Đa nhân cách, rối loạn nhân cách

Pagodasto

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2013
Bài viết
12.016
HỘI CHỨNG RỐI LOẠN NHÂN CÁCH

Rối loạn đa nhân cách (MPD) một căn bệnh từng được bác sĩ người Pháp Pierre Janet mô tả vào thế kỉ XIX. Là một dạng bệnh lý tâm thần mà biểu hiện là sự mất nhận thức về bản thân và vì thế người mắc bệnh thường đồng nhất hoá mình với người khác. Sự đồng nhất đó không vững chắc, một chấn động tinh thần cũng có thể làm biến mất và thường đồng nhất hoá tiếp với một nhân cách khác. Người mắc bệnh MPD phải chịu những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp. Họ bị hai hay nhiều nhân cách thay nhau kiểm soát và chi phối, cá biệt có những người bị giằng xé cùng một lúc bởi hai nhân cách hoàn toàn trái ngược nhau. Theo một thống kê của Hội tâm thần Mỹ, có tới 1% dân số Mỹ có biểu hiện MPD và khoảng 20% bệnh nhân đang điều trị thực chất là bị MPD.Hiện khoảng 20.000 người Mỹ có biểu hiện mắc chứng này, thậm chí có bệnh nhân phải sống với 300 nhân cách.

Hiện tượng 'ma ám' và thuyết đa nhân cách

Một ngày, Kate - cô gái da trắng- mắng chửi thậm tệ những ai coi cô là phụ nữ. Kate khẳng định cô là một chàng trai da đen và công khai đeo đuổi một cô gái cùng làm. Kate là gái 100%. Cả bố mẹ, gia đình và những người biết cô đều khẳng định như vậy. Thậm chí cô đã có bạn trai được hơn 1 năm. Vậy mà một ngày kia, Kate khăng khăng phản đối khi có ai gọi và coi cô là phụ nữ. Cô tuyên bố mình là một chàng trai da đen và đeo đuổi một cô gái cùng làm. Ban đầu, mọi người tưởng Kate bị đồng tính, nhưng lâu dần họ hiểu ra là không phải như vậy, bởi cô không dùng bất cứ một thứ trang phục phụ nữ nào và kiên quyết không chấp nhận chuyện mình... có kinh hằng tháng. Kate còn đau khổ nghĩ rằng mối tình với cô gái kia không được chấp nhận chỉ vì mình là một người đàn ông da đen... Người nhà cho rằng Kate bị ma ám.

Một trường hợp tương tự: M. John là một chuyên gia trong ngành ngân hàng tại Washington DC. Anh có một mức lương lý tưởng, được sếp và đồng nghiệp tôn trọng, yêu mến. Bỗng một buổi sáng kia, John đến ngân hàng, ngồi vào bàn của Mark - người phụ trách quỹ, giở sổ sách, máy tính ra và làm việc như một người quản lý quỹ thực thụ. Tất cả mọi người ngạc nhiên, bực bội và cuối cùng thống nhất đưa John ra kiểm điểm vì hành động vi phạm kỷ luật lao động của anh. Thay vì ăn năn, nhận lỗi, John kiên quyết phủ nhận lỗi lầm của mình và nhạo báng mọi người rằng tại sao họ lại quên rằng anh đang là một người quản lý quỹ. Gần tháng sau, người đàn ông ấy lại trở về thành anh chàng John khi xưa, giỏi giang và hiền lành. Hằng năm ở Mỹ, con số những người có biểu hiện như John hay Kate lên tới vài chục nghìn. Họ mang những đặc điểm rất giống nhau như: Cùng bị các rối loạn thể trạng và tâm lý. Khi vào “vai” nào đó, họ mang một nhân cách đặc biệt riêng, không hề giống với nhân cách vốn có hoặc những vai khác mà họ đã nhập. Sau khi "trở về", họ không hề nhớ những chuyện đã xảy ra với mình trong khoảng thời gian bị “ma ám”.

203970941.jpg


Tiến sĩ tâm lý Richard Baer ở Chicago cũng không thể nào quên được một bệnh nhân của mình, đó là cô Karen Overhill từng đến chữa bệnh tại phòng khám của ông vào năm 1989. Đây là một phụ nữ đầy bất hạnh vừa mới tự tử bất thành, có 2 người con nhưng bị chồng lừa dối. Hơn nữa, khi còn nhỏ cô cũng từng bị chính cha và ông nội lạm dụng t.ình d.ục. Khi tiếp xúc với Karen, tiến sĩ Baer cảm thấy giật mình khi cô tự nhận tới 17 nhân vật khác nhau.

Khi thì là cô bé hay ngượng ngùng, khi thì là cô bé bị cưỡng bức, lúc thì là cô gái yêu đời, khi thì là cậu bé bị bệnh tâm thần, lúc lại là một bệnh nhân bại liệt, hay một cô gái nhân hậu, một cậu nhóc hay ăn cắp vặt hay một người đàn ông làm nghề lái xe... Và khi ở nhân vật này thì cô chẳng còn biết gì đến sự tồn tại của các nhân vật kia và ngược lại.

did.jpg


Trong một giai đoạn nào đó, một người bình thường bỗng chốc trở nên đổi khác, không có bất kì một chút liên hệ nào với chính bản thân họ trước đây, và những người này cũng không hề nhận biết được một chút gì về sự tồn tại của con người thật của họ. Với những biểu hiện như vậy, thật khó có thể giải thích được lí do vì sao, và nhiều người cho rằng những con người thay đổi tính tình một cách bất thường kia đang bị "ma ám" hay "ma làm".

Ban đầu, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những người này bị rối loạn tâm lý hoặc có các tiền sử bệnh tâm thần trong quá khứ, hoặc bị các thương tổn tâm lý mạnh. Nhưng các kết quả kiểm tra đều không đúng như vậy.Một số người khác cho rằng họ bị mất trí nhớ tạm thời, nhưng cũng không thuyết phục. Ngay cả ý kiến cho rằng họ mắc chứng hoang tưởng cũng bị bác bỏ. Các nhà khoa học cho rằng những người như John và Kate không hề bị ma ám như dân gian gán cho mà thực chất họ bị chứng rối loạn đa nhân cách (Multi Personality Disorder - MPD), căn bệnh được Pierre Janet, một bác sĩ người Pháp, mô tả lần đầu ở thế kỷ 19. Theo Janet, một người được coi là bị MPD nếu có 4 triệu chứng:
- Có 2 hoặc nhiều hơn trạng thái của các nhân cách thay nhau chi phối con người.
- Các nhân cách phải hoàn toàn riêng biệt, tương đối ổn định về nhận thức, quan hệ gia đình, xãhội, khả năng miêu tả thế giới xung quanh.
- Khi bị một nhân cách này chi phối, người bệnh có khả năng quên các thông tin quan trọng liên quan đến các nhân cách tiềm ẩn khác, đến mức không thể xem đó là chứng quên thông thường.
- Các rối loạn đó không phải do ảnh hưởng của thuốc hay hóa chất.

Nhưng đến tận năm 1957, công chúng mới biết đến bệnh trên nhờ bộ phim Ba gương mặt của Eva. Phim được xây dựng dựa trên câu chuyện hoàn toàn có thật, kể về một người vợ vốn rất “ngơ ngác” trong quan hệ vợ chồng bỗng trở nên hết sức quyến rũ nhưng lại không nhớ chút gì về tính cách trước đó của mình... Cô được các bác sĩ nchẩn đoán mắc MPD. Theo các nhà y khoa, bệnh nhân MPD phải chịu những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp. Họ bị hai hay nhiều nhân cách thay nhau kiểm soát và chi phối,thậm chí có người có cùng lúc tới 37 nhân cách khác nhau. Cá biệt có những người bị giằng xé cùng một lúc bởi hai nhân cách hoàn toàn trái ngược. Theo một thống kê của Hội tâm thần Mỹ,có tới 1% dân số Mỹ có biểu hiện MPD và khoảng 20% bệnh nhân đang điều trị trong thực chất là bị MPD. Thuyết đa nhân cách Các nhà khoa học cho rằng, con người ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nhiều “mầm nhân cách” khác nhau, giống như mang nhiều hạt giống. Hạt giống nào phù hợp với cơ thể, điều kiện sống và giáo dục thì sẽ phát triển trở thành nhân cách của con người. Khi ấy, họ “bỏ quên” các nhân cách khác kém hoặc không phát triển. Tuy có quá trình “chọn lọc tự nhiên” như vậy nhưng những mầm nhân cách kia không bị mất đi hoàn toàn mà nấp ở đâu đó trong tiềm thức. Dưới một yác nhân nào đó, các nhân cách còn lại kia trỗi dậy, kiểm soát và đưa người ta vào chứng MPD.

Cách điều trị Ban đầu, các bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp tâm lý nhưng phần đông không có đáp ứng tốt. Các biện pháp thư giãn, vật lý trị liệu... và cả thuốc điều trị tâm thần cũng đều không có tác dụng. Một số bác sĩ còn dùng cả thuật thôi miên để kéo người bệnh ra khỏi trạng thái hỗn loạn.

multiple-personalities-paulo-zerbato.jpg


Một chứng tâm thần?

Theo thống kê sơ bộ, hiện tại Mỹ là quốc gia có nhiều người bị phát hiện "ma ám" nhiều nhất, mỗi năm những người có biểu hiện lên tới hàng chục nghìn người. Ban đầu các bác sĩ tâm lý học cho rằng những người này bị rối loạn tâm lý hay có tiền sử của bệnh nhân tâm thần hoặc mắc chứng hoang tưởng. Nhưng sau một thời gian nghiên cứu kiểm tra thì giả thuyết đó hoàn toàn bị bác bỏ. Mãi sau này người ta mới xác định được đây chính là nạn nhân của chứng rối loạn đa nhân cách (Multi Personality Disorder) một căn bệnh từng được bác sĩ người Pháp Pierre Janet mô tả vào thế kỉ 19.

Đa nhân cách được biểu hiện một cách đơn giản đó là có nhiều nhân cách khác nhau, có khi đối lập nhau và hoàn toàn không liên quan cùng "trú ngụ" trong một cơ thể con người, và tùy vào từng thời điểm cụ thể nào đó mà nhân cách được "ẩn giấu" bộc phát ra. Biểu hiện của bệnh đó là những hành động và kí ức của họ hoàn toàn khác với con người thật hàng ngày.

55172950-khanhhtdacach1.jpg


Tại bệnh viện trường ĐH Groningen của Hà Lan, các giáo sư đã tiến hành nghiên cứu về chứng bệnh kì lạ này bằng cách sử dụng phương pháp chụp cắt lớp cảm xúc của não bằng tia phát xạ positron với 11 bệnh nhân nữ khi nghe lại các "câu chuyện" khác nhau của từng nhân cách chính họ. Khi bệnh nhân ở nhân cách nào thì họ cũng có cảm xúc mãnh liệt khi nghe chuyện họ kể lúc nhân cách đó, còn lại thì không.

Chứng bệnh "đa nhân cách" trước đây vốn xa lạ nhiều người, nhưng sau hàng loạt bộ phim vào những năm 70 thế kỉ trước về chứng bệnh đa nhân cách thường xuất hiện ở những người bị lạm dụng t.ình d.ục nặng nề khi còn nhỏ tuổi, hay gặp một cú sốc lớn trong cuộc sống. Tuy vậy, khả năng này vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Nhiều nhà tâm lí còn khẳng định đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của bệnh nhân và có xu hướng rập khuôn.

Hiện tại, người ta vẫn sử dụng các phương pháp điều trị tâm lí đối với những người bệnh đa nhân cách, như sử dụng phương pháp thôi miên, cho bệnh nhân đối mặt với từng nhân cách mà họ tự nhận...

can-people-have-multiple-personalities_1.jpg


Tuy nhiên, nhiều nhà tâm lý như giáo sư P. Spanos, tiến sĩ H. Lief, bác sĩ tâm lý E. Luil lại cho rằng trên thực tế không có căn bệnh đa nhân cách; đó chỉ là sản phẩm tưởng tượng của cả bệnh nhân và bác sĩ điều trị mà thôi.

Cuộc tranh luận về việc có người đa nhân cách hay không vẫn chưa có kết luận. Tuy nhiên, số người được chẩn đoán bị rối loạn này ở Mỹ vẫn liên tục tăng trong những năm gần đây. Các nhà chuyên môn gọi đây là bệnh tâm thần của xã hội Mỹ, vì ở châu Âu có rất ít người được coi là rối loạn đa nhân cách; còn ở các khu vực khác, căn bệnh này hầu như không được nhắc đến.

Multiple_Personality_by_Kornmill.jpg


Phân loại

Hiện nay cả 2 cách phân loại bệnh tật quốc tế như DSM và ICD đều có khuynh hướng tách ra khỏi các lý thuyết bệnh lý và đặt trọng tâm trên các biểu hiện lâm sàng

DSM

Tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM hướng đến hành vi hoặc đặc điểm tính cách kéo dài từ thời ấu thơ đến thời điểm hiện tại. Rối loạn nhân cách được mô tả như là tập hợp các hành vi là nguyên nhân gây ra sự suy giảm lớn về chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc gây ra cảm giác đau buồn chủ quan.

Rối loạn nhân cách là một dạng bất biến của quá trình sống và cư xử đi lệch ra ngoài nền văn hóa tương quan với người đó, có tính chi phối và cứng nhắc, thường xuất hiện vào đầu tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành, hằng định với thời gian và là nguồn gốc gây đau khổ hoặc sút giảm chức năng

ICD

Tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD bao gồm đa dạng các điều kiện hướng đến các đặc điểm tính cách lâu dài của trạng thái nhận thức, đồng thời hành vi có sự khác biệt rõ ràng với sự chấp nhận và mong chờ của xã hội.

Rối loạn nhân cách bao gồm các dạng hành vi bền vững và ăn sâu bộc lộ qua sự đáp ứng cứng nhắc trong các hoàn cảnh cá nhân và xã hội khác nhau.

Copyrighted_Image_Reuse_Prohibited_423286.jpg


Theo hệ thống DSM, có 3 nhóm rối loạn nhân cách.

Nhóm A:Kỳ quái/lập dị

Rối loạn nhân cách hoang tưởng
Rối loạn nhân cách phân liệt
Rối loạn nhân cách dạng phân liệt


Nhóm B:Kịch tính/nhiều cảm xúc/bất định

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội: Có biểu hiện chủ yếu bằng sự khó hoặc không thích ứng thường xuyên với các quy tắc đạo đức xã hội và pháp luật, không quá ngạc nhiên khi các nghiên cứu chỉ ra rằng căn bệnh này có tỷ lệ cao ở tù nhân (những người thường có hành vi bạo lực), tương tự như vậy người lạm dụng rượu và các chất gây nghiện cũng được ghi nhận là có khả năng mắc cao hơn cộng đồng.
Rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định
Rối loạn nhân cách kịch tính
Rối loạn nhân cách ái kỷ:
Có biểu hiện qua ảo tưởng và hành vi tự cao tự đại, khát vọng được người khác ngưỡng mộ, tham vọng thành công chói sáng trong mọi lãnh vực và thiếu sự đồng cảm với người khác.

Nhóm C:Lo âu

Rối loạn nhân cách tránh né: Có đặc điểm chung là sự ức chế về mặt xã hội, tự đánh giá thấp bản thân và rất nhạy cảm đối với phán xét không thuận lợi của người khác đối với mình. Đối với một số tác giả căn bệnh này là một kiểu ám ảnh sợ xã hội lan tỏa. Người bệnh nghèo nàn trong các mối quan hệ, họ thường chỉ có vài người bạn, ít tham gia vào các hoạt động chung.
Rối loạn nhân cách phụ thuộc
Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế: Có đặc tính là sự quan tâm quá mức tới những chi tiết, quy tắc, sắp xếp trật tự và hoàn hảo. Mặt khác lại rất sợ phạm sai lầm, nghiền ngẫm và lý luận suông, hệ quả là không dám làm và hay lưỡng lự. Về cảm xúc thường đè nén, trở ngại trong giao tiếp, thiếu khôi hài, cởi mở và khi thương lượng với người khác thường cứng nhắc.

cang-thang.jpg


Các triệu chứng rối loạn đa nhân cách

Có hơn 2 trạng thái nhân cách khác nhau chi phối con người, đa số là dưới 10 nhân cách.

Các nhân cách khác nhau đều có những câu chuyện về cuộc đời, thói quen và kể cả tính cách khác biệt hoàn toàn nhau.

Việc chuyển đổi từ 1 nhân cách này sang một nhân cách khác thường xảy ra bởi stress tâm lý xã hội.

Trí nhớ của bệnh nhân không liền mạch, kể cả về con người, địa điểm và các sự kiện, cả về không gian và thời gian. Những nhân cách khác nhau có thể nhớ những sự kiện khác nhau, nhưng "nhân cách phụ" có trí nhớ thụ động hơn nhân cách "chính".

Có biểu hiện suy nhược và lo âu.

Thời niên thiếu có biểu hiện về cư xử bất thường hay không có khả năng tập trung trong lớp học.

Thích tự gây thương tích cho mình hay tự tử hoặc có những hành động quá khích.

Có biểu hiện ảo giác, không có rối loạn do ảnh hưởng của thuốc hay hóa chất.

Một người được coi là bị MPD nếu có 4 triệu chứng:

Có 2 hoặc nhiều hơn trạng thái của các nhân cách thay nhau chi phối người bệnh.

Các nhân cách phải hoàn toàn riêng biệt, tương đối ổn định về nhận thức, quan hệ gia đình, xã hội, khả năng miêu tả thế giới xung quanh.

Khi bị một nhân cách này chi phối, người bệnh có khả năng quên các thông tin quan trọng liên quan đến các nhân cách tiềm ẩn khác, đến mức không thể xem đó là chứng quên thông thường.

Các rối loạn đó không phải do ảnh hưởng của thuốc hay hóa chất.

2013-04-26-16-42-25.multiplepersonalitydisorder4.jpg


Tại sao bị rối loạn đa nhân cách?

Các nhà khoa học theo thuyết đa nhân cách cho rằng: con người ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nhiều “mầm nhân cách” khác nhau, giống như mang nhiều hạt giống. Hạt giống nào phù hợp với cơ thể, điều kiện sống và giáo dục thì sẽ phát triển trở thành nhân cách của người đó. Khi ấy, họ “bỏ quên” các nhân cách kém hoặc không phát triển khác.

Tuy có quá trình “chọn lọc tự nhiên” như vậy nhưng những mầm nhân cách kia không bị mất đi hoàn toàn mà ẩn núp ở đâu đó trong tiềm thức. Dưới tác động của một tác nhân nào đó, các nhân cách còn lại kia sẽ trỗi dậy, kiểm soát và đưa người ta vào chứng MPD.

herkules_threefaces.jpg


Hiện tại có rất ít nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh rối loạn nhân cách. Một số giả thuyết được đưa ra bao gồm các vấn đề từ thời thơ ấu như bị ngược đãi, thiếu cha hoặc mẹ, sao lãng trong việc chăm sóc và bị tổn thương. Các yếu tố về thần kinh và gien như chấn thương não hay thiếu chất serotonin cũng được cho là một phần nguyên nhân.

Điều trị rối loạn đa nhân cách bằng cách nào?

Ban đầu, các bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp tâm lý nhưng phần nhiều không có đáp ứng tốt. Các biện pháp thư giãn, vật lý trị liệu... và cả thuốc điều trị tâm thần cũng đều không có tác dụng. Một số bác sĩ còn dùng cả thuật thôi miên để kéo người bệnh ra khỏi trạng thái hỗn loạn nhưng thất bại.

Một số bác sĩ đưa ra phương pháp trị liệu độc chiêu bằng cách cho người bệnh ngay lập tức đối thoại trực tiếp với "phiên bản" của mình và đã đem lại kết quả tốt. Sở dĩ bệnh nhân có đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này là vì về bản chất trong mỗi con người chỉ có một nhân cách phát triển. Nhân cách này được bồi đắp, rèn luyện nên trở nên bền vững, mạnh mẽ và riêng biệt. Những mầm nhân cách khác thường yếu đuối, èo uột nên nếu bị rối loạn cũng chỉ đủ sức chi phối người bệnh trong một thời gian ngắn.

multiple_personality_disorder_by_blacksheepart-d60w6xu.jpg


Hiện tại chúng ta không có nhiều hiểu biết về những lợi ích dài hạn của các phương pháp điều trị rối loạn nhân cách. Nguyên nhân là vì có ít nghiên cứu đáng tin cậy. Các nghiên cứu đến lúc này đều chỉ ra rằng rối loạn nhân cách có thể chữa khỏi hoặc quản lý được, đặc biệt là các dạng trung tính, nhưng không điều trị đơn lẻ nào có hiệu quả với mọi truờng hợp.

Rối loạn nhân cách khó điều trị bởi nó là quá trình kéo dài cả đời, tỏa khắp thái độ, hành vi và cũng bởi người rối loạn nhân cách còn gặp phải nhiều vấn đề tâm lý khác. Khi quá trình điều trị đổ vỡ thì thường là do bệnh nhân không đáp ứng các yêu cầu của chương trình hơn là các dịch vụ không đáp ứng được các yêu cầu cá nhân.
Ở những nước phát triển, chẳng hạn như Anh Quốc điều trị rối loạn nhân cách rất đa dạng, thích ứng với phạm vi lớn, từ các cơ sở y tế quốc dân, bệnh viện tâm thần, những bệnh viện đặc biệt hoặc trong nhà tù. Có khả năng cung cấp những nhân viên đủ chất lượng
 
Tình trạng đa nhân cách

Trong số các rối loạn nhân cách, rối loạn tâm thần hiếm gặp và thu hút sự quan tâm nhiều nhất, có một tình trạng được gọi tên là rối loạn phân ly (dissociative disordersọa)

Người bị rối loạn nhân cách ấy có thể trải qua tình trạng đột ngột bị mất trí nhớ hoặc tự nhiên thay đổi hẳn về mặt bản sắc (identity). Con người thường “tự phân ly bản thân mình” khi đứng trước một hoàn cảnh gây stress quá sức chịu đựng. Khi đó ý thức của người đó sẽ được cách ly với những gì đau thương nhất, cả trong ký ức, suy nghĩ và cảm xúc (Cách lý giải này thừa nhận sự tồn tại của những ký ức bị dồn nén, nghĩa là thừa nhận sự tồn tại của vô thức).

Trong số các rối loạn tâm thần hiếm gặp và thu hút sự quan tâm nhiều nhất, có một tình trạng được gọi tên là rối loạn phân ly (dissociative disorders). Người bị rối loạn ấy có thể trải qua tình trạng đột ngột bị mất trí nhớ hoặc tự nhiên thay đổi hẳn về mặt bản sắc (identity). Con người thường “tự phân ly bản thân mình” khi đứng trước một hoàn cảnh gây stress quá sức chịu đựng. Khi đó ý thức của người đó sẽ được cách ly với những gì đau thương nhất, cả trong ký ức, suy nghĩ và cảm xúc (Cách lý giải này thừa nhận sự tồn tại của những ký ức bị dồn nén, nghĩa là thừa nhận sự tồn tại của vô thức).
xem thêm: rối loạn nhân cách ở nam giới
Một số triệu chứng của tình trạng phân ly thực sự không phải là hiếm gặp. Đó đây vẫn có nhiều người có cảm nhận về bản thân mình như là không có thực, hoặc cảm giác về tâm trí mình bị tách rời khỏi th.ân thể, hoặc có người tự quan sát bản thân mình như một nhân vật trong một cuốn phim... Một người có thể lên xe và đi đến một nơi nào đó không định trước trong khi đầu óc thì hoàn toàn nghĩ đến một nơi khác. Khi đương đầu với một sang chấn, một sự phân tách như thế có thể thực sự giúp bảo vệ cho đương sự tránh khỏi tình trạng bị tràn ngập bởi các xúc cảm. Chỉ khi những trải nghiệm như thế có tính chất nghiêm trọng và kéo dài thì người ta mới gọi đó là rối loạn phân ly.

Đặc biệt nhất trong số các rối loạn phân ly là tình trạng có tên rối loạn bản sắc phân ly (dissociative identity disorder), trong đó có sự phân ly toàn bộ bản ngã ra khỏi phần ý thức thường ngày của đương sự. Những người này được cho là có từ hai hoặc nhiều hơn hai “nhân thân” khác nhau (tức các phần nhân cách có bản sắc khác nhau) mà các phần này luân phiên nhau kiểm soát các hành vi của đương sự. Những người bị chứng rối loạn này có thể lúc này thì nghiêm túc và chuẩn mực, nhưng lúc khác thì lại nhí nhố, lăng nhăng. Mỗi một nhân cách sẽ có tác phong và ngôn phong riêng của nó, và một cách đặc trưng thì nhân cách gốc ban đầu sẽ chối bỏ không thừa nhận những nhân cách khác đang cùng tồn tại.

Mặc dù những người được chẩn đoán là đa nhân cách (multiple personalities) thường không có hành vi bạo lực, nhưng cũng có những trường hợp được báo cáo trong đó đương sự bị phân ly thành hai nhân cách “tốt” và “xấu” (hung hăng) – giống như nhân vật bị phân tách làm hai Tiến sĩ Jekyll và Ông Hyde trứ danh trong câu truyện của Robert Louis Stevenson. Freud hẳn cũng sẽ cho rằng khi loại bỏ được sự nhận biết có ý thức của phần nhân cách ban đầu vốn là “tốt”, phần nhân cách thứ hai với tính chất “xấu” sẽ tự do phóng thích các xung năng mà trước đó đã bị ý thức cấm cản. Sự diễn giải này dường như phù hợp với Kenneth Bianchi, một con người bất thường đã bị đưa ra tòa như một kẻ chuyên gây án theo kiểu “bóp cổ trên sườn đồi”, kẻ đã từng cưỡng bức và giết chết mười phụ nữ ở bang California, Hoa Kỳ. Trong một buổi thực hiện thôi miên cho Bianchi, nhà tâm lý John Watkins (1984) đã “gọi được” một nhân cách đang bị ẩn giấu của anh ta: Tôi đã nói chuyện một ít với Ken, nhưng tôi nghĩ rằng có thể đã có một phần khác của Ken mà tôi đã không thể nói chuyện được, một phần được cảm nhận như có chút gì đó hơi khác với cái phần mà tôi đã nói chuyện... Khi tôi hỏi ‘‘Anh nói chuyện với tôi chứ?” Bianchi trả lời “Vâng”, nhưng sau đó tự nhận tên mình là “Steve”.

Khi nói chuyện như là một người tên Steve, Bianchi đã nói anh ta (Steve) ghét Ken (cũng chính là Bianchi), bởi vì Ken là người tốt, còn Steve với sự trợ giúp của một người bà con mới chính là kẻ đã giết chết những phụ nữ. Steve cũng cho rằng Ken chẳng biết gì về sự hiện diện của Steve cả và Ken vô tội không phải là kẻ giết người. Liệu rằng cái nhân cách thứ hai của Bianchi có phải là một trò bịp bợm và chạy tội cho những hành động của anh ta hay không? Câu trả lời là “Đúng”. Bianchi, một “chuyên gia nói dối”, một người đã từng đọc các sách tâm lý học viết về đề tài đa nhân cách, và anh ta sau đó đã bị kết án.

