- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Sau khi biết kết quả thi Đại học, Nh trở nên mê sảng, quấy phá, đánh người thân và đặc biệt là em chủ động mở tủ lấy 1 triệu tiền để dành nhất quyết vào Nha Trang tìm gặp “người yêu” trước kia ở cùng phòng.
Khoa Tâm thần, Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đặc biệt về tâm lý, song trong số ấy có một số trường hợp đặc biệt. Một nữ sinh đã phải nhập viện trước và sau khi thi Đại học vì áp lực mà dẫn đến mê sảng, rối loạn thần kinh, nói liên miên, nhảm nhí...
Trần Ánh Nh (20 tuổi, trú tại xã An Hải, Thuận An, Phú Vang, tỉnh TT. Huế). Theo người nhà bệnh nhân này cho biết thì do áp lực thi cử đè nặng nên Nh có những biểu hiện bất thường sau khi thi Đại học. Chuyện là năm 2009, Nh đăng ký dự thi vào ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế, Đại học Huế nhưng do trước ngày thi tinh thần của em không tốt, Nh thường kêu rằng đau đầu nên trong lúc làm bài kết quả không cao.
Nh đang điều trị tại Khoa tâm thần, BV Trung ương Huế
Biểu hiện rõ nhất là khi Nh nhận được tổng điểm 3 môn chỉ 11,5 càng làm cho tâm lý em thêm nặng nề và có những biểu hiện “kỳ quặc”. Ban đầu Nh “dị ứng” với người nào nhắc đến kết quả thi của mình, Nh bắt đầu khó chịu khi nhìn những người bạn trong xóm thi đỗ Đại học. Rõ nhất là khi hai người bạn cùng trường gần nhà tổ chức liên hoan vì trúng tuyển làm cho tâm lý Nh thay đổi rõ rệt.
Nh thường xuyên ngồi nói nhảm nhí một mình, xông vào đánh đập gây gổ với ba mẹ, người thân. Thậm chí gần một tháng liền, Nh tự nhốt mình và chốt cửa trong rồi bật điện thoại lên nghe nhạc suốt ngày. Gần 3 giờ sáng mỗi ngày phòng của Nh vẫn vang tiếng nhạc, em hát cười rú lên trong đêm khuya.
Mẹ của Nh cho biết, sau cú sốc đó gia đình càng lo lắng hơn khi Nh bảo rằng mình đã có “người yêu” là con gái. Nghe con nói vậy, biết nếu la mắng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý Nh hơn nên mẹ của Nh mới hỏi chuyện thì tá hỏa khi Nh nói rằng yêu Nhiên - cô bạn cùng phòng rất nhiều.
Được biết, Nhiên và Nh có một thời gian cùng ở chung phòng trọ cuối năm lớp 12 để cùng học bài. Mẹ em cho biết thêm, trong lúc về quê thăm nhà Nh đã bảo rằng muốn kiếm thêm một bạn gái học cho vui. Gia đình đồng ý nên cho Nhiên vào ở ghép. Không hiểu sao Nh lại yêu rất tha thiết cô bạn cùng phòng khi có lần Nh dành dụm được 1 triệu đồng, em nhất quyết đi vào Nha Trang tìm gặp “người yêu” cho bằng được. Nếu ai cản trở thì Nh bảo: “Mi không được cản tau, để tau yêu con Nhiên”.
Tất nhiên khi giao tiếp với mọi người Nh luôn cho mình là một “chàng trai” lãng tử, đa tình và cho rằng con gái xếp hàng đi theo dài dài...
Thấy Nh có dấu hiệu bất thường, gia đình cho Nh đi khám và nhập viện 10 ngày sau đó về nhà điều trị tiếp. Do được bác sĩ tư vấn nên gia đình tạo điều kiện cho Nh được hoà nhập. Một thời gian sau em gần bình thường thì xin ba mẹ đi ôn thi và hứa sẽ thi đạt thủ khoa Khoa Nhi trong khi đó lại chọn thi vào ngành Tin học, thuộc trường Đại học Khoa học Huế.
Sợ con phát bệnh nên gia đinh Nh cho đi nhưng một thời gian gần thi Nh có biểu hiện căng thẳng hơn khi suốt ngày cáu gắt, chửi bới, hỗn láo với mọi ngưòi. Nhưng điều chú ý hơn, Nh vẫn một mực “yêu” Nhiên khi ca ngợi “bạn gái” của mình xinh đẹp giỏi dang, đáng được Nh chọn làm “tổ ấm”.
Khi cận ngày thi Đại học 2010 Nh lại phát bệnh trầm trọng khi trạng thái vô thức nhiều hơn, em thường đi lang thang trong xóm mà ca ngợi mình học rất giỏi, năm nay sẽ là thủ khoa Khoa nhi.
Cũng liên quan đến áp lực học hành thi cử, ngày 21/7 Khoa Tâm thần Bệnh viện Trung ương Huế cũng tiếp nhận một bệnh nhân Nguyễn Thị Diệu L (15 tuổi), trú tại KV5, phường 1, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị trong tình trạng L có biểu hiện trầm cảm nghiêm trọng.
