Đa nhân cách

Pagodasto

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2013
Bài viết
12.016
Đa nhân cách là một từ của nhóm các nhà tâm lý học hành vi ( trái ngược hoặc khác với học thuyết phân tâm học ) dùng để gọi tên một loại Rối loạn về tính cách. Nếu là phân tâm học thì sẽ xếp vào loại nhiễu tâm kiểu histeri. Với triệu chứng chính là ám ảnh về câu hỏi : tôi có một (nhân cách) bản chất đứng im duy nhất ko thay đổi, có hay ko. Với câu hỏi này ngươì đa nhân cách ko tìm thấy một sự đồng nhất hoàn hảo ở bất cứ một đối tượng nào, họ ko cảm thấy mình như là duy nhất, ( giống như ko ko thể có câu trả lời về bản chất có thực của mình là gì ) mà bị rẽ nhánh, phân biệt và dường như bản chất của họ dừng lại ở trong những thời điểm.

Để có thể tìm thấy một câu trả lời, những người đa nhân cách lại lảng tránh sự thật và tìm câu trả lời bằng những chi tiết tưởng tượng về mình. Đó là những nhân cách họ sáng tạo ra và cố tình tin đó là thật.

--
Một đứa trẻ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, để tạo thành một chủ thể duy nhất mang bản sắc cá nhân, anh ta phải trải qua vô số những sự đồng nhất. Sự đồng nhất đầu tiên là từ gia đình, bà mẹ, sau đó là ông bố . Khi đứa con trai ( thường 3-5 tuổi ) chịu thừa nhận là nó thua ( một cách thực tế, nó ko thể thắng được;trong cuộc chiến giành lấy mẹ nó; mặc cảm ơdíp )lúc đó, nó sẽ làm sao được trở lên giống như bố nó để dành lấy mẹ nó . Đây là sự đồng nhất thứ phát quan trọng sau ra trong mặc cảm ơdíp . Sự đồng nhất này xảy ra như một tình huống lựa chọn giải pháp hoàn hảo tối ưu của đứa trẻ.
Khi lớn lên, thoát ra khỏi gia đình, đứa trẻ lần lượt tìm những người khác với bố mẹ nó ( mà nó cảm thấy thần tượng, thán phục hoặc bị thua ) và tự đồng nhất với họ, từ đó tạo ra một bản sắc của riêng nó. Quá trình này có những chi tiết điểm mốc, tạo thành một tiểu sử mang tính duy nhất .

Như vậy những người mắc chứng đa nhân cách, lụa chọn một giải pháp đồng nhất với kẻ khác nhưng thực tình họ ko có muốn thừa nhận là họ thua kẻ đó . Không có lối thoát, họ biến thành chính kẻ kia thay vì thừa nhận và tìm hiểu tại sao mình lại bị thua kẻ kia . Khi họ hiểu được vì sao, một cách thực tế , họ nhận được hiểu biết, vậy là quá trình tự đồng nhất hoàn thành.
 
×
Quay lại
Top Bottom