Trong khi khảo sát khả năng của con người trong việc chuyển đổi nhân cách, Nicholas Spanos (1986, 1994, 1996) đã yêu cầu một số sinh viên đại học giả định là họ đang bị kết tội là kẻ sát nhân và đang được khám xét bởi một bác sĩ tâm thần. Khi những sinh viên ấy được trải qua sự thôi miên tương tự như cách đã làm với Bianchi, hầu hết trong họ đều tự nhiên thể hiện ra một nhân cách thứ hai. Khám phá này khiến cho Spanos đặt câu hỏi: Phải chăng những “bản sắc” (identity) khác nhau là những phiên bản “cực đoan” hơn của những khả năng bình thường ở con người trong việc thay đổi những cái “ngã” khác nhau mà chúng ta vẫn thường thể hiện – chẳng hạn như ta vẫn thường thể hiện cái tính cách “ngông nghênh”, “quậy phá” khi bù khú với bạn bè, trong khi đó lại thể hiện một cách ngã rất dịu dàng, tôn kính khi ở cạnh ông bà, cha mẹ? Liệu rằng những nhà lâm sàng đã phát hiện ra tình trạng đa nhân cách chỉ vì họ đã kích hoạt khả năng diễn xuất một vai trò nào đó ở những người có xu hướng hay huyễn tưởng (fantasy-prone)? Nếu điều ấy đúng, liệu những người này sau đó có tự thừa nhận rằng thực sự họ chỉ diễn xuất các vai trò của chính họ mà thôi? Họ có giống như các diễn viên không, vì những người này vẫn có lúc thấy mình “tự đánh mất bản thân” trong các vai diễn?

Những tác giả nào công nhận tình trạng bản sắc bị phân ly (dissociative identity) thực sự là một rối loạn có thể tìm thấy những bằng chứng hỗ trợ cho quan điểm của họ trong các trạng thái hoạt động của não bộ và cơ thể trong những nhân cách khác nhau (Putnam, 1991). Khuynh hướng hoạt động bằng một tay (handedness) đôi khi cũng làm chuyển đổi nhân cách (Henninger, 1992). Những ký ức mơ màng về những trải nghiệm của nhân cách này đôi khi không thể chuyển sang cho một nhân cách khác (Eich, 1997). Trong một nghiên cứu của một số bác sĩ nhãn khoa, người ta nhận thấy rằng sự tinh tế về thị lực và sự cân bằng hoạt động của các cơ vận nhãn có thể bị thay đổi khi người bệnh bị chuyển đổi nhân cách. Những thay đổi này không xảy ra trong số những đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm đối chứng đang cố giả vờ có tình trạng đa nhân cách (Miller, 1991).

Những người hoài nghi thì vẫn có những nghi ngờ về việc tình trạng đa nhân cách đã trở nên phổ biến hơn trong thời gian cuối thế kỷ 20. Ở khu vực Bắc Mỹ, số lượng các trường hợp được chẩn đoán từ khoảng 2 ca mỗi thập niên (trong khoảng thời gian 1930-1960) tăng lên đến 20.000 trường hợp chỉ trong thập niên 1980 (McHugh, 1995a). Số lượng các nhân cách được thể hiện cũng tăng vọt từ 3 lên đến 12 nhân cách trên mỗi bệnh nhân (Goff & Sims, 1993). Bằng cách nào mà một loại rối loạn rất có ấn tượng như thế lại có thể trải qua một thời gian dài không được chú ý đầy đủ như vậy? Liệu sự gia tăng đột biến các ca được chẩn đoán có phải là do ảnh hưởng bởi các sách vở và phim ảnh về trạng thái đa nhân cách đã được phát hành trong thời gian đó? Trong khi đó ở khu vực Nam Mỹ, nhiều thầy thuốc lâm sàng đã chẳng hề gặp phải một trường hợp phân ly bản sắc nào và rối loạn này hầu như được xem là không tồn tại, mặc dù ở một số nước, có một số người đã được cho là “sở hữu” thêm một “tinh thần lạ” (alien spirit) (Altridge-Morris, 1989; Kuft, 1991). Ở Anh, chẩn đoán đa nhân cách được xem là hiếm và là một “thói dở hơi theo kiểu Mỹ” (a wacky American fad) (Cohen, 1995). Tại Ấn Độ và Nhật Bản, rối loạn này được xem là không tồn tại.

Đối với những người hoài nghi, những phát hiện này cho thấy đây là một hiện tượng có tính văn hóa – nghĩa là một loại rối loạn được tạo dựng nên bởi các nhà trị liệu trong một bối cảnh xã hội đặc thù nào đó (Merskey, 1992). Những bệnh nhân khi tham gia vào việc trị liệu đã không thể nói rằng “Cho phép tôi tự giới thiệu về bản thân mình”, mà thay vì vậy, những nhà trị liệu đã “thả câu” (go fishing) để tìm kiếm tình trạng đa nhân cách thông qua những câu hỏi như “Bạn có bao giờ cảm thấy một thành phần khác trong con người bạn làm những điều mà bạn không thể kiểm soát được? Thành phần này của bạn có một tên gọi riêng không? Liệu tôi có thể nói chuyện với với cái con người đang giận dữ bên trong bạn không?” Một khi bệnh nhân cho phép nhà trị liệu nói chuyện, bằng tên riêng, với “con người đang nói ra những điều giận dữ ấy bên trong bệnh nhân” thì bệnh nhân sẽ bắt đầu thể hiện cái huyễn tưởng ấy ra bên ngoài thông qua những hành động của họ (acting out the fantasy). Kết quả có thể dẫn đến một hiện tượng có thật là bệnh nhân có thể trải nghiệm về bản thân mình với một bản ngã hoàn toàn khác. Tuy nhiên, những người hoài nghi nói rằng cũng chẳng phải là điều trùng hợp khi mà các nghiên cứu về đa nhân cách đã bắt đầu được thực hiện bởi những nhà thực hành thôi miên và rằng các triệu chứng thường thể hiện ngoạn mục nhất sau khi bắt đầu trị liệu (Goff, 1993; Piper, 1998).
Trong rối loạn phân ly cũng như các rối loạn lo âu, cả trường phái phân tâm lẫn những người theo lý thuyết học tập (learning perspective) đều cho rằng các triệu chứng là những cách thức mà đương sự sử dụng để đương đầu với sự lo âu. Các nhà phân tâm xem triệu chứng như là cơ chế phòng vệ chống lại lo âu gây ra bởi sự tuôn trào của các xung năng không thể chấp nhận được. Các tác giả theo lý thuyết học tập lại xem chúng như những hành vi được củng cố bằng hiệu quả làm giảm lo âu của chúng.

Một số tác giả khác xem rối loạn phân ly như là các rối loạn sau sang chấn tâm lý (post-traumatic disorders) – một cách thức đáp ứng tự nhiên và có tính bảo vệ đối với “lịch sử các sang chấn thời thơ ấu” (Putnam, 1995). Các nhà nghiên cứu vẫn còn đang tranh luận về việc liệu những bệnh nhân có rối loạn bản sắc phân ly đã từng có tình trạng bị xâm hại về thể chất, t.ình d.ục hoặc tinh thần lúc thơ ấu hay không (Greaves, 1996; Lilienfeld, 1999). Một cuộc nghiên cứu trên 12 kẻ sát nhân được chẩn đoán là có rối loạn bản sắc phân ly đã cho thấy có 11 trường hợp trong số đó đã từng bị xâm hại nghiêm trọng lúc còn nhỏ (Lewis, 1997). Một trường hợp đã bị cha mẹ của mình châm lửa đốt; một trường hợp khác đã từng bị sử dụng vào những trò chơi khiêu dâm trẻ em và đã từng hoảng sợ khi bị đặt ngồi lên một bếp lò đang cháy. Khi ấy, tình trạng đa nhân cách có thể là sự cố gắng một cách tuyệt vọng của những nạn nhân muốn lẫn trốn vào bên trong (to flee inward).

Nhưng những người hoài nghi lại thắc mắc thế thì tại sao những trẻ em sống sót từ các cuộc thảm sát người Do Thái, từ các trại tập trung phát xít và chứng kiến cha mẹ bị giết hại lại không phát sinh các chứng rối loạn bản sắc phân ly? Liệu rối loạn này có phải đã được tạo nên bởi những người có xu hướng huyễn tưởng và dễ thay đổi về cảm xúc hay là đã được tạo dựng nên từ trong các tương tác giữa bệnh nhân và nhà trị liệu? Nếu thế, sẽ không có sự cảm thông nào trong phán xét của lịch sử. Chuyên gia tâm thần học Paul McHugh (1995b) tiên đoán rằng “trận dịch này” sẽ chấm dứt theo cách thức mà thói đam mê trò phù thủy đã kết thúc ở Salem. Hiện tượng đa nhân cách sẽ được xem như một sản phẩm nhân tạo và cách giải thích về một “ký ức bị dồn nén” là một điều sai lầm, còn các bác sĩ tâm thần sẽ không còn áp dụng những phương pháp thực hành dễ tạo ra những chứng bệnh không thật như t
 
×
Top Bottom