Sau khi khám các bác sĩ đã nhận định do áp lực thi cử đè nặng nên khiến cho tâm lý của L không ổn định. Cụ thể là L đã trải qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Quảng Trị với kết quả không tốt nên bị suy nhược thần kinh, tinh thần bứt rứt, không ngủ được, chán ăn. Sau khi chuẩn đoán, L được đưa ra nhà điều trị ngoại trú.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, trực tiếp khám cho bệnh nhân tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, Khoa đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân do áp lực thi cử, học hành, thậm chí một số nguyên nhân tác động tới như hoang tưởng, thất tình... làm cho bệnh tình nặng hơn. Ông Hoàng cũng cho biết không những sĩ tử do gánh nặng thi vào Đại học gặp phải những biểu hiện trên mà rất nhiều sinh viên cũng gặp phải do học quá sức.
Khoa Tâm thần, Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đặc biệt về tâm lý, song trong số ấy có một số trường hợp đặc biệt. Một nữ sinh đã phải nhập viện trước và sau khi thi Đại học vì áp lực mà dẫn đến mê sảng, rối loạn thần kinh, nói liên miên, nhảm nhí...
Trần Ánh Nh (20 tuổi, trú tại xã An Hải, Thuận An, Phú Vang, tỉnh TT. Huế). Theo người nhà bệnh nhân này cho biết thì do áp lực thi cử đè nặng nên Nh có những biểu hiện bất thường sau khi thi Đại học. Chuyện là năm 2009, Nh đăng ký dự thi vào ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế, Đại học Huế nhưng do trước ngày thi tinh thần của em không tốt, Nh thường kêu rằng đau đầu nên trong lúc làm bài kết quả không cao.
Nh đang điều trị tại Khoa tâm thần, BV Trung ương Huế
Nh thường xuyên ngồi nói nhảm nhí một mình, xông vào đánh đập gây gổ với ba mẹ, người thân. Thậm chí gần một tháng liền, Nh tự nhốt mình và chốt cửa trong rồi bật điện thoại lên nghe nhạc suốt ngày. Gần 3 giờ sáng mỗi ngày phòng của Nh vẫn vang tiếng nhạc, em hát cười rú lên trong đêm khuya.
Mẹ của Nh cho biết, sau cú sốc đó gia đình càng lo lắng hơn khi Nh bảo rằng mình đã có “người yêu” là con gái. Nghe con nói vậy, biết nếu la mắng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý Nh hơn nên mẹ của Nh mới hỏi chuyện thì tá hỏa khi Nh nói rằng yêu Nhiên - cô bạn cùng phòng rất nhiều.
Được biết, Nhiên và Nh có một thời gian cùng ở chung phòng trọ cuối năm lớp 12 để cùng học bài. Mẹ em cho biết thêm, trong lúc về quê thăm nhà Nh đã bảo rằng muốn kiếm thêm một bạn gái học cho vui. Gia đình đồng ý nên cho Nhiên vào ở ghép. Không hiểu sao Nh lại yêu rất tha thiết cô bạn cùng phòng khi có lần Nh dành dụm được 1 triệu đồng, em nhất quyết đi vào Nha Trang tìm gặp “người yêu” cho bằng được. Nếu ai cản trở thì Nh bảo: “Mi không được cản tau, để tau yêu con Nhiên”.
Tất nhiên khi giao tiếp với mọi người Nh luôn cho mình là một “chàng trai” lãng tử, đa tình và cho rằng con gái xếp hàng đi theo dài dài...
Thấy Nh có dấu hiệu bất thường, gia đình cho Nh đi khám và nhập viện 10 ngày sau đó về nhà điều trị tiếp. Do được bác sĩ tư vấn nên gia đình tạo điều kiện cho Nh được hoà nhập. Một thời gian sau em gần bình thường thì xin ba mẹ đi ôn thi và hứa sẽ thi đạt thủ khoa Khoa Nhi trong khi đó lại chọn thi vào ngành Tin học, thuộc trường Đại học Khoa học Huế.
Sợ con phát bệnh nên gia đinh Nh cho đi nhưng một thời gian gần thi Nh có biểu hiện căng thẳng hơn khi suốt ngày cáu gắt, chửi bới, hỗn láo với mọi ngưòi. Nhưng điều chú ý hơn, Nh vẫn một mực “yêu” Nhiên khi ca ngợi “bạn gái” của mình xinh đẹp giỏi dang, đáng được Nh chọn làm “tổ ấm”.
Khi cận ngày thi Đại học 2010 Nh lại phát bệnh trầm trọng khi trạng thái vô thức nhiều hơn, em thường đi lang thang trong xóm mà ca ngợi mình học rất giỏi, năm nay sẽ là thủ khoa Khoa nhi.
Cũng liên quan đến áp lực học hành thi cử, ngày 21/7 Khoa Tâm thần Bệnh viện Trung ương Huế cũng tiếp nhận một bệnh nhân Nguyễn Thị Diệu L (15 tuổi), trú tại KV5, phường 1, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị trong tình trạng L có biểu hiện trầm cảm nghiêm trọng.
Sau khi khám các bác sĩ đã nhận định do áp lực thi cử đè nặng nên khiến cho tâm lý của L không ổn định. Cụ thể là L đã trải qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Quảng Trị với kết quả không tốt nên bị suy nhược thần kinh, tinh thần bứt rứt, không ngủ được, chán ăn. Sau khi chuẩn đoán, L được đưa ra nhà điều trị ngoại trú.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, trực tiếp khám cho bệnh nhân tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, Khoa đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân do áp lực thi cử, học hành, thậm chí một số nguyên nhân tác động tới như hoang tưởng, thất tình... làm cho bệnh tình nặng hơn. Ông Hoàng cũng cho biết không những sĩ tử do gánh nặng thi vào Đại học gặp phải những biểu hiện trên mà rất nhiều sinh viên cũng gặp phải do học quá sức.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: