chậm mà ở thời nào thì con người cũng ráo riết tìm cách đốn hạ chúng nên ngày nay gỗ sưa cũ (cây sưa lâu năm) đã không còn nhiều
 
×
Quay lại
